Hệ sinh thái Solana đã có màn hồi sinh vô cùng ngoạn mục sau khi bị ảnh hưởng nặng nề từ vụ bê bối FTX. SOL token tăng trưởng mạnh mẽ từ mức đáy $7 lên hơn $200 chỉ trong thời gian ngắn.
Thật vậy, toàn bộ hệ sinh thái Solana đã được “đập đi xây lại". Phần lớn dự án cũ ngừng hoạt động và bị thay máu bởi những cái tên hoàn toàn mới.
Đặc biệt, một giao thức có đóng góp rất nhiều vào sự tái sinh của Solana chính là Jito Labs. Đây là nền tảng Liquid Staking có TVL hơn 1.7 tỷ USD, chiếm hơn 36.89% thị phần DeFi trên Solana, tính tới thời điểm tháng 08/2024.
Vậy Jito Labs sở hữu ưu nhược điểm như thế nào? Dự án Liquid Staking này có lợi thế cạnh tranh gì để chễm chệ ngôi vị số 1 DeFi Solana? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Jito (JTO) là giao thức Liquid Staking hoạt động trên Solana, cho phép người dùng stake SOL nhận lại JitoSOL (Liquid Staking Tokens). Token này có thể được sử dụng tiếp trong các hoạt động DeFi như lending (cho vay), liquidity provision (cung cấp thanh khoản), restake (tái stake),... để gia tăng lợi nhuận bên cạnh phần thưởng staking nhận được.
Đặc biệt, Jito Labs là một trong những dự án LST hiếm hoi chia sẻ phần thưởng MEV (Maximum Extractable Value) cho người dùng. Điều này có nghĩa là khi user tham gia stake trên Jito, họ sẽ nhận được:
Trước tiên, để hiểu được vấn đề mà Jito Labs đang giải quyết, chúng ta cần nắm rõ khái niệm về MEV.
MEV (Maximal Extractable Value) là lợi nhuận tối đa mà các Miner/Validator thu thêm được thông qua quá trình sắp xếp, chèn trước hoặc loại bỏ các giao dịch trong block mà họ đang xác thực. MEV thường xuất hiện dưới các hình thức như front-running, sandwich attacks,...
Solana là blockchain Layer 1 (L1) có tốc độ xử lý giao dịch nhanh và có phí gas cực kỳ “mềm”. Điều này giúp Solana trở thành lựa chọn lý tưởng cho các dApps yêu cầu độ trễ thấp, tuy nhiên, cũng đặt ra thách thức lớn trong việc quản lý MEV bot nhằm đảm bảo sự ổn định của mạng lưới.
Đặc biệt, do nhu cầu giao dịch lớn được tạo ra từ cơn sốt memecoin trên Solana giai đoạn H1/2024 khiến cho nhu cầu giao dịch on-chain tăng vọt. Điều này đã tạo điều kiện cho các MEV bot hoạt động nhiều hơn.
Sự gia tăng về lượng giao dịch cùng với sự hoạt động của quá nhiều bot khiến Solana gặp tình trạng tắc nghẽn. Điều này làm giảm hiệu suất mạng, tăng độ trễ và khiến phí giao dịch tăng cao, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng.
Bên cạnh đó, các Searchers, những người chuyên tìm kiếm các cơ hội MEV từ các giao dịch chưa được xác nhận, thường spam rất nhiều để những transaction (txs) này được xử lý trước. Hệ quả là Validator phải lãng phí thời gian, tài nguyên để xử lý các txs thất bại.
Dù Solana có những biện pháp nhất định nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Cuối cùng, Jito đã xuất hiện và cung cấp giải pháp Jito-Solana Client.
JitoSOL là một loại Liquid Staking Token trên mạng lưới Solana. Người dùng có thể stake SOL của mình để lấy JitoSOL. Như mình đề cập ở trên, điểm đặc biệt của JitoSOL là hỗ trợ tới 2 nguồn yield, trong đó có phần thưởng MEV và staking APY tổng 8.4% (tính đến tháng 08/2024).
Bên cạnh đó, JitoSOL tích hợp với nhiều giao thức DeFi để người dùng có thể tạo thêm nguồn lợi nhuận thứ 3.
Cụ thể, sản phẩm Liquid Staking của Jito sẽ hoạt động theo các bước như sau:
Bằng cách uỷ quyền tài sản đã stake của user cho các Validator đang sử dụng Jito-Solana clients, JitoSOL đảm bảo việc khai thác MEV hiệu quả và giúp Solana hoạt động phi tập trung hơn.
StakeNet là một giao thức phụ giúp tạo ra hệ thống stake pool thông minh, cho phép JitoSOL hoạt động mà không cần dựa vào các nhà quản lý tập trung. StakeNet đảm bảo tính minh bạch, an toàn và hiệu quả trong việc quản lý staking trên Jito Labs, đồng thời cho phép điều chỉnh các tham số thông qua quản trị on-chain.
Cốt lõi của StakeNet có hai phần:
Restaking là sản phẩm mới nhất được Jito Labs giới thiệu ngày 25/07/2024. Jito Restaking chấp nhận restake đối với nhiều loại tài sản LST như JitoSOL hoặc bất kỳ token chuẩn SPL nào trên hệ sinh thái Solana.
Jito Restaking gồm hai thành phần chính là Vault Program và Restaking Program. Cả hai cùng cung cấp một cơ sở hạ tầng linh hoạt và có khả năng mở rộng cho việc tạo và quản lý VRTs (Liquid Restaking Tokens), NCNs (Node Consensus Operators).
Cụ thể hơn về chức năng của 2 thành phần chính:
Hệ thống restake trên Jito cho phép các dự án tùy ý điều chỉnh điều kiện slashing (phạt) với các giới hạn khác nhau. Điều này giúp quản lý rủi ro và bảo mật phù hợp với từng giao thức. Jito Restaking cũng cung cấp một giải pháp để các dự án đạt được sự đồng thuận và an ninh kinh tế linh hoạt. Đồng thời, mang đến cho người dùng thêm một nguồn lãi suất mới.
Trải qua một thời gian hoạt động, dự án đã thu được nhiều thành quả nổi bật. Tính tới tháng 08/2024, Jito sở hữu những thông số sau:
Thông qua các số liệu kể trên, có thể thấy Jito Labs đã hoạt động rất tốt và vẫn trên đà tăng trưởng khi hệ Solana được fomo hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với sản phẩm Restaking mới giới thiệu của mình, Jito vẫn còn rất nhiều dư địa để tiếp tục phát triển trong tương lai.
Để có cái nhìn khách quan hơn về quy mô của Jito, mình sẽ làm một bảng so sánh với các đối thủ cùng mảng nhé.
Thông số | Jito | Marinade | Sanctum |
Thời điểm ra mắt | 11/2022 | 08/2021 | 03/2024 |
TVL | $1.842B | $734.63M | $504.59M |
APR | 7.09% | 7.19% | 8.12% |
Fee | 4% | 6% | N/A |
Stakers | 109,011 | 147,548 | 68,573 |
Thời gian rút | 2-5 ngày | 2-5 ngày | 2-3 ngày |
Dựa vào bảng so sánh trên, có thể thấy Jito vẫn là giao thức chiếm lĩnh ưu thế trong mảng Liquid Staking Solana, mặc dù ra mắt sau dự án Marinade tới 1 năm.
Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng các nền tảng sinh sau đẻ muộn như Sanctum cũng đang có chiến lược chạy nước rút rất thành công, nhanh chóng thu hút được một lượng lớn stakers và tài sản stake trong giao thức của mình.
Để tạo khoảng cách xa hơn so với các đối thủ, Jito cũng không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm/dịch vụ. Đặc biệt, sự ra mắt của sản phẩm Restaking được kỳ vọng sẽ giúp Jito thu hút thêm nhiều TVL và người dùng hơn nữa.
Jito Labs được thành lập và vận hành bởi 3 thành viên, bao gồm:
Jito Labs đã gọi vốn thành công vòng Series A với số tiền 10 triệu USD. Vòng này đồng dẫn đầu bởi hai quỹ Multicoin Capital và Framework Ventures. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số VCs khác trong ngành như Delphi Ventures, Solana Ventures, Robot Ventures,...
Bên cạnh đó, Jito Labs còn nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà đầu tư thiên thần như Anatoly Yakovenko (Co-Founder Solana), Austin Federa (Solana Foundation), Armani Ferrante (CEO Backpack),...
Sau một giai đoạn phát triển dài hơi, Jito Labs đã công bố quan hệ đối tác với nhiều án lớn. Nổi bật trong đó có Renzo Protocol, Backpack, Phantom, Switchboard,...
JTO có use case chính là quản trị. Holder JTO có quyền voting về các quyết định liên quan đến hoạt động của giao thức bao gồm:
1,000,000,000 token JTO sẽ được phân bổ trong các mục sau đây:
Token JTO sẽ được phân phối theo lịch trình như sau:
Hiện người dùng có thể giao dịch token JTO trên một số sàn tập trung như Binance, Coinbase, Bybit,…
Để lưu trữ token JTO người dùng có thể sử dụng ví Solana phổ biến như Phantom, Backpack,...
JTO có thiết kế tokenomics quen thuộc khi phần lớn token tập trung vào mục team và investor. Cả 2 sẽ được phân bổ từ tháng 01/2025 kéo dài tới năm 2028 nên tạm thời JTO chưa có áp lực xả lớn đe dọa tới giá token.
Tuy nhiên, sẽ cần cân nhắc kĩ nếu anh em có ý định hold lâu dài JTO. Tương tự như native token của các dự án Liquid Staking khác, JTO không có quá nhiều use case. Chính vì vậy, giá token chưa có động lực mạnh mẽ để đám đông mua vào dài hạn. Chủ yếu sẽ là đầu cơ và fomo.
Dự án chưa cập nhật roadmap mới nhất trong năm 2024 của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin chính mà bạn cần nắm về Jito.
Hiện sau, gần 3 năm phát triển từ năm 2021, Jito Labs đã đạt được những thành tựu rất đáng chú ý. Dự án hiện có TVL top 1 trên hệ sinh thái Solana, đồng thời đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của DeFi trên L1 này.
Với những ưu thế riêng biệt như chia sẻ thêm phần thưởng MEV cho staker đã giúp cho Jito thu hút hơn 109,047 holders. Đặc biệt, với unique selling point này, Jito Labs đã đánh bại được đối thủ của mình là Marinade, chiếm 48.9% thị phần mảng Liquid Staking trên Solana.
Ngoài ra, ý tưởng phát triển sáng tạo đã giúp Jito Labs thu về hơn 3367 SOL, tính từ đầu tháng 08/2024, tương đương hơn 481 nghìn USD doanh thu từ MEV. Vậy nên, có thể thấy, dự án Liquid Staking này đã và đang hoạt động rất tốt chứ không đơn thuần chỉ là một dự án bánh vẽ.
Những nhận định trên đều mang ý kiến cá nhân của mình. Còn bạn nghĩ sao về tiềm năng của dự án này trong tương lai? Liệu Jito Labs có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và giữ vững vị thế top 1 trên Solana không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận ở phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập