Sự ra đời của Liquid Staking như mở ra một cánh cổng mới cho hệ thống DeFi. Bởi các giao thức Liquid Staking cho phép người dùng stake tài sản nhận lãi mà vẫn có thể mang LSTs (Liquid Staking Tokens) tham gia vào hoạt động DeFi nhằm kiếm thêm lợi nhuận.
Điều này tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn so với hình thức Staking truyền thống khi người dùng bắt buộc phải khóa tài sản của mình trong thời gian dài. Dẫu biết giao thức Liquid Staking mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên, các dự án này vẫn chưa nhận được sự tin tưởng như cách stake truyền thống. Bởi vì các LST luôn có khả năng mất thanh khoản bất kỳ lúc nào.
Dự án Sanctum đã xuất hiện như một giải pháp giúp các LST tránh được tình trạng này. Từ đó, các giao thức Liquid Staking sẽ được đón nhận rộng rãi hơn.
Vậy Sanctum có gì nổi bật? Liệu đây có thực sự là dự án mở ra cánh cửa mới cho các giao thức Liquid Staking không? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu về dự án Sanctum qua bài viết sau nhé!
Sanctum là dự án Liquid Staking được xây dựng trên hệ sinh thái của Solana. Dự án có mục tiêu nâng cao thanh khoản cho các LST, giúp tối ưu lợi nhuận và giảm chi phí cho người dùng bằng cách ra mắt các tính năng như Unstake lập tức, Infinity,…
Hiện nay (30/05/2024), Sanctum đang có Total Total Value Locked (TVL) lên tới hơn 800 triệu đô la, giúp dự án trở thành giao thức DeFi lớn thứ 5 trên hệ Solana.
Sanctum xuất hiện như một giải pháp hỗ trợ toàn diện các LST trên Solana. Giúp các trải nghiệm liên quan đến LST được diễn ra dễ dàng, hiệu quả nhất.
Ngoài ra, Sanctum còn giúp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động Lending & Borrowing với tài sản thế chấp là các LST - những token không có thanh khoản cao như token gốc.
Ví dụ, nếu thị trường có biến động xấu thì các khoản vay LST sẽ bị thanh lý. Điều này sẽ dẫn đến việc giá $SOL sẽ giảm mạnh. Mà nếu không kiểm soát được tốc độ giảm thì sẽ tạo ra hiệu ứng domino làm sụp đổ cả hệ sinh thái.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, Sanctum ra mắt tính năng cho phép các LST được chuyển về thành SOL ngay lập tức bằng cách xây dựng một Sanctum SOL Reserve Pool.
Ngoài ra Sanctum còn có thể biến đổi xSOL sang bất kỳ một LST khác như mSOL, JitoSOL,... Những tính năng này đã giúp Sanctum trở thành giao thức có khả năng giải quyết nhiều vấn đề của hệ sinh thái Solana và các LST.
Infinity là multi-LST liquidity pool của Sanctum. Cơ chế này cho phép người dùng gửi bất kỳ LST nào để trở thành Liquidity Providers (LPs) và nhận về token INF.
INF đại diện cho một nhóm các LST khác nhau giúp người dùng có được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Ví dụ nếu nắm giữ $INF sẽ nhận về lợi tức trung bình của các LST thuộc nhóm này.
Các bạn có thể hiểu việc nắm giữ INF như việc bạn đầu tư vào quỹ chỉ số S&P500 - quỹ đầu tư 500 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ. Khi này, kể cả có 1 hoặc 1 vài công ty có “sập” thì cũng chẳng thể gây ra rủi ro lớn cho tài sản của bạn.
Vậy nên, nhờ có $INF người dùng có thể tận dụng lợi suất của các LST, đồng thời ngăn chặn rủi ro cho khoản tiền của bạn.
Thêm nữa INF còn giải quyết vấn đề phân mảnh thanh khoản, giảm thiểu hiện tượng trượt giá.
Hiện nay (30/5/2024) các pool chỉ có thể hỗ trợ hai token cùng một lúc, điều này làm cho tính thanh khoản bị giảm đi đáng kể. Còn INF là một nhóm LST như JitoSOL, JSOL, bonkSOL (hầu như toàn bộ LST hiện có của hệ sinh thái Solana) nên thanh khoản sẽ rất dồi dào.
Chắc hẳn anh em tham gia DeFi cũng biết, khi muốn Unstake thì vài protocol quy định rằng phải mất một khoảng thời gian ta mới được nhận lại số token của mình.
Mà với thị trường biến động nhanh như crypto, một giây quý giá hơn vàng. Hiểu được điều này, Sanctum cho phép users có thể unstake ngay lập tức.
Jupiter là nền tảng DEX Aggregator (tổng hợp thanh khoản), nhờ tận dụng công nghệ của Solana cùng khả năng kết nối phần lớn AMM, wallet trên hệ, Jupiter mang lại tốc độ và mức giá tốt nhất cho người dùng.
Có thể nói việc tích hợp Jupiter là lựa chọn vô cùng đúng đắn của Sanctum, bởi chỉ cần vài thao tác người dùng đã có thể stake và unstake một cách dễ dàng.
Bảo mật là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong crypto nên Sanctum đã sử dụng multi-signature wallet để nâng cao sự an toàn cho dự án. Ngoài ra Sanctum còn được audit bởi đơn vị kiểm toán uy tín mang tên Sec3.
Sanctum đã huy động được tổng cộng 6,1 triệu đô từ các quỹ có tiếng của thị trường crypto, trong đó:
Hiện nay (30/5/2024) Sanctum đang là đối tác với một số giao thức DeFi trên hệ Solana như Jupiter Exchange - Sàn tổng hợp thanh khoản hàng đầu hệ Solana; Switchboard - mạng lưới oracle vận hành bởi cộng đồng;…
Nhìn chung, Sanctum không có quá nhiều đối tác nổi bật như các nền tảng Liquid Staking trên hệ Ethereum. Điều này cũng dễ hiểu khi hiện nay người dùng Solana chủ yếu tương tác với các dự án hàng đầu hoặc là meme.
Là giao thức có TVL lên tới 300 triệu đô tính đến thời điểm hiện tại (30/5/2024), đồng thời nhận được 6,1 triệu đô từ các quỹ hàng đầu nên cũng dễ hiểu khi Sanctum có ý định airdrop cho người dùng.
Mình nghĩ các bạn nên tìm hiểu cách làm airdrop Sanctum vì đây là dự án tiềm năng của hệ Solana, mà tham gia càng sớm thì khả năng trúng càng cao.
Còn nếu các bạn chưa biết cách thực hiện thì nhớ tham khảo bài viết “hướng dẫn tham gia airdrop Sanctum” của TradecoinVN nhé!
Phân bổ | Tỉ lệ |
Community Reserve | 30% |
Launch Liquidity | 18% |
Strategic Reserve | 13% |
Jup LFG | 1% |
Team | 25% |
Investors | 13% |
Theo thông báo của đội ngũ phát triển dự án, token sẽ được phân bổ cụ thể như sau:
Tất cả token của Team và Investor đều được mở khóa trong vòng 3 năm với 1 năm cliff. Tức 33% số token đó sẽ được mở khóa 1 năm sau TGE, trong khi 66% còn lại sẽ được trả đều trong vòng 24 tháng tiếp theo.
$CLOUD là token native của Sanctum, được sử dụng vào mục đích quản trị (governance).
Tức những người nắm giữ token sẽ có quyền quyết định việc sử dụng ngân sách của dự án vào các hoạt động phát triển. Hoặc bỏ phiếu quyết định rất nhiều khía cạnh khác của dự án.
Dự án không có ý định niêm yết trên bất kì sàn tập trung nào. Bởi khoản phí ban đầu phải đóng cho sàn tương đối lớn, và họ muốn dùng số tiền đó để xây dựng cộng đồng hơn.
Đồng thời hiện nay, các hoạt động DeFi của hệ Solana cũng tương đối mạnh nên họ tự tin rằng không cần ra mắt trên sàn CEX. Tuy nhiên họ vẫn rất hoan nghênh nếu được niêm yết trên CEX nhưng tuyên bố sẽ không trả bất kỳ một khoản phí nào cả.
Vậy nên nếu các bạn muốn mua token của Sanctum thì có thể giao dịch thông qua các giao thức của hệ Solana như: Drift, Jupiter,...
Ở giai đoạn này Sanctum liên tục xây dựng các cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho giao thức như là unstake.it (nay là The Reserve) - nhằm phục vụ cho tính năng unstake lập tức
Sanctum Router - phần quan trọng nhất dành cho các LST. Nó cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi LST này sang LST khác ngay cả khi thông thường không có sự liên quan nào giữa hai LST này
Trước khi Sanctum ra đời, các pool chứa các LST thường không có thanh khoản dồi dào.
Thậm chí một số pool còn không có thanh khoản, vậy nên Sanctum Router & Sanctum Reserve sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc chơi bằng cách ra mắt nhóm LST của validator gồm: BonkSOL, CompassSOL, dSOL, jucySOL, pwrSOL và superSOL.
Đặc biệt là các LST Valodator này không có bất kì loại phí nào liên quan đến đặt cọc, rút tài sản và quản lý.
Ở giai đoạn này dự án cho ra đời Infinity một multi-LST liquidity pool (LP) giúp việc hoán đổi các LST trong Pool một cách dễ dàng.
Để tham gia Infinity người dùng cần gửi LST của mình nào để trở thành Liquidity Provider và nhận về token INF. Đặc biệt là khi năm giữ INF, các bạn còn nhận được phần thưởng từ staking và phí giao dịch từ dự án.
Có thể thấy Sanctum vẫn đang làm đúng những gì dự án đã đề ra trong lộ trình phát triển. Điều này giúp chúng ta có thể đánh giá được năng lực và uy tín của dự án.
Tài khoản twitter của Sanctum có hơn 62 nghìn followers - một con số không hề thấp. Vậy nên các bài đăng của dự án cũng có lượng tương tác tốt dao động từ 40-60k views.
Theo twitterscore.io hiện tại (30/5) dự án đang được nhiều KOL, tổ chức hàng đầu quan tâm như:
Lido là một nền tảng DeFi cung cấp dịch vụ staking thanh khoản cho các tài sản phổ biến hiện nay như Ethereum, Solana,...
Khi sử dụng giao thức, người dùng vẫn có thể stake tài sản mà không cần trực tiếp tham gia chạy node và được nhận lại các token đại diện như stETH.
Điểm đặc biệt chính là các bạn có thể mang stETH này đi tham gia các hoạt động Defi để kiếm thêm lợi nhuận mà vẫn nhận được thưởng từ việc staking.
Rocket Pool là một nền tảng Liquid Staking cho phép người dùng stake ETH và nhận lại rETH. Đây là giải pháp linh hoạt cho cả những người dùng thông thường và các node operator chuyên nghiệp.
Với người dùng thì giúp tiết kiệm chi phí, công sức trong việc thiết lập và duy trì hạ tầng kỹ thuật khi chạy node. Còn với operators chuyên nghiệp thì được tham gia chạy với mức ký quỹ thấp hơn với phần thường hấp dẫn.
Marinade là một giao thức Liquid Staking được xây dựng trên hệ sinh thái Solana. Dự án này cho phép người dùng staking SOL và nhận lại mSOL và phần thưởng tích lũy.
Cũng giống như các nền tảng Liquid Staking khác, Marinade cho phép LST là mSOL có thể được mang đi kiếm lời từ các hoạt động DeFi. Hiện nay Marinade là một trong những giao thức có TVL lớn nhất hệ sinh thái Solana.
Trên đây là một số thông tin về dự án Sanctum, dự án thuộc Liquid Staking - một mảng vô cùng quan trọng trong hệ thống DeFi.
Có thể nói tiềm năng của Liquid Staking chắc chắn chưa dừng lại ở đây, trong tương lai các giao thức này sẽ liên tục đổi mới và mang lại cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Và Sanctum chính là một trong những dự án như vậy. Với sứ mệnh trở thành giải pháp tốt nhất về thanh khoản cho các LST, Sanctum đã không ngừng nỗ lực và phát triển để có thể biến điều đó thành sự thật.
Qua bài viết này bạn đánh giá thế nào về Sanctum? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn bên dưới và cùng thảo luận với anh em cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập