Điều đầu tiên mà phần lớn mọi người nghĩ đến khi tham gia Crypto chính là tìm cách kiếm lợi nhuận lớn. Đây là suy nghĩ cần phải có nhưng nó chưa đủ để anh em có thể đi lâu dài với thị trường này.
Thực tế để có thể tiến xa hơn, điều đầu tiên mà anh em cần phải làm chính là lựa chọn sàn giao dịch uy tín. Bởi các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, nếu anh em không tìm được sàn chất lượng thì khả năng mất tiền sẽ cực kỳ cao.
Vậy làm sao để tìm được sàn giao dịch tốt? Và đâu là những sàn uy tín nhất hiện nay? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
CEX viết tắt của cụm từ Centralized Exchange, Việt hóa là sàn giao dịch tập trung. Đây là nền tảng cho phép các nhà đầu tư Crypto mua bán tài sản như Bitcoin, Ethereum,...một cách dễ dàng. Bởi vì khi giao dịch trên CEX, người dùng sẽ không phải lo về vấn đề quản lý tài sản mà sẽ có một bên thứ ba là sàn đứng ra trung gian làm điều đó.
Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn CEX chất lượng thì trong vài trường hợp, người dùng có thể mất sạch tài sản do sàn bị hack hoặc phá sản, điển hình như sàn Mt.Gox năm 2014 hay sàn FTX năm 2022.
Dẫu vậy, CEX vẫn là lựa chọn được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất nhờ ưu điểm vượt trội từ tốc độ xử lý giao dịch cho tới giao diện thân thuộc. Đặc biệt, việc sở hữu lượng thanh khoản lớn kết hợp với chức năng order book, các lệnh trên sàn CEX thường sẽ khớp ngay lập tức.
Và ở bài viết này mình sẽ tập trung vào CEX - sàn giao dịch mà phần lớn anh em lựa chọn khi mới tham gia crypto.
Đầu tiền các sàn CEXs sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường để cho ra mắt các sản phẩm tài chính hoặc cặp giao dịch mới.
Ví dụ có ORDI - một memecoin trên mạng Bitcoin đã quá hot trong giai đoạn Q4/2023. Nhận thấy được nhu cầu giao dịch cao, Binance đã cho niêm yết token này vào ngày 7/11/2023.
Nguồn thu chính của sàn đến từ phí giao dịch và các loại phí liên quan. Vậy nên sàn CEXs cần triển khai các chương trình khuyến mãi, tặng thưởng,...để kích thích nhu cầu giao dịch của người dùng. Ngoài ra việc niêm yết những cặp giao dịch nổi bật cũng là cách để sàn thu hút thêm users.
Khi có doanh thu, sàn CEX lại tái đầu tư vào việc nghiên cứu, phát triển hoặc cho ra mắt sản phẩm, cặp giao dịch mới. Từ đó mang về thêm lợi nhuận cho để sàn tiếp tục phát triển.
Lệnh thị trường (Market Order) là một trong những lệnh phổ biến nhất khi giao dịch. Khi sử dụng market order, người dùng sẽ được mua/bán ngay lập tức ở mức giá tốt nhất tại thời điểm đặt lệnh.
Lệnh Giới Hạn (Limit Order) là một lệnh rất quen thuộc với các traders. Đây là lệnh cho phép người dùng đặt mua hoặc bán ở một mức giá cụ thể. Và giao dịch chỉ được thực hiện khi giá của tài sản đạt đến hoặc tốt hơn mức giá đã đặt.
Lệnh Dừng (Stop Order) là lệnh được kích hoạt khi giá thị trường chạm đến hoặc vượt qua mức này. Khi đó, lệnh Stop Order sẽ biến thành lệnh thị trường (Market Order) và được khớp với mức giá tốt nhất.
Đây là sự kết hợp của Stop Order và Limit Order, vậy nên, nó cũng thừa hưởng đặc tính của hai lệnh trên. Để thực hiện lệnh này anh em cần đặt sẵn giá Stop và Limit.
Ví dụ anh em đặt giá Stop là 20 USD, Limit là 19.5 USD. Chỉ khi nào giá chạm hoặc tụt xuống mức 20 USD thì lệnh được kích hoạt. Sau đó lệnh chỉ khớp nếu giá vẫn nằm trong khoảng giới hạn (từ 20 xuống 19.5 USD).
Còn trong trường hợp thị trường phản ứng quá mạnh và giá vượt khỏi mức giới hạn (dưới 19,5 USD) thì lệnh sẽ không được thực hiện.
Thanh khoản là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của sàn CEX. Bởi không có thanh khoản tốt thì khi giao dịch với khối lượng lớn, giá coin sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Ngược lại, nếu sàn CEX có thanh khoản cao thì người dùng dễ dàng mua bán mà không phải lo về vấn đề trượt giá.
Một lý do giúp cho CEX thường sở hữu thanh khoản cao chính là nhờ số lượng người dùng đông đảo. Và nếu có nhiều người tham gia giao dịch thì lệnh của anh em sẽ được khớp ngay lập tức.
Ví dụ nền tảng DEX top 1 là Uniswap mới chỉ sở hữu 9,26 triệu người dùng.
Trong khi đó, Binance - sàn CEX top 1 lại có tới 170 triệu tài khoản trên toàn thế giới (theo thống kê năm 2023 của Binance). Vậy nên, cũng không khó hiểu khi thị trường có biến động mạnh thì giá trên sàn Uniswap thường bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Giao diện thân thiện là ưu điểm giúp sàn CEX nhận được sự ủng hộ của lượng người dùng đông đảo. Bởi khi sử dụng các nền tảng này, người mới sẽ không gặp quá nhiều khó khăn với việc làm quen và thao tác giao dịch. Ngoài ra CEX hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ, từ đó người dùng trên toàn thế giới có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ.
Đặc biệt là CEX còn sở hữu phiên bản mobile (di động), vậy nên các nhà giao dịch có thể mua bán vào bất kỳ thời gian và địa điểm nào, có thể ứng biến khi thị trường biến động mạnh,…
Một ưu điểm đáng chú ý khác của các sàn CEX là dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Người dùng có thể dễ dàng báo cáo và nhận phản hồi từ phía đội ngũ của sàn nếu gặp vấn đề. Ngoài ra, họ còn được cung cấp rất nhiều kênh hỗ trợ khác nhau như chat trực tuyến, email, tổng đài điện thoại,...để người dùng có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.
Nhờ khả năng tích hợp đa dạng tiện ích, các sàn CEXs mang đến cho người dùng nhiều cơ hội sinh lời hơn. Ví dụ như ngoài tham gia hold coin hay trading thì anh em còn có thể gửi tiết kiệm thông qua chế độ earn hay thực hiện staking, lending,...
Các sàn CEX luôn là mục tiêu hấp dẫn đối với hacker vì hầu như tài sản của người dùng đều được sàn lưu trữ trên ví nóng (hot wallet). Điều này sẽ gây ra nguy hiểm lớn hơn nhiều so với việc lưu trữ bằng ví lạnh. Điển hình như sàn Mt. Gox bị hack vào năm 2014 với khoảng 850.000 Bitcoin đã bị đánh cắp.
Ngoài ra rủi ro còn đến từ phía hệ thống và nội bộ sàn giao dịch. Ví dụ như nhân viên có thể lạm dụng quyền truy cập của họ để đánh cắp tài sản hoặc thông tin cá nhân của người dùng. Hay hệ thống của sàn gặp vấn đề do lỗi lập trình, khả năng quản lý kém,...
Khi sử dụng CEX, sàn sẽ nắm khóa riêng tư (private key) của ví chứ không phải người dùng. Vậy nên, những tài sản có trong ví đó thực chất lại không được người dùng nắm giữ. Nếu sàn bị hack hoặc gặp sự cố, người dùng có thể mất quyền sở hữu tài sản.
Ngoài ra, trong một số trường hợp sàn CEX có thể phong tỏa, hạn chế tài khoản của người dùng nếu có yêu cầu từ chính phủ. Đây là biện pháp chống rửa tiền, và các hành vi phạm tội. Chưa kể là mọi hoạt động của người dùng đều bị một tổ chức trung gian giám sát chặt chẽ.
Các quy định về crypto của từng quốc gia sẽ có sự khác biệt nhất định. Một số nước áp dụng các biện pháp hạn chế, thậm chí là cấm hoạt động của các sàn CEXs.
Ví dụ như trường hợp của Huobi (HTX) tại Trung Quốc năm 2021, khi chính phủ nước này ban hành lệnh cấm tất cả các hoạt động liên quan đến Crypto. Sàn này đã phải ngừng cho phép người dân Trung Quốc đăng ký tài khoản và bắt đầu quá trình đóng cửa.
Để sử dụng được các tính năng trên sàn CEX, người dùng buộc phải hoàn thành quy trình KYC - cung cấp thông tin cá nhân để phòng chống hoạt động rửa tiền, gian lận.
Tuy nhiên, đây lại là yếu tố làm cho tính ẩn danh của người dùng bị giảm đi đáng kể. Và các tổ chức, sàn CEX có thể theo dõi hoạt động của người dùng. Trong một số trường hợp, sàn CEX có thể bị yêu cầu cung cấp thông tin users cho các cơ quan chính phủ, bao gồm cả danh tính, lịch sử giao dịch, tài sản hiện có,...
Còn chưa kể nếu dữ liệu bị rò rỉ, thông tin của người dùng sẽ bị sử dụng vào mục đích xấu.
Danh tiếng và uy tín là yếu tố hàng đầu anh em cần quan tâm khi lựa chọn sàn giao dịch.
Anh em cần phải tìm hiểu xem sàn đó có chiếm thị phần lớn, nhận được giấy phép hoạt động hoặc chứng nhận từ các tổ chức đơn vị pháp lý không? Hay các đối tác của họ là ai? Nếu đáp ứng được các yếu tố trên thì có thể là dấu hiệu của sàn giao dịch tốt.
Ngoài ra, để đánh giá yếu tố này anh em có thể tìm kiếm phản hồi từ người dùng trên các diễn đàn, mạng xã hội,...Nếu có quá nhiều phản hồi tiêu cực và có bằng chứng rõ ràng thì anh em nên tránh xa tuyệt đối sàn giao dịch đó.
Hơn nữa, anh em cũng cần để ý về các sự cố của sàn như bị hack, làm người dùng mất tiền,...Nếu sàn có lịch sử bảo mật tốt thì đó chính là điểm cộng để anh em lựa chọn.
Ngoài việc kiểm tra lịch sử về các sự cố bảo mật, anh em còn cần tìm hiểu về cơ chế bảo vệ tài sản users cũng như biện pháp xử lý của sàn. Ví dụ như các sàn hiện nay đều sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) khi đăng nhập. Ngoài ra anh em có thể tìm hiểu báo cáo dự trữ tài sản (Proof-of-Reserve) của các sàn.
Và anh em cũng cần xem xét nếu có trường hợp xấu xảy ra thì sàn sẽ có chính sách bảo hiểm, đền bù tổn thất như thế nào. Về khoản này mình đánh giá rất cao về Binance khi thành lập quỹ SAFU (Secure Asset Fund for Users) để đền bù users nếu có sự cố bảo mật. Theo thống kê từ Etherscan thì quỹ này đang có trị giá gần 1 tỷ USD (18/8/2024).
Danh mục tài sản đa dạng là yếu tố quan trọng khi anh em đánh giá một sàn CEX.
Bởi ngoài các đồng coin chính như Bitcoin, Ethereum thì người dùng còn tham gia đầu tư vào nhiều loại altcoin khác. Nếu CEX đó không có nhiều lựa chọn thì người dùng sẽ gặp phải những bất lợi lớn như khó tham gia vào các xu hướng mới, tìm được dự án tiềm năng hay gặp vấn đề trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Ngoài số lượng cặp giao dịch thì đa dạng sản phẩm tài chính cũng là điều mà nhà đầu tư quan tâm. Ví dụ như anh em thường xuyên tham gia future với đòn bẩy cao nhưng sàn đó chỉ cho thực hiện lệnh spot (không có đòn bẩy) thì khó rồi.
Hiện nay, các sàn giao dịch hàng đầu như Bybit, Bitget Binance, OKX,... đều cung cấp rất nhiều sản phẩm tài chính khác nhau như ký quỹ, phái sinh, staking,..
Khối lượng giao dịch (volume) là tổng giá trị các lệnh được thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định. Đây là yếu tố thể hiện mức độ giao dịch tích cực và sự quan tâm của người dùng dành cho nền tảng. Có volume lớn chứng tỏ người dùng tin tưởng, thường xuyên giao dịch ở sàn đó và ngược lại.
Ngoài ra có một yếu tố nữa anh em cần phải để ý chính là thanh khoản của sàn. Nếu không có thanh khoản cao thì việc mua bán của anh em trở nên vô cùng khó khăn, đặc biệt là với lệnh giá trị lớn.
Để đánh giá được đặc điểm này, anh em cần phải để ý đến độ sâu thị trường (Market Depth), chênh lệch giá mua bán (Bid-Ask Spread), tốc độ khớp lệnh,... của sàn. Nếu các yếu tố trên đường đáp ứng tốt thì đây là điểm cộng nhé.
Anh em nhất định phải để ý đến phí giao dịch khi lựa chọn sàn CEX. Đặc biệt với những traders giao dịch ngắn sử dụng đòn bẩy bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của anh em.
Ngoài phí giao dịch ra anh em cũng cần phải để ý đến các khoản phí khác như phí nạp rút, ký quỹ,... Sau đây là bảng thống kê các khoản phí của các sàn CEX hàng đầu hiện nay, tính tới tháng 8/2024.
Sàn Giao Dịch | Phí Maker | Phí Taker | Phí Giao Dịch Futures | Phí Giao Dịch Ký Quỹ |
OKX | 0.08% | 0.10% | 0.02% (Maker) / 0.05% (Taker) | 0.02% (Maker) / 0.05% (Taker) |
Binance | 0.10% | 0.10% | 0.02% (Maker) / 0.04% (Taker) | 0.02% (Maker) / 0.04% (Taker) |
Bybit | 0.10% | 0.10% | 0.01% (Maker) / 0.06% (Taker) | 0.01% (Maker) / 0.06% (Taker) |
Bitget | 0.10% | 0.10% | 0.02% (Maker) / 0.05% (Taker) | 0.02% (Maker) / 0.05% (Taker) |
BingX | 0.10% | 0.10% | 0.02% (Maker) / 0.05% (Taker) | 0.02% (Maker) / 0.05% (Taker) |
Bảng thống kê trên dựa trên mức phí đối với tài khoản thông thường. Còn nếu anh em giao dịch nhiều, được nâng lên hạng V.I.P thì % phí phải trả sẽ thấp hơn.
Đây là yếu tố mà anh em người mới đặc biệt cần chú ý vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiệu quả trong quá trình giao dịch.
Và sau đây là một số tiêu chí về giao diện và trải nghiệm người dùng để anh em lựa chọn được sàn CEX phù hợp:
Để sử dụng sàn CEX anh em chỉ cần thực hiện một số bước cơ bản dưới đây.
Trên đây là các bước cơ bản để anh em thao tác trong sàn CEX. Nếu muốn thực hiện chi tiết và khám phá nhiều tính năng thú vị hơn, anh em hãy tham khảo bài viết sau: Binance (BNB) là gì? Sàn giao dịch và thương hiệu crypto top 1 trên thị trường
Binance là sàn giao dịch tập trung lớn nhất thị trường Crypto tính đến thời điểm hiện tại (27/7/2024).
Để giữ vững vị trí dẫn đầu trong nhiều năm qua, chắc chắn phải kể đến những đóng góp to lớn của Changpeng Zhao (founder & cựu CEO của Binance) trong việc đưa nhiều sản phẩm, tính năng an toàn và chất lượng nhất tới users.
Khi sử dụng Binance, anh em sẽ không cần phải quá lo lắng về vấn đề thanh khoản vì sàn này có số lượng người dùng cực lớn và hầu như mọi lệnh gửi đi đều được khớp ngay lập tức. Theo đánh giá cá nhân của mình, trải nghiệm của Binance tương đối tốt khi có giao diện dễ sử dụng, nhiều tính năng thú vị, đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình,... Không những thế, nền tảng này còn cung cấp đa dạng các cặp giao dịch giúp anh em nâng cao cơ hội lợi nhuận.
Nếu chưa có tài khoản Binance, anh em hãy ấn đăng ký ở đây: go.tradecoinvn.com/binance (hoặc nhập mã: RP6XOASD)
Bybit là một sàn giao dịch crypto được thành lập vào năm 2018, có trụ sở chính tại Dubai. Nền tảng này nổi tiếng với các sản phẩm liên quan tới giao dịch futures, đồng thời cung cấp thanh khoản tốt với phí giao dịch rất cạnh tranh.
Hiện nay, Bybit đang liên tục marketing sản phẩm bằng cách tặng người dùng nhiều voucher, giải thưởng hơn Binance, OKX. Ví dụ như chương trình mời bạn bè là có cơ hội nhận thưởng lên tới 1.025 USD. Đây là cách mà sàn tạo động lực và gia tăng cơ hội lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Nếu chưa có tài khoản Bybit, anh em hãy ấn đăng ký ở đây: go.tradecoinvn.com/bybit (hoặc nhập mã: 19986)
Bitget là sàn giao dịch tập trung có hơn 25 triệu người dùng trên toàn thế giới. Hiện tại, nền tảng này đang thuộc top 10 sàn giao dịch lớn nhất với điểm tín nhiệm là 9/10. Theo thống kê của Coingecko, nền tảng này có gần 1000 cặp giao dịch với khối lượng 24 giờ (1/8/2024) lên tới 1,5 tỷ USD.
Ngoài mang lại trải nghiệm người dùng tốt, Bitget còn được biết đến là một trong những nền tảng copytrade lớn nhất thị trường với giao diện trực quan, dễ sử dụng, cung cấp nhiều chiến lược giao dịch khác nhau từ các trader chuyên nghiệp.
Đặc biệt, Bitget còn có đại sứ thương hiệu là siêu sao bóng đá thế giới Lionel Messi. Điều này cho thấy mức độ chịu chi cũng như uy tín của nền tảng khi có khả năng kết hợp với ngôi sao hàng đầu như vậy.
Nếu chưa có tài khoản Bitget, anh em hãy ấn đăng ký ở đây: go.tradecoinvn.com/bitget (hoặc nhập mã: gcr2)
Như các sàn tập trung khác, OKX cho phép người dùng dễ dàng mua bán tài sản của mình thông qua nền tảng centralized. Ngoài trade thông thường, người dùng còn có thể kiếm thêm thu nhập thụ động từ các hoạt động như earn, staking,...của OKX
Được thành lập vào năm 2017 và không ngừng phát triển, nhưng chỉ từ sau năm 2022, OKX mới thực sự trở thành sàn giao dịch top đầu uy tín nhất.
Ngoài cung cấp dịch vụ trading, OKX còn là một trong những sàn đầu tiên có Web3 Wallet. Đây là ví phi tập trung được tích hợp trực tiếp trên nền tảng sàn OKX.
Từ đó, người dùng có thể giao dịch, lưu trữ, quản lý tài sản của mình trên 40 mạng lưới blockchain phổ biến nhất hiện nay như Bitcoin, Solana,... Bên cạnh đó, với OKX DEX cross-chain, người dùng có thể tiếp cận với nhiều hệ sinh thái chỉ với một ví duy nhất.
Nếu chưa có tài khoản OKX, anh em hãy ấn đăng ký ở đây: go.tradecoinvn.com/okx (hoặc nhập mã: 1824619)
Qua bài viết trên anh em có thể thấy rõ những ưu và nhược điểm mà sàn CEX mang lại. Bù cho hạn chế như thiếu tính ẩn danh, quyền sở hữu tài sản, CEX lại có khả năng cung cấp thanh khoản cao, dễ tiếp cận,...nên hầu như nhà đầu tư crypto đều sử dụng ít nhất một sàn CEX.
Không chỉ đơn thuần để mua bán tài sản, CEX còn là nơi lưu trữ và quyết định chiến lược đầu tư, lợi nhuận của anh em. Nếu sàn giật lag, ít tính năng, hỗ trợ kém thì dù có chiến lược hay đến đâu cũng không thể mang về lợi nhuận tốt được.
Vậy nên bài viết này còn giúp anh em lựa chọn được sàn CEX tốt và phù hợp với bản thân nhất. Từ đó quyết định khả năng thành bại của anh em trong thị trường đầy tiềm năng này.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại chia sẻ xuống dưới để mình và các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN giải đáp nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập