Trong xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của crypto kể từ năm 2009, đã có tới hàng nghìn nền tảng blockchain được xây dựng nhưng chỉ có một số ít trong đó được cộng động người dùng công nhận và ủng hộ trong một thời gian dài. Và Ethereum chính là một trong số các nền tảng được ủng hộ đó, thậm chí, nhiều người còn xếp nền tảng này đứng ở vị trí top 1, trên cả Bitcoin vì nó có thể ứng dụng được vào nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ đơn giản như là lưu trữ giá trị hoặc sử dụng để thanh toán.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu về Ethereum và những điểm đặc biệt của nền tảng smart contract hàng đầu này nhé!
Ethereum là blockchain Layer 1 (L1) phi tập trung, mã nguồn mở được phát triển vào năm 2015 với mục đích tạo ra một nền tảng linh hoạt hơn Bitcoin và có khả năng hỗ trợ cho các ứng dụng phi tập trung (dApp). Để làm được điều đó, các nhà phát triển của Ethereum đã cho ra mắt Smart Contract (Hợp đồng thông minh) và công nghệ này đã mở ra một trang mới cho toàn thị trường crypto với nhiều lĩnh vực được ra đời như DeFi, Web3 Game,...
Hiện nay, Ethereum đóng vai trò như là cái “nôi” để phát triển các đề xuất, ý tưởng độc đáo mới để giúp công nghệ blockchain ngày càng được hoàn thiện và tiến sâu hơn vào đời sống của con người. Minh chứng cho điều này là Ethereum hiện đang có Total Value Locked (TVL) lớn nhất trên thị trường crypto với 58,5 tỷ USD và hơn 1.000 giao thức đã được triển khai trên nền tảng này.
Lịch sử hình thành và phát triển của Ethereum có thể tóm tắt như sau:
Ý tưởng ban đầu về một blockchain linh hoạt và thích hợp với Smart Contract hơn Bitcoin đã được giới thiệu bởi Vitalik Buterin vào năm 2013. Một năm sau đó (02/09/2014), Ethereum đã huy động được hơn 18,66 triệu USD thông qua hình thức ICO, giá ETH được chào bán trong đợt ICO này là 0,311$.
Tuy nhiên, phải đến gần một năm sau đó, vào ngày 07/08/2015, Ethereum mới chính thức được ra mắt và giá của ETH token trong ngày đầu niêm yết đạt 2,83$ (x9 lần so với giá ICO). Lúc này, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) tương tự như Bitcoin.
Mặc dù hiện nay Ethereum đang là nền có tính bảo mật hàng đầu trên thị trường. Tuy nhiên trước đó, vào tháng 6/2016, nền tảng này đã bị tấn công và hơn 3,6 triệu ETH bị đánh cắp. Đây là một vụ hack đã gây rúng động cộng đồng blockchain tại thời điểm đó và được đặt tên là The DAO Hack. Sau cùng, các thành viên chủ chốt của cộng đồng Ethereum đã thực hiện Hard Fork để lấy lại số ETH bị đánh cắp, nhưng đổi lại, hành động này đã chia Ethereum thành 2 blockchain khác nhau, bao gồm Ethereum mà chúng ta đang biết đến hiện nay và một blockchain gốc có tên là Ethereum Classic.
Trong giai đoạn uptrend vào năm 2017 của thị trường crypto, Ethereum với cộng đồng nhà phát triển tài năng của họ đã hoàn thiện công nghệ Smart Contract, từ đó tạo điều kiện cho những dApp đầu tiên được ra đời trên nền tảng này. Mặc dù Ethereum Classic cũng được hưởng lợi từ sự tăng trưởng chung của thị trường trong giai đoạn này nhưng những thành quả đến từ các dApp trên Ethereum là quá lớn đã khiến cho nền tảng được coi là "cội nguồn" này dần bị lãng quên cho tới ngày nay.
Trong giai đoạn từ tháng 10/2020 cho tới Quý 3/2022, những hoạt động phát triển của Ethereum tập trung chủ yếu vào việc chuyển từ cơ chế đồng thuận PoW sang Proof-of-Stake (PoS) để cải thiện những vấn đề về khả năng mở rộng và giúp cho nền tảng này thân thiện hơn với môi trường. Ngày 15/09/2022 được đánh dấu là thời điểm chính thức mà quá trình này hoàn tất, được gọi với cái tên là Ethereum 2.0 hoặc The Merge.
Ngoài ra, trong quá trình chuyển sang Ethereum 2.0, một số tính năng mới cũng đã được ra mắt và phát triển để thúc đẩy các lĩnh vực như DeFi, NFT, Web3 Gaming.
Bên cạnh đó, những bản nâng cấp quan trọng cũng đã được thực hiện kể từ khi chuẩn bị cho Ethereum 2.0 cho tới nay (tháng 7/2024) để cải thiện hiệu suất của nền tảng, bao gồm:
Cho tới thời điểm hiện tại, Ethereum vẫn đang là nền tảng Smart Contract số 1 trên thị trường crypto và là Base Layer (Layer 1) hàng đầu cho các Layer 2 dựa vào để phát triển.
Thuật ngữ Smart Contract lần đầu tiên được giới thiệu bởi Nick Szabo vào năm 1994. Đến năm 1996, nhà khoa học này mới xuất bản một bài blog cho thấy những gì mà smart contract có thể làm được.
Trong bài blog trên, Nick Szabo đã đưa ra hình ảnh của một sàn kỹ thuật số (digital marketplace), nơi mà chúng ta có thể giao dịch, trao đổi với nhau mà không cần sự tin tưởng hoặc bên trung gian thứ ba. Và Ethereum đã đưa ý tưởng này ra thực tiễn bằng cách tận dụng những ưu điểm của công nghệ blockchain trên nền tảng của họ.
Nói tóm lại, Smart Contract trên Ethereum là một tập hợp các lệnh yêu cầu đã được lập trình sẵn theo logic "If this then that". Với logic này, khi một người đáp ứng yêu cầu được đưa ra trước đó, Smart Contract sẽ tự động thực hiện những hành động theo quy trình được thiết lập từ ban đầu mà không cần có người giám sát cấp phép cho thực hiện.
Khi sử dụng bất kỳ một Smart Contract nào đó, chúng ta phải chấp nhận những “luật lệ” đã được thiết lập sẵn trong các hợp đồng đó. Triết lý này đã được cộng đồng các nhà phát triển đúc kết ngắn gọn lại thành Code is Law, đây là thuật ngữ chỉ việc các đoạn mã được lập trình trong Smart Contract sẽ là “trọng tài” tối cao chứ không chịu sự chi phối của bất kỳ thực thể nào khác.
Để thiết lập các luật lệ đó, Ethereum đã phát triển Solidity - ngôn ngữ lập trình blockchain chuyên dùng để xây dựng Smart Contract. Ưu điểm của Solidity là nó được thiết kế với các câu lệnh và cú pháp tương tự nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như C#, Java hay PHP,...
Nhờ vào đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái Ethereum và các dự án tương thích EVM, Solidity đã trở thành ngôn ngữ lập trình Smart Contract phổ biến nhất hiện nay. Thậm chí, một số trường đào tạo lập trình viên hiện cũng đã bắt đầu đưa Solidity vào trong chương trình dạy học của họ.
Ngoài Smart Contract và ngôn ngữ lập trình Solidity ra, các tiêu chuẩn token (token standard) cũng là một thành phần rất quan trọng đối với Ethereum. Token standard là một bộ quy định các thông số mà tài sản cần phải tuân theo để có thể triển khai được trên blockchain Ethereum dưới dạng token.
Nhờ vào những quy chuẩn này mà token mới có thể tương tác được với Smart Contract và cho phép các hoạt động giao dịch mua bán có thể diễn ra mà không cần sự giám sát. Một số chuẩn token phổ biến hiện nay trên blockchain Ethereum gồm:
Ngoài ra, trên blockchain Ethereum còn một số tiêu chuẩn token khác như ERC-777, ERC-1400, ERC-621,... Tuy nhiên, những token này hiện chưa được sử dụng phổ biến hoặc vẫn đang trong quá trình phát triển.
Hiện tại, Ethereum đang là hệ sinh thái lớn nhất trên thị trường crypto với gần 1.150 giao thức đang được triển khai trên nền tảng L1 này và hơn 49 tỷ USD (chiếm 58,19%) giá trị tài sản đang được khóa (Total Value Locked - TVL), dữ liệu theo DefiLlama.
Với việc thường xuyên cải tiến các chức năng và luôn giữ vai trò đi đầu trong các sáng kiến độc đáo mới thì mình nghĩ rằng vị trí hệ sinh thái top 1 của Ethereum sẽ rất khó có thể bị thay thế bởi các nền tảng mới nổi sau này.
Ethereum được sáng lập bởi một nhóm bao gồm nhiều nhà phát triển khoa học máy tính tài năng như: Vitalik Buterin, Charles Hoskinson, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio, Gavin Wood, Joe Lubin, và nhóm này được biết đến với tên là Ethereum Foundation.
Tính cho tới thời điểm này (tháng 07/2024), chỉ còn Vitalik Buterin thường xuyên xuất hiện trên truyền thông về những hoạt động của Ethereum. Những thành viên khác đã tự sáng lập những dự án riêng của họ như: Charles Hoskinson sáng lập ra blockchain Cardano (ADA), Gavin Wood tạo ra blockchain Polkadot hoặc Joseph Lubin đang là Founder của Consensys - một công ty nổi tiếng chuyên tạo ra các phần mềm blockchain cho hệ sinh thái Ethereum, điển hình như ví Metamask.
Ethereum đã thực hiện một vòng huy động vốn cộng đồng thông qua hình thức ICO vào ngày 02/09/2014. Số tiền thu hút được trong vòng gọi vốn này là 18,66 triệu USD với giá chào bán ngay tại thời điểm đó là 0,311$/ETH.
Với vị thế hàng đầu của Ethereum và sự phát triển của hệ sinh thái tương thích EVM, nền tảng này đã hợp tác với phần lớn các dự án lớn nhỏ trên thị trường, điển hình như Consensys. Ngoài ra, Ethereum còn có mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức công nghệ hàng đầu tại thị trường truyền thống, ví dụ điển hình như Microsoft, Intel và Google.
ETH được sử dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm:
Hiện tại đang có hơn 33,5 triệu ETH được stake để tham gia bảo mật mạng lưới Ethereum, chiếm 27,9% trên tổng cung của token này. Kể từ khi Ethereum bắt đầu cho phép người dùng stake ETH vào tháng 01/2021, số lượng này chỉ đi theo hướng tăng lên bất chấp giá ở ngoài thị trường trải qua vài đợt tăng giá mạnh.
Cho tới thời điểm hiện tại, ETH đã không còn phải vesting token cho bất kỳ ví nào mà tốc độ tạo ra ETH sẽ phụ thuộc vào một cơ chế bao gồm Issuance (tỷ lệ phần thưởng dành cho các validator dựa trên hiệu suất của mạng lưới) và Burn (tỷ lệ đốt ETH dựa trên đề xuất EIP-1559 đã được thông qua vào ngày 05/08/2021).
Kể từ sau khi sự kiện The Merge diễn ra vào ngày 15/09/2022, với cơ chế nguồn cung mới thì ETH lần đầu tiên bị giảm phát. Tổng số ETH đang lưu hành hiện nay là 120.247.672, giảm 0,22% (274,711 ETH) so với thời điểm cao nhất ngay tại thời điểm diễn ra The Merge là 120.521.039 ETH.
Theo quan điểm của riêng mình, cơ chế nguồn cung mới của Ethereum sẽ “bám sát” vào hiệu suất hoạt động của mạng lưới hơn so với cách thưởng theo mỗi block được tạo ra mà không có giới hạn tổng cung như trước đây. Từ đó giúp hạn chế tình trạng lạm phát và giúp cho giá trị của ETH có thể tăng cao hơn trong dài hạn.
Hiện tại, bạn có thể mua và nắm giữ ETH trên hầu hết sàn CEX nào như Binance, OKX, Bybit,...
Ngoài ra, ETH còn là phương tiện giao dịch chính ở nhiều blockchain tương thích EVM, bạn có thể dùng những token khác để swap sang ETH trên các sàn DEX như: Uniswap, SushiSwap,..
Hiện tại, Ethereum không có roadmap cụ thể mà những đề xuất phát triển nền tảng này sẽ được đưa ra thảo luận và bỏ phiếu thông qua Ethereum Improvement Proposals (EIP) rồi sau đó mới được triển khai.
Sau khi bản nâng cấp Dencun được hoàn tất vào ngày 13/03/2024 với sự thay đổi đáng chú ý nhất là giúp cho các giao dịch trên Layer 2 trở nên rẻ hơn thì hội đồng các nhà phát triển của Ethereum đang hướng tới bản nâng cấp tiếp theo mang tên Pectra. Bản nâng cấp lần này được cho là sẽ thay đổi hệ thống dữ liệu của Ethereum, giúp các node lưu trữ được lượng data lớn hơn, từ đó cải thiện khả năng mở rộng của nền tảng L1 này. Dự kiến, Pectra sẽ được thực hiện vào cuối năm 2024, đầu năm 2025.
Nếu như bạn quan tâm tới những thảo luận và đề xuất nâng cấp này thì có thể tham khảo thêm tại EIP Ethereum nhé.
Vể roadmap tổng quan trong dài hạn, sau khi The Merge hoàn tất, các giai đoạn tiếp theo sẽ được tiến hành với mỗi giai đoạn dự kiến cần từ 3 đến 5 năm để hoàn tất, cụ thể:
Trên đây là bài tổng quan về Ethereum - nền tảng blockchain L1 lớn nhất thị trường crypto. Với vị thế hàng đầu và là cái "nôi" chuyên để phát triển các tính năng quan trọng, Ethereum vẫn sẽ tiếp tục là cái tên định hình sự phát triển của công nghệ blockchain ở trong tương lai.
Bạn đánh giá sao về nền tảng blockchain L1 này? Theo bạn thì hiện nay có nền tảng nào đủ sức đánh bại Ethereum để trở thành "nhà lãnh đạo" mới của thế giới on-chain hay không? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn ở phần bình luận phía dưới để thảo luận cùng với anh em trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập