Nếu là một nhà đầu tư yêu thích DeFi, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với từ khoá Restaking, một trong số những trend đáng chú ý nhất trong chu kỳ 2024 2025.
Dù phổ biến là thế nhưng vì độ phức tạp của Restaking, nhiều users vẫn chưa thể nắm rõ được tiềm năng thật sự của mảng này đối với thị trường crypto. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, hãy cùng TradeCoinVN đi sâu phân tích những tầng cấu thành nên Restaking, để từ đó có những góc nhìn đầu tư chính xác hơn trong ngách DeFi này nhé!
Để hiểu rõ về sự ra đời của Restaking, trước hết chúng ta cần nhìn lại quá trình hình phát triển của Liquid Staking (LSD), một bước đệm quan trọng tạo tiền đề cho mảng này. Bắt đầu từ tháng 09/2022, Ethereum chính thức chuyển đổi từ cơ chế PoW (Proof-of-Work) sang PoS (Proof-of-Stake) thông qua sự kiện “The Merge".
Đây là bước ngoặt quan trọng khi mở ra cánh cổng cho phép cộng đồng tham gia trực tiếp vào việc bảo mật mạng lưới Ethereum bằng cách stake ETH.
Tuy nhiên, yêu cầu tối thiểu để trở thành validator (nhà xác thực) là 32 ETH tương đương $46k - $52k tại thời điểm đó. Một con số rất lớn và điều này vô hình chung trở thành rào cản đối với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Để giải quyết vấn đề trên, các dự án LSD đã xuất hiện và người dùng có thể đóng góp vào hệ thống staking với số lượng bất kỳ trên các giao thức như Lido hoặc Rocket Pool.
Đến năm 2023, LSD tăng trưởng bức tốc nhờ nâng cấp Shapella của Ethereum, cho phép các validator tự do rút ETH đã stake một cách linh hoạt. Điều này tạo nên động lực lớn, thu hút nhiều người stake ETH hơn.
Nhờ sự thành công và phổ biến của LSD, ngách nhỏ bên trong như Restaking đã bắt đầu xuất hiện. Nếu Liquid Staking giúp giải phóng thanh khoản cho tài sản đã stake bằng Liquid Staking Token (LST) thì Restaking là một phiên bản nâng cấp hơn.
Nó giúp người dùng có thể tiếp tục tái sử dụng LST để kiếm lãi, đồng thời cung cấp bảo mật cho nhiều blockchain & ứng dụng khác. EigenLayer chính là dự án tiên phong mảng Restaking, ra mắt vào tháng 06/2023.
Việc định hình được bộ khung phân loại hệ sinh thái restaking (Restaking Stack) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vai trò và các thành phần khác nhau trong mảng này. Restaking có thể được phân tách thành 6 lớp chính bao gồm:
Đây là lớp blockchain chính đóng vai trò là nền tảng cơ sở cho các hoạt động staking và restaking. Theo đó, mỗi chain sẽ có native token và cơ chế bảo mật riêng. Các blockchain PoS như Ethereum hay Solana thường mang lại môi trường ổn định và hiệu quả cho các hoạt động restaking nhờ lượng tài sản được stake cao.
Ngược lại, các blockchain với cơ chế đồng thuận PoW lại khó triển khai restaking hơn. Tuy nhiên, nhờ vào vốn hoá lớn nhất thị trường, nhiều dự án cũng đã phát triển các tính năng restake để khai thác tính bảo mật cao của Bitcoin.
Ba based blockchain network có mảng restaking hoạt động phổ biến nhất:
Staking Infrastructure hay hạ tầng staking là nền tảng giúp người dùng có thể đóng góp vào an ninh bảo mật của mạng lưới blockchain thông qua stake tài sản. Hạ tầng staking là trung tâm của cơ chế đồng thuận PoS, giúp quá trình xác thực và tạo blockchain được diễn ra một cách phi tập trung nhất.
Khi staking, người dùng sẽ trở thành validator, hỗ trợ duy trì tính ổn định của mạng lưới để nhận phần thưởng. Những hạ tầng staking sẽ giám sát hoạt động của validator, xử phạt họ nếu có những hành vi sai phạm (slashing), từ đó tăng cường độ hiệu quả trong hoạt động.
Hiện có 2 cơ sở hạ tầng staking lớn và phổ biến nhất gồm:
Staking platform hay các nền tảng staking là lớp cung cấp dịch vụ staking nhận thưởng.
Điểm đặc biệt của chúng là ngoài việc users nhận được phần thưởng, họ còn được cung cấp thêm Liquid Staking Token (LST) có tỷ lệ 1:1 với tài sản đã stake để tiếp tục tham gia vào hoạt động DeFi khác. Từ đó giúp users vừa duy trì thanh khoản vừa tối đa hoá lợi nhuận.
Một số staking platform nổi bật nhất hiện nay phải kể đến như:
Restaking Infrastructure là lớp cung cấp cơ sở hạ tầng restake, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường bảo mật cho các blockchain, đồng thời mang đến khả năng mở rộng và tính linh hoạt.
Thông qua lớp này, người dùng được tái sử dụng tài sản đã stake của mình để cung cấp bảo mật cho nhiều network hoặc dapps khác. Một số cái tên restaking nổi bật gồm có:
Restaking platform hay Liquid Restaking (LRT) - nền tảng cung cấp thanh khoản cho các tài sản đã restake. Restaking platform cho phép người dùng restake tài sản, nhận lại Liquid Restaking Token để tiếp tục sử dụng trong DeFi.
Đồng thời, những nền tảng này còn cung cấp các mô hình quản lý linh hoạt và hệ thống phần thưởng hấp dẫn, góp phần ổn định và phi tập trung hệ sinh thái Restaking.
Các nền tảng Restaking tiêu biểu:
Restaking application là lớp ứng dụng dành cho các dịch vụ phi tập trung sử dụng tài sản đã restake để tăng cường bảo mật. Hiện là lớp cuối cùng trong restaking stack.
Các ứng dụng này khai thác khả năng restaking nhằm tăng cường bảo mật, giảm thiểu chi phí vốn để từ đó cung cấp các chức năng chuyên biệt như lưu trữ dữ liệu, oracle, tương tác chuỗi chéo (cross-chain interoperability),...
Một số ví dụ về Restaking application:
Khi khái niệm Restaking ngày càng trở nên phổ biến hơn thì các mạng blockchain lớn như Ethereum, Bitcoin hay Solana đã phát triển hạ tầng restaking phù hợp với đặc điểm riêng của mình.
Ethereum là blockchain có mảng Restaking phát triển mạnh nhất, là cái nôi khai sinh ra EigenLayer. Với vị thế tiên phong, EigenLayer đã dẫn đầu phong trào Restaking trên toàn mạng lưới Ethereum. Dự án hiện chiếm thị phần hơn 69%. Tuy nhiên, tỷ trọng này gần đây đã bị san sẻ bớt sau sự xuất hiện của một số giao thức mới là Symbiotic và Karak.
Trong tương lai, cả 3 cái tên EigenLayer, Symbiotic, Karak sẽ hình thành “tam trụ" giúp cho mảng restaking trên Ethereum tiếp tục phát triển hơn nữa.
Đọc thêm: Tổng quan Restaking War: Cuộc chiến giữa EigenLayer và Symbiotic
Solana được đánh giá là một trong những blockchain có tiềm năng tăng trưởng mảng thị trường staking & restaking mạnh mẽ khi sở hữu hơn 68 tỷ USD TVL, tính tới tháng 10/2024.
Nhiều dự án trong hệ này đã áp dụng mô hình restaking để tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có. Một số nền tảng Restaking nổi bật trên Solana gồm:
2024 được xem là năm phục hưng của ông vua Crypto khi DeFi Bitcoin bắt đầu có bước chuyển mình đáng chú ý. Với vốn hoá thị trường lớn nhất ngành, Bitcoin trở thành nguồn tài nguyên khổng lồ cho các khái niệm mới như restaking tận dụng giá trị kinh tế. Đặc biệt là tạo thêm lợi nhuận cho BTC holder.
Hiện nay, một số giao thức đáng quan tâm trên hệ sinh thái restaking Bitcoin gồm:
Khác với restaking trên Ethereum, các dự án restake Bitcoin vẫn chưa có cái tên nào ra mắt token. Điều này tạo nên sức hút, lôi kéo người dùng tham gia restake nhiều hơn để săn airdrop.
TVL của mảng restaking trên Bitcoin cũng vì vậy mà liên tục tạo đỉnh, vượt mốc 1.3 tỷ USD tính tới 10/2024.
Kết thúc bài viết ở đây, chúng ta đã khám phá các lớp cơ bản trong restaking stack và cách mà mảng này phát triển trên một số blockchain hot nhất thị trường. Có thể thấy restaking mang đến cho người dùng nhiều cơ hội thu về lợi nhuận thụ động, đồng thời giúp vực dậy thị trường DeFi đã “đóng băng" trước đó.
Với cấu trúc ngày càng hoàn thiện, sự phát triển của Restaking trong tương lai là không thể phủ nhận. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư vẫn cần đánh giá kỹ càng rủi ro có thể xuất hiện khi tham gia vào hình thức này.
Bạn nghĩ gì về tương lai của Restaking? Những rủi ro tiềm ẩn nào sẽ làm giảm tính bền vững của mô hình? Hãy chia sẻ ý kiến, góc nhìn cá nhân với mình và các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập