Với hơn 82 tỷ USD total value locked (TVL) ở toàn bộ các giao thức, tính đến tháng 09/2024, DeFi là một mảnh ghép không thể thiếu, giúp thu hút và luân chuyển dòng tiền trong toàn bộ nền kinh tế crypto.
Việc hiểu rõ bản chất của DeFi là vô cùng quan trọng. Vậy DeFi là gì? Những tác động tích cực và tiêu cực mà DeFi mang đến cho thị trường Crypto hiện nay như thế nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
DeFi hay Decentralized Finance là khái niệm chỉ nền tài chính phi tập trung, nơi cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ tài chính như vay, cho vay, mua bán,... mà không cần dựa vào một bên thứ 3 trung gian nào cả. Các dịch vụ này sẽ được cung cấp thông qua các ứng dụng phi tập trung (dApps), hoạt động dựa vào các smart contract trên blockchain.
Mục đích là để đảm bảo tất cả người dùng tham gia và hưởng lợi từ mạng lưới tài chính minh bạch, công khai và không cần sự cấp phép.
Tại thời điểm viết bài (tháng 09/2024), DeFi đang có tổng TVL trị giá hơn 82.64 tỷ USD và đang là một trong những mảng có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của toàn bộ thị trường crypto.
DeFi xuất hiện sau sự ra đời của Ethereum vào 2015, khi Ethereum lần đầu tiên giới thiệu smart contract - một bước tiến đột phá nhờ vào công nghệ blockchain. Smart contract là chương trình hoặc đoạn mã tự động thực thi các điều khoản của hợp đồng dựa trên những điều kiện đã được lập trình sẵn mà không cần sự can thiệp từ con người.
Từ đó, smart contract trở thành cơ sở hạ tầng để các nhà phát triển xây dựng ứng dụng phi tập trung. Đây cũng chính là nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của DeFi. Chính vì vậy, Ethereum được xem là cái nôi khai sinh ra DeFi.
Một trong những dự án DeFi đầu tiên được ra đời năm 2014 và chính thức launch năm 2017 trên Ethereum, có tên là MakerDAO. Nền tảng này cho phép nhà đầu tư dùng token làm tài sản thế chấp vay ra stablecoin DAI mà không cần thông qua bất kỳ ngân hàng nào. Đây được xem là cột mốc quan trọng đầu tiên trong mảng DeFi.
Thời gian sau đó cũng xuất hiện thêm một số dự án DeFi khác. Tuy nhiên, phải mãi cho đến năm 2020, DeFi mới thực sự bùng nổ với sự xuất hiện của nhiều ứng dụng phi tập trung hàng đầu hiện nay như Uniswap, Compound, Aave,...
Giữa năm 2020, DeFi lần đầu tiên có ATH TVL vượt 1 tỷ USD. Mặc dù con số này nhỏ bé hơn nhiều so với thị trường tài chính truyền thống nhưng tốc độ tăng trưởng của DeFi là không thể phủ nhận.
Dưới đây là các mốc quan trọng trong hành trình phát triển DeFi:
Đặc điểm | CeFi | DeFi |
Cơ cấu tổ chức | Tập trung vào một tổ chức hoặc bên trung gian để kiểm soát, như ngân hàng hoặc sàn giao dịch | Phi tập trung, tất cả giao thức đều được tự động hóa điều hành bởi smart contract |
Quyền kiểm soát tài sản | Thuộc về các bên trung gian là ngân hàng, tổ chức,... | Người dùng toàn quyền kiểm soát tài sản của mình thông qua các ví phi tập trung |
Tính minh bạch | Thấp, quy trình hoạt động và thực thi thường không rõ ràng | Cao, mọi giao dịch đều được ghi lại và người dùng có thể tự kiểm tra trực tiếp trên các blockchain explorer |
Phí giao dịch | Cao | Thấp, tuy nhiên còn phụ thuộc vào phí gas |
Tính thanh khoản | Cao | Thấp |
Tốc độ giao dịch | Chậm | Nhanh |
Thời gian hoạt động | 5-6 ngày/ tuần | 24/7 |
DeFi đã phá vỡ những yếu kém trong hệ thống tài chính truyền thống khi cung cấp các dịch vụ mà không cần đến các tổ chức trung gian.
Cách hoạt động hoàn toàn tự động dựa trên smart contract đã giúp giảm chi phí và tăng hiệu suất đáng kể. Quan trọng hơn, DeFi cho phép tất cả mọi người, ở khắp nơi trên thế giới đều được tham gia vào các hoạt động tài chính mà không cần cấp phép.
DeFi sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo mọi giao dịch đều được ghi lại và kiểm tra một cách minh bạch nhất. Sự rõ ràng này giúp giảm thiểu rủi ro gian lận và tham nhũng. Đồng thời, người dùng hoàn toàn tự mình có thể kiểm soát thông tin và tài sản, trái ngược với các hệ thống ngân hàng truyền thống..
Ngoài ra, người dùng không cần cung cấp các thông tin cá nhân của mình mà hoàn toàn có thể ẩn danh để tham gia vào hoạt động DeFi. Điều này giúp tăng quyền riêng tư của user hơn.
Khác với các ngân hàng truyền thống, DeFi hoạt động liên tục 24/7. Mọi giao dịch trên DeFi đều diễn ra nhanh chóng và liền mạch, chỉ trong vòng vài phút nhưng chi phí vô cùng rẻ.
Điều này đặc biệt có lợi cho các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới, vốn rất chậm và có chi phí cao.
Mặc dù không hạn chế đối tượng người dùng, tuy nhiên, khi sử dụng DeFi, user cần phải trang bị trước những kiến thức kỹ thuật cơ bản. Việc DeFi hoạt động dựa trên công nghệ blockchain cùng smart contract phức tạp sẽ gây khó khăn cho người mới..
DeFi mặc dù đã phát triển được một vài năm, tuy nhiên, nó vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro như biến động thị trường, tấn công mạng,...
Đặc biệt, không giống như các ngân hàng truyền thống, DeFi vẫn còn thiếu các cơ chế bảo hiểm và bảo vệ người dùng. Do đó, khi có các rủi ro xảy ra, user sẽ là người bị thiệt hại hoàn toàn.
Do các giao thức DeFi hoạt động động dựa trên smart contract nên không loại trừ nguy cơ xảy ra tình trạng gặp lỗi code hợp đồng thông minh hoặc bị hacker khai thác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cho cả dự án và người dùng.
Hiện các quy định pháp lý về DeFi vẫn chưa rõ ràng và đang trong quá trình xây dựng. Điều này dẫn đến sự không chắc chắn khi người dùng tham gia vào một số giao thức DeFi.
DeFi đã phát triển rất rộng lớn với nhiều category nhỏ bên trong, nổi bật nhất là các mảnh ghép thu hút được dòng tiền lớn như:
Stablecoins là loại tiền mã hoá được gắn với giá trị của một nhóm tài sản có giá ổn định như fiat, vàng, hoặc các loại tài sản tiền điện tử khác. Sứ mệnh của stablecoin là tạo ra một loại tiền kỹ thuật số phù hợp hơn cho nhiều mục đích, từ giao dịch hằng ngày đến việc chuyển tiền. Và sẽ giảm thiểu đáng kể sự biến động về giá so với các loại token khác.
Tính đến tháng 09/2024, một vài stablecoin phổ biến có thể kể tới USDT, USDC, DAI,...
DEX là các sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng mua bán giao dịch token, swap, cung cấp thanh khoản,… DEX được ra đời khi các sàn giao dịch tập trung (CEX) hạn chế quyền kiểm soát tài sản của người dùng và tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến user bị thiệt hại.
Hiện có 2 dạng DEX chính gồm:
Một số dự án DEX lớn nhất tính tới thời điểm 09/2024 theo khối lượng giao dịch có Uniswap, Curve, PancakeSwap,...
Liquid Staking là phương pháp mà người dùng stake hay lock tài sản của họ trong một giao thức Staking để kiếm phần thưởng. User còn nhận lại LST (Liquid Staking Token) có tỷ lệ 1:1 với tài sản mà họ đã stake để tiếp tục sử dụng trong các hoạt động DeFi.
Đây là nhánh DeFi có TVL lớn nhất hiện tại với hơn 40 tỷ USD giá trị, cùng 188 giao thức đang hoạt động, tính đến tháng 09/2024. Một số nền tảng Liquid Staking phải nhắc đến là Lido, Rocket Pool, Jito, Sanctum,...
Lending là hoạt động vay và cho vay được diễn ra hoàn toàn tự động nhờ smart contract mà không cần một bên trung gian trên blockchain.
Để tham gia vào hoạt động vay, người dùng sẽ không cần phải trải qua các bước KYC rườm rà như ở thị trường truyền thống. Thay vào đó, các giao thức Lending chỉ yêu cầu người dùng cung cấp tài sản thế chấp là có thể tiếp cận được mọi khoản vay.
Hiện Lending đang là nhánh DeFi có TVL lớn thứ hai sau Liquid Staking với hơn 31.9 tỷ USD giá trị. Một số giao thức Lending nổi bật gồm có AAVE, JustLend, Compound Finance, Kamino Lend,...
Restaking là nhánh DeFi mới xuất hiện trong 2 năm trở lại đây, sau sự ra mắt và tiên phong trong thiết kế của dự án EigenLayer. Nhờ restaking mà người dùng có thể tiếp tục tối ưu hóa nguồn vốn sau khi đã tham gia vào hoạt động staking.
Cụ thể hơn, user có thể restake LST mà mình đã nhận được để sở hữu thêm một nguồn lãi suất restaking. Trước đó, restaking từng là nhánh lớn thứ 2 thị trường DeFi. Tuy nhiên, do sức nóng đã giảm bớt sau khi các giao thức triển khai airdrop, hiện tại restaking đang đứng vị trí top 5 category trong DeFi dựa vào lượng TVL.
Một số giao thức lớn nhất trong nhánh này gồm có EigenLayer, Symbiotic, Karak,...
Ngoài các nhánh nổi bật mà mình đã đề cập ở trên, DeFi còn có nhiều category nhỏ khác như:
Lido là giao thức thuộc mảng Liquid Staking, cho phép người dùng tham gia hoạt động staking một cách đơn giản và nhanh chóng. Khi người dùng stake trên Lido, họ sẽ nhận lại được lãi suất trung bình trong khoảng 3-4%, cùng với LST tương đương với số lượng tài sản đã stake để tiếp tục sử dụng trong các giao thức DeFi khác.
Lido hiện đang nắm giữ hơn 23 tỷ USD TVL. Với vị trí đầu bảng, Lido đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển của Liquid Staking nói riêng và DeFi nói chung. Tính tới thời điểm viết bài (09/2024), Lido đang có market cap hơn 900 triệu USD và token giao dịch ở giá $1.03 tại nhiều sàn giao dịch lớn như Binance, OKX,...
AAVE là giao thức Lending lớn nhất thị trường crypto với hơn 11.6 tỷ USD TVL. Nền tảng này cho phép người dùng tham gia vào các hoạt động vay và cho vay với các cơ chế tiên tiến như Safety Module (bảo vệ giao thức khỏi tình trạng nợ xấu khi thị trường biến động).
Đây được xem là dự án DeFi OG gạo cội của thị trường khi đã ra mắt từ 2017. Trải qua hơn 7 năm phát triển, AAVE vẫn giữ vững ngôi vị đầu bảng ngách Lending của mình. Bên cạnh đó dự án cũng liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm và tính năng mới để phù hợp với nhu cầu thị trường. Tới tháng 09/2024, AAVE đang có marketcap hơn 2.17 tỷ USD và token được giao dịch ở giá $145.
EigenLayer là dự án tiên phong trong mảng Restaking, được đánh giá là một trong những “ngôi sao” có tính đổi mới và sáng tạo nhất những năm gần đây. EigenLayer cho phép người dùng restake tài sản như ETH, LST và sắp tới là bất kỳ token ERC20 nào để gia tăng lợi suất, đồng thời cung cấp thêm bảo mật vào mạng lưới của EigenLayer.
Sau gần 2 năm ra mắt, EigenLayer đạt được con số TVL khổng lồ với hơn 11.3 tỷ USD giá trị, đứng top 3 những dự án DeFi có TVL lớn nhất. Hiện tại EigenLayer chưa listing token, nhiều khả năng sẽ chính thức launching trong Q4/2024.
Trên đây là một số thông tin mà đọc giả cần nắm về từ khoá DeFi, hệ thống tài chính phi tập trung có đóng góp lớn đến sự phát triển của crypto. Có thể nói, DeFi là nguồn nhiên liệu cho sự phát triển của Crypto, đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021. Đây là thời kỳ đỉnh cao khi DeFi thu hút tổng hơn 170 tỷ USD dòng vốn chảy vào thị trường.
Thông qua bài viết này, TradeCoinVN đã làm rõ những lợi ích mà DeFi đóng góp cho nền kinh tế mở blockchain. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh thì DeFi vẫn còn tồn tại rất nhiều yếu điểm cần khắc phục.
Bạn nghĩ sao về tầm quan trọng của DeFi? Liệu DeFi có thể tiếp tục phát triển và tăng mạnh hơn mốc ATH TVL 170 tỷ USD đã thiết lập năm 2021 không? Hãy chia sẻ quan điểm xuống dưới bình luận để trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé.
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập