Trong nền kinh tế số hoá, công nghệ blockchain đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc chuyển đổi tài chính truyền thống. Các đế chế lớn bắt đầu thâm nhập và sử dụng những giải pháp blockchain để tích hợp, tối ưu hoá quy trình quản lý tài sản và giao dịch.
Điều này tạo ra cơ hội cho những blockchain sở hữu công nghệ tân tiến như Avalanche - nền tảng Layer 1 (L1) được nhiều “cá voi” chọn mặt gửi vàng như JP Morgan, Franklin Templeton,… Vậy Avalanche có gì đặc biệt? Dự án L1 này hoạt động như thế nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Avalanche (AVAX) là mạng lưới/nền tảng cung cấp hạ tầng cho các blockchain được tối ưu hoá cao, kết nối mạch lạc với nhau thông qua giải pháp tương tác nội bộ, đảm bảo sự đồng thuận và phi tập trung. L1 này có khả năng tạo ra các Subnets - mạng con bên trong mạng chính Avalanche. Từ đó cho phép các ứng dụng có thể xây dựng theo quy tắc riêng mà không ảnh hưởng đến toàn bộ mạng lưới.
Theo cấu trúc, Avalanche L1 được gọi là Primary Network và sẽ vận hành ba chuỗi bên trong là P-Chain, X-Chain và C-Chain. Mỗi chain sẽ có vai trò riêng và cùng nhau hoạt động mượt mà.
Chi tiết hơn:
Avalanche Subnet là các mạng con mở rộng trên Avalanche, cho phép developers tạo ra blockchain theo nhu cầu của riêng họ. Mỗi Subnet là mạng con của Primary network, chính vì vậy các Validator của Subnet cũng phải thuộc trong nhóm xác thực Avalanche.
Các subnet này sẽ được tùy chỉnh cấu trúc token, yêu cầu đối với Validator của riêng mình,… Dưới đây là một số ưu điểm của subnet, bao gồm:
Hiện đang có hơn 135 Subnet hoạt động trên mạng lưới Avalanche và con số này dự kiến sẽ tăng thêm trong tương lai.
Avalanche có mô hình đồng thuận theo tính xác suất, giúp nhanh chóng đạt quyết định bằng cách cơ chế bỏ phiếu mẫu ngẫu nhiên lặp lại.
Nghĩa là thay vì yêu cầu sự đồng thuận của hơn 1500 Validator vốn rất mất thời gian thì Avalanche chỉ thăm dò một nhóm nhỏ Validator. Điều này giúp đạt được kết quả tương tự như khi thăm dò toàn bộ mạng nhưng với tốc độ nhanh hơn.
Ngoài ra, điểm đặc biệt của mô hình đồng thuận trên Avalanche là khả năng mở rộng và tính không cần cấp phép. Mạng lưới có thể xử lý sự gia tăng số lượng Validator mà vẫn duy trì thời gian xác thực nhanh chóng. Điều này khác với nhiều hệ thống PoS (Proof-Of-Stake) phải hy sinh tính phi tập trung hoặc yêu cầu phần cứng đắt đỏ để duy trì tốc độ.
Avalanche Warp Messaging (AWM) là giải pháp tương tác cho phép các subnet giao tiếp, truyền dữ liệu, luân chuyển tài sản với nhau. Từ đó tăng cường khả năng kết nối cũng như mở rộng hệ thống cho toàn bộ hệ sinh thái Avalanche.
Quá trình tương tác giữa các Subnet gồm 4 bước chính như sau:
HyperSDK là bộ khung phát triển giúp các developer xây dựng blockchain nhanh nhất mà không cần phải viết toàn bộ code từ đầu.
Các blockchain được xây dựng với HyperSDK sẽ được gọi là Hyperchain, với khả năng tùy biến và tối ưu hoá bất kỳ chức năng nào mà các nhà phát triển mong muốn. Từ đó mở ra tiềm năng lớn cho các ứng dụng sáng tạo trong thị trường crypto.
Firewood là giải pháp cơ sở dữ liệu tiên tiến được ra đời để tối ưu hoá việc lưu trữ trạng thái blockchain Merkle bằng ngôn ngữ lập trình Rust (storing Merkleized blockchain state from scratch in Rust).
Firewood giải quyết vấn đề quản lý trạng thái, một trong những trở ngại chính đối với khả năng mở rộng của blockchain. Cụ thể là cơ chế mới giúp lưu trữ và truy cập trạng thái blockchain hiệu quả hơn, giảm tải công việc khi cần thay đổi state hiện tại.
Từ đó giúp cho Avalanche có một cơ sở dữ liệu mạnh mẽ, hỗ trợ truy cập state nhanh chóng, loại bỏ nút thắt cổ chai liên quan đến việc xử lý giao dịch.
Hệ sinh thái của Avalanche hiện đã build ổn định cùng sự đóng góp của rất nhiều giao thức quen thuộc với đa số người dùng crypto.
Tương tự như các hệ sinh thái khác, Avalanche phát triển đầy đủ các mảnh ghép cần thiết, tuy nhiên, các giao thức lớn tập trung ở 2 mảng DeFi và Gaming.
Một số dự án nổi bật trong hệ sinh thái Avalanche gồm:
Trong đó, 3 dự án được quan tâm nhất trên Avalanche là:
Avalanche đang liên tục tung ra các chương trình hỗ trợ phát triển hệ sinh thái và cộng đồng, nổi bật trong 2 năm trở lại phải nhắc đến Avalanche Vista (50 triệu USD), Avalanche Memecoin Rush (100 triệu USD),...
Gần đây nhất vào tháng 09/2024, Avalanche đã công bố gói tài trợ có tên Retro9000 lên tới 40 triệu USD để thu hút thêm developers.
Trải qua hơn 4 năm mainnet, Avalanche vẫn là một trong số các L1 còn hoạt động tốt cho đến ngày nay. Tính đến tháng 10/2024, các thông số của dự án được tích luỹ rất tích cực, chi tiết hơn:
Để có cái nhìn tổng quan hơn về tiềm năng của Avalanche, cùng đặt dự án này lên bàn cân với 2 blockchain lớn mạnh nhất hiện nay là Ethereum và Solana, tính đến tháng 10/2024.
Avalanche | Solana | Ethereum 2.0 | |
Cơ chế đồng thuận | PoS | PoS | PoS |
Ngôn ngữ lập trình | Solidity | Rust C, C++ | Solidity |
Số lượng Validators | 1724 | 1383 | 1.076.799 |
Độ phi tập trung | Cao | Cao | Rất cao |
TPS | 4500 | 50000 | - |
Độ trễ giao dịch | Thấp | Thấp | Trung bình |
Lãi staking | 7.6% | 6.49% | 3.3% |
Vốn hoá thị trường | 10.4 tỷ USD | 82 tỷ USD | 317 tỷ USD |
Có thể thấy, Avalanche không hề kém cạnh với hai L1 hàng đầu thị trường là Solana và Ethereum. Với tốc độ xử lý giao dịch nhanh cùng với tính phân tán cao, Avalanche vẫn sẽ là một cái tên sừng sỏ, phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường siêu cạnh tranh hiện nay.
Avalanche được thành lập bởi Ava Labs với 2 thành viên nòng cốt gồm:
Avalanche đã gọi vốn thành công tổng 327.70 triệu USD thông qua nhiều vòng Public Sale và Funding Rounds. Chi tiết hơn:
Sau một thời gian dài hoạt động, số lượng dự án đối tác của Avalanche đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là các tổ chức tài chính khổng lồ đã bắt tay với Avalanche, có thể kể đến như:
Token AVAX được sử dụng với một số tiện ích như sau:
Token AVAX sẽ được phân bổ trong các mục sau đây:
Token AVAX sẽ được phân phối theo lịch trình như sau:
Hiện người dùng có thể giao dịch token AVAX trên một số sàn tập trung lớn như Binance, Coinbase Exchange, Bybit,...
Để lưu trữ token AVAX người dùng có thể sử dụng ví EVM phổ biến như Metamask, Rabby Wallet, Trust Wallet,... hoặc một số ví lạnh như Ledger, Trezor,...
Dự án chưa cập nhật roadmap mới nhất trong năm 2024 của mình.
Trên đây là thông tin tổng quan về dự án Avalanche. Kết lại, Avalanche ngày càng chứng minh mình là một blockchain vượt trội, có khả năng tương thích cao cùng tiềm năng mở rộng mạnh mẽ.
Việc các tổ chức như JP Morgan, ANZ, Citigroup,... lựa chọn Avalanche không chỉ thể hiện sự uy tín mà còn cho thấy dự án này đang trở thành cầu nối quan trọng giữa tài chính truyền thống và crypto. Sự ủng hộ mạnh mẽ này có thể sẽ tạo tiền đề để Avalanche phát triển bùng nổ hơn trong tương lai.
Liệu Avalanche có thể vươn lên top 10 L1 vốn hoá lớn nhất thị trường thời gian tới hay không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập