“DeFi Summer” - hay mùa hè DeFi năm 2020 cho đến nay vẫn là một ký ức đẹp đối với cộng đồng Crypto, đánh dấu điểm khởi đầu cho chu kỳ uptrend rực rỡ kéo dài đến cuối năm 2021.
Cho đến nay, TVL (tổng giá trị bị khóa trên các giao thức DeFi) của toàn bộ thị trường Crypto đã tăng hơn 50 lần so với năm 2020. Một kỷ nguyên mới thực sự đã mở ra nhưng lại có rất ít người nói về DeFi Summer năm 2024.
Anh em hãy cùng TradeCoinVN so sánh DeFi ở 2 mùa hè - 2 kỷ nguyên 2024 và 2020 để xem thị trường Crypto đã tiến xa đến đâu nhé! Bắt đầu nào!
Mùa hè năm 2020 là giai đoạn vô cùng sôi động của thị trường Crypto sau khi trải qua 2 năm downtrend khắc nghiệt. Khởi đầu bằng sự xuất hiện của các nền tảng Lending như MakerDAO (MKR), Compound (COMP) và DEX như Uniswap (UNI), Synthetix (SNX).
Khái niệm DeFi ngày càng trở nên phổ biến, cộng đồng đổ xô tham gia vào các giao thức DeFi nhiều hơn bao giờ hết. Các sản phẩm sáng tạo như Liquidity pool, Yield-farming, Lending & Borrowing và các chương trình khuyến khích người dùng khác đã tạo ra sức hút lớn với thị trường.
2020 cũng là năm chứng kiến TVL trên tất cả các mạng lưới Blockchain lần đầu tiên vượt mốc 1,8B$. Đến tháng 6/2024, con số này đã lên tới gần 100B$, tăng khoảng 55 lần so với năm 2020.
Tạm bỏ qua tình trạng ảm đạm của thị trường, chúng ta có đủ lý do để tin rằng nếu DeFi summer 2020 đã bắt đầu cho một mùa uptrend, DeFi summer 2024 cũng có thể làm được điều tương tự!
Hãy xem các số liệu về DeFi đã thay đổi như thế nào sau 4 năm:
Dựa trên bảng so sánh này, tất cả các chỉ số DeFi của năm 2024 đang gấp rất nhiều lần so với năm 2020, đủ để thấy rằng DeFi đã phát triển mạnh đến mức độ nào.
Điểm đáng chú ý nằm ở tỷ trọng TVL hệ Ethereum (Layer-1) so với Tổng TVL, chỉ số này vào năm 2024 (62%) thấp hơn nhiều so với năm 2020 (95%). Đây là hệ quả từ sự gia tăng ồ ạt các hệ sinh thái Blockchain mới, Ethereum không còn thống trị hoàn toàn mà đã nhường bớt thị phần cho những BNB chain, Solana, Tron, Avax,...
Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn về mùa DeFi trong từng giai đoạn để có thêm những góc nhìn so sánh khác.
Ở mùa hè năm 2020, lĩnh vực DeFi chủ yếu bao gồm các DEX và nền tảng Lending. Các Liquidity pool và Yield-farming luôn là mục tiêu săn đón của cộng đồng các nhà đầu tư đam mê DeFi ở giai đoạn này.
Một số dự án DeFi đi tiên phong bao gồm:
Trong số đó, Compound và Uniswap là những điểm sáng nổi bật, trở thành bộ mặt của DeFi Summer năm 2020 khi lần lượt ra mắt token quản trị (COMP và UNI) và phân phối cho người dùng nền tảng.
Compound và Uniswap đã trở thành một trong những dự án Crypto đầu tiên tự tạo tính phân quyền, cho phép chủ sở hữu token tham gia quản trị giao thức. Đây chính là tiền đề của các cơ chế airdrop mà các dự án ngày nay đang áp dụng.
Ngoài ra, Ethereum gần như độc chiếm thị trường vào thời điểm đó khi mạng lưới Blockchain này lưu trữ hầu hết các giao thức DeFi. Chỉ một phần nhỏ còn lại (khoảng 5% thị phần) dành cho những BNB chain, Polkadot và Tron.
DeFi ngày nay đã tiến hóa rất nhiều so với cách đây 4 năm. Không chỉ là Trading, Lending hay Farming, các xu hướng mới lần lượt được ra đời như Staking, Restaking, Native yield và RWA đang tạo ra một hệ sinh thái DeFi sôi động hơn.
Mùa hè 2024 nên được gọi là Multichain DeFi summer, bởi vì DeFi đã trở nên đa chuỗi hơn bao giờ hết.
Quay trở lại DeFi Summer năm 2020, khi Ethereum hoàn toàn thống trị với tỷ trọng TVL chiếm hơn 95% trên tất cả các mạng Blockchain. Con số này đã giảm xuống còn 60% tại thời điểm viết bài (9/7/2024), dựa trên dữ liệu của DeFiLlama.
Khoảng 40% trên tổng số TVL còn lại đến từ các đối thủ L1 như Tron (8,5%), BNB Chain (5%), Solana (5%) và nhiều mạng L2 khác như Arbitrum (3,1%), Base (1,6%),…
Điều thú vị là Bitcoin chiếm 0,7% tổng TVL tính đến tháng 7 năm 2024. Sự xuất hiện của Ordinals, BRC-20, Runes cùng với các giải pháp L2 đã mở ra một chân trời mới cho hệ sinh thái Bitcoin. Một số chuyên gia còn cho rằng Bitcoin đang trải qua giai đoạn giống như DeFi summer mà Ethereum đã trải qua vào năm 2020.
Kể từ khi Ethereum chuyển đổi từ PoW sang PoS vào tháng 9 năm 2022, nó đã trở thành loại tài sản tạo ra thu nhập thụ động bằng cách tự sinh lời theo thời gian. Nhờ việc staking ETH, giờ đây các nhà đầu tư đã có thể kiếm lợi nhuận từ tài sản nhàn rỗi, dễ dàng tối ưu hóa dòng vốn và thực hiện các chiến lược đầu tư phù hợp.
Hơn nữa, các giao thức Liquid Staking (như Lido, Rocket Pool,...) còn tiến thêm một bước bằng cách cho phép người dùng kiếm thêm lợi nhuận từ LST (Liquid Staking Token). Trong đó, LST (Ví dụ stETH) là loại tài sản đại diện cho quyền sở hữu ETH mà giao thức Liquid Staking cung cấp cho người dùng theo tỷ lệ 1:1 (stake 1 ETH - nhận được 1 stETH).
Các LST có thể tiếp tục được sử dụng để tham gia các hoạt động DeFi khác, chẳng hạn như Restaking bằng cách stake LST trên các giao thức Liquid Restaking (như EigenLayer, Ether.fi, Puffer Finance,...).
Hoạt động Stake và Restake ETH diễn ra rất sôi động, đến mức chỉ một mình giao thức Lido Finance đã chiếm đến 1/3 tổng TVL trên tất cả các mạng (tính đến cuối tháng 6/2024). Lido cũng chính là giao thức DeFi lớn nhất hiện nay dựa trên TVL.
Theo ngay sau Lido là EigenLayer - giao thức Liquid Restaking hàng đầu với mức TVL tăng vọt từ 1,3B$ lên 17,9B$ chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024.
RWA trong Crypto đề cập đến các loại tài sản trong thế giới thực (bất động sản, vàng, cổ phiếu, trái phiếu,...) được mã hóa thành các token có thể được lưu trữ và giao dịch trên Blockchain.
Dưới góc độ DeFi, đây là hình thức thế chấp các loại tài sản thực (RWA) để đổi lấy các sản phẩm tài chính trong môi trường Blockchain (token). Các Stablecoin như USDT và USDC được thế chấp bởi đồng đô la Mỹ, thương phiếu, trái phiếu chính phủ,... là những ví dụ điển hình về RWA.
Có thể nói, DeFi chính là mảng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển của RWA:
Nhiều giao thức DeFi hiện nay đang mở rộng việc sử dụng RWA để cung cấp tính thanh khoản hoặc làm tài sản thế chấp cho các khoản vay DeFi.
Một trong số đó là MakerDAO, công cụ mã hóa RWA hàng đầu trong thế giới DeFi. MakerDAO đã chuyển đổi từ giao thức stablecoin sang giao thức RWA, cho phép người dùng Crypto tiếp cận các tài sản thực một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Tính đến tháng 6/2024, đã có 38% tổng nguồn cung đồng DAI (Stablecoin của MakerDAO) được hỗ trợ bởi RWA, bao gồm tiền mặt và trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ ngắn hạn.
Tuy nhiên, chiến lược “RWA hóa” của MakerDAO đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Những người ủng hộ cho rằng sử dụng RWA làm tài sản thế chấp sẽ bảo vệ DAI khỏi những biến động giá khó lường của thị trường Crypto. Trong khi đó, những người phản đối cảnh báo rằng DAI đang mất đi tính phi tập trung gốc rễ ban đầu, thậm chí có thể bị ảnh hưởng bởi các thế lực tài chính truyền thống.
DeFi summer 2024 cũng mang đến những thiết kế Stablecoin mới cho thị trường, điển hình nhất là USDe của Ethena. Công ty này không muốn gọi USDe là chỉ đơn thuần là “stablecoin”, thay vào đó, họ gọi nó là “đồng đô la tổng hợp”.
USDe được thế chấp bằng các loại LST của ETH, đồng thời sử dụng các vị thế short ETH trên các sàn giao dịch để duy trì giá trị cố định so với USD.
Cơ chế này giúp USDe đạt được một vị thế delta-neutral, tức là vị thế không bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá của ETH. Các vị thế short ETH sẽ bù đắp cho sự biến động giá của ETH đã staking, giúp giữ giá trị của USDe ổn định.
Ngoài ra, người dùng có thể staking USDe để kiếm lợi nhuận với mức APY lên đến 13,6%. Theo DeFiLlama, nguồn cung lưu thông USDe đã tăng từ 85,9M$ lên 3,57B$ chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2024.
Sự phát triển của các ví thông minh (smart wallet) và công nghệ Account Abstraction đã cải tiến đáng kể trải nghiệm người dùng DeFi so với năm 2020.
Các tính năng nổi bật của smart wallet:
Các tính năng nổi bật của Account Abstraction:
So với DeFi summer 2020, DeFi summer 2024 đã tiến xa hơn rất nhiều với sự tăng trưởng mạnh của TVL, khối lượng giao dịch và các giao thức đa chuỗi.
Hệ sinh thái DeFi cũng được đổi mới đáng kể nhờ sự phát triển của các xu hướng mới như Staking, Restaking và RWA. Đặc biệt, những cải tiến công nghệ đã giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, làm cho DeFi trở nên dễ tiếp cận và an toàn hơn.
Tóm lại, DeFi summer 2024 không chỉ kế thừa mà còn mở rộng những thành tựu của DeFi summer 2020, đưa lĩnh vực này lên một tầm cao mới với sự phát triển toàn diện và bền vững hơn.
Anh em đánh giá như thế nào về những tiến bộ của DeFi trong kỷ nguyên mới? Liệu DeFi summer có thể một lần nữa khởi động cho mùa uptrend bùng nổ? Hãy để lại ý kiến đánh giá để thảo luận cùng cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập