Theo thống kê của Statista 2024, thế giới đang có hơn 560 triệu người sử dụng crypto và con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ trong tương lai. Hiểu được tầm quan trọng của một mạng lưới có thể đáp ứng được số lượng giao dịch khổng lồ, các quỹ đầu tư uy tín như Paradigm, Coinbase Ventures, Electric Capital,...đã quyết định rót 225 triệu USD vào Monad.
Đây là dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết các thách thức liên quan đến khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch và chi phí đắt đỏ.
Vậy Monad sở hữu công nghệ gì mà lại có thể cung cấp lợi ích vượt trội như thế? Liệu nền tảng này có thể đánh bại Ethereum và trở thành “blockchain của tương lai” hay không? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Monad là blockchain layer 1 (L1) hiệu suất cao, có khả năng tương thích với EVM. Điểm nổi bật của blockchain này chính là việc cung cấp tốc độ xử lý lên tới 10.000 TPS - tương đương với 1 tỷ giao dịch mỗi ngày nhờ sử dụng Parallel Execution (thực thi song song).
Thay vì chỉ cải tiến những thứ nhỏ lẻ giống các blockchain khác, Monad tự xây dựng cơ chế riêng để tối ưu hóa toàn bộ quy trình tính toán, ví dụ như MonadBFT, MonadDB,… Nhờ đó, mạng lưới này có khả năng xử lý giao dịch nhanh và hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính tương thích EVM.
Xây dựng một nền tảng tương thích EVM chính là cách mà Monad thu hút thêm nhiều nhà phát triển & người dùng từ hệ sinh thái Ethereum. Thay vì mất công build từ đầu thì developers có thể triển khai dApp trên Monad một cách dễ dàng, nhanh chóng như ở Ethereum.
Ngoài ra, theo thông tin từ phía dự án, gas fee của Monad tiệm cận 0 USD - tức người dùng chỉ cần trả một khoản tiền rất nhỏ để có thể tương tác trên hệ sinh thái này.
Monad Madness là cuộc thi có tổng giải thưởng lên tới 1 triệu USD dành cho các developers trên Monad. Vì được hậu thuẫn bởi Pantera Capital, DragonFly Capital,... nên ngoài tiền thưởng, các dự án còn có cơ hội được đầu tư bởi các quỹ trên.
Theo thông tin từ phía Monad, sự kiện này sẽ diễn ra 2 đợt. Đợt đầu tiên bắt đầu từ ngày 2-4/10/2024 tại thành phố New York. Đợt thứ hai diễn ra vào ngày 6-8/12/2024 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Mach Monad Accelerator là chương trình hỗ trợ các nhóm phát triển trong hệ sinh thái Monad kéo dài 4 tuần. Ở đây, các nhóm sẽ tham gia đào tạo và hoàn thành chỉ tiêu mỗi tuần.
Ví dụ như tuần 1 sẽ tập trung vào công nghệ của Monad và chiến lược sản phẩm. Tuần 2 là phát triển UI/UX. Tuần 3 có chủ đề về xây dựng thương hiệu. Tuần cuối cùng là phát triển cộng đồng & marketing. Mỗi nhóm đều phải cam kết dành ít nhất 8 giờ/tuần để đảm bảo tiến độ.
Ngoài việc hỗ trợ 1:1 thì các nhóm tham gia “Mach Monad Accelerator” còn có cơ hội truy cập sớm vào Testnet Monad, nhận tài trợ (Ignition Grant), tham gia các buổi networking chất lượng,...
MonadBFT (Monad Byzantine Fault Tolerance) là cơ chế đồng thuận hiệu suất cao được tích hợp cải tiến từ Jolteon/DiemBFT/Fast-HotStuff bằng cách giảm số vòng từ ba xuống còn hai. Khi này, ở mỗi vòng, một leader ngẫu nhiên sẽ đề xuất block mới và các validator có nhiệm vụ bỏ phiếu. Nếu không nhận được đề xuất đúng hạn, các validator sẽ bỏ qua và chuyển sang vòng tiếp theo.
Điều đặc biệt ở Monad BFT là nó hoạt động theo cơ chế đường ống (pipeline mechanism). Tức mỗi đề xuất không chỉ bao gồm block mới mà còn kèm theo thông tin về quá trình bỏ phiếu từ các vòng trước.
Cơ chế MonadBFT giúp block được xác minh một cách nhanh chóng và an toàn ngay cả khi có một số node gặp sự cố hoặc gian lận. Từ đó nâng cao bảo mật và duy trì hiệu suất mạng lưới.
Mempool là nơi lưu trữ các giao dịch (transaction) chưa được thêm vào khối trong blockchain. Nó giúp các node chia sẻ thông tin giao dịch một cách dễ dàng hơn. Hiện tại trên Ethereum, mỗi node đều có mempool riêng. Nhưng do độ trễ trong giao tiếp hoặc sự khác biệt giữa các node nên mempool có thể khác nhau và chưa có sự đồng bộ tốt.
Để khắc phục điều này, Monad sử dụng kỹ thuật erasure-coding, từ đó giúp giao dịch được chia sẻ giữa các mempool của validator dễ dàng. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các node đồng bộ và có chung thông tin giao dịch.
Ngoài ra, cơ chế này cho phép người đề xuất khối (leader) tham chiếu đến transaction một cách chính xác và nhất quán.
Monad tách biệt quá trình thực thi giao dịch khỏi cơ chế đồng thuận (consensus mechanism). Điều này giúp Monad tăng tốc độ, khả năng mở rộng, cũng như tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, Monad sử dụng “Delayed merkle roots” để đảm bảo tính đồng bộ và ngăn chặn gian lận cho mạng lưới. Không những thế, thời gian xác nhận giao dịch chỉ mất 1 giây.
Monad áp dụng Optimistic Concurrency Control (OCC) và software transactional memory (STM) để xử lý giao dịch song song, nâng cao hiệu suất hệ thống nhưng vẫn đảm bảo rằng kết quả đầu ra có chất lượng giống như khi thực hiện theo trình tự của Ethereum.
Tuy nhiên, cơ chế này đôi khi sẽ xảy ra sai sót. Ví dụ giao dịch (transaction - viết tắt là tx) 1 làm tăng số dư tài khoản A còn tx 2 là chuyển tiền sang tài khoản C. Nếu tx 2 chạy trước khi tx 1 hoàn thành, nó có thể sử dụng số dư cũ, dẫn đến thông tin cuối cùng bị sai. Để khắc phục, Monad theo dõi những dữ liệu mà tx 2 đã sử dụng. Sau đó so sánh với kết quả của tx 1.
Nếu phát hiện ra rằng số dư đã thay đổi, tức là tx 1 đã hoàn tất và tăng số dư thì tx 2 sẽ được thực hiện lại với thông tin chính xác. Như vậy, dù cả hai giao dịch diễn ra song song, Monad vẫn có thể đảm bảo kết quả cuối cùng bằng cách kiểm tra và thực hiện lại nếu cần thiết.
Hiện tại. Monad đã xây dựng được một hệ sinh thái tương đối phát triển với các mảnh ghép như:
Vào ngày 25/7/2024 vừa rồi, có 3 dự án được phát triển trên hệ sinh thái Monad nhận được tổng tài trợ lên tới 16 triệu USD từ các quỹ đầu tư nổi tiếng.
Thông tin trên cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái Monad trong việc xây dựng và phát triển những dự án đột phá. Đồng thời qua khoản đầu tư vào Kuru Exchange, aPriori và Kintsu, chúng ta cũng có thể thấy được phần nào niềm tin mạnh mẽ của các tổ chức lớn dành cho Monad ecosystem.
Monad được phát triển bởi Eunice Giarta, Keone Hon, và James Hunsaker vào năm 2022. Họ đều là những người có kinh nghiệm trong ngành blockchain, tài chính khi từng làm việc ở các tổ chức lớn như Bank of America, Jump Trading,... Cụ thể:
Theo quan điểm cá nhân, mình đánh giá rất cao đội ngũ phát triển của Monad. Tuy chưa đến mức xuất sắc nhưng những gì các thành viên đã làm được trong quá khứ cho thấy đây là một sự kết hợp ăn ý, phù hợp với L1 Monad.
Từ kinh nghiệm kỹ thuật HFT (High-Frequency Trading), kiến thức chuyên sâu về blockchain cho tới khả năng quản lý sản phẩm, tất cả thế mạnh này của team sẽ góp phần tạo nên nền tảng vững chắc và tiềm năng tăng trưởng của Monad.
Có thể nói, Monad chính là một trong những dự án được nhiều nhà đầu tư tin tưởng nhất với số lượng tổ chức tham gia rót vốn rất đông đảo. Sau 3 vòng, số tiền dự án huy động đã vượt qua 244 triệu USD. Cụ thể:
Khác với một số dự án công khai điều kiện nhận airdrop như Blast, Kamino,...thì Monad lại chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về thể lệ airdrop.
Tuy nhiên theo chia sẻ của Cryptorank - một website nổi tiếng về công cụ theo dõi thị trường crypto, cũng như kinh nghiệm làm airdrop của mình thì các hoạt động như giao dịch, cung cấp thanh khoản, sở hữu NFT, hay staking token sẽ giúp anh em có khả năng nhận thưởng cao hơn. Đặc biệt là việc stake Wormhole ($W) - đối tác chính của hệ sinh thái Monad.
Và sau đây là hướng dẫn cụ thể dành cho anh em:
Sui là blockchain L1 có khả năng cung cấp hiệu suất vượt trội và mở rộng cao nhờ sử dụng cơ chế đồng thuận Delegated Proof-of-Stake (DPoS). Theo thống kê của SUI, mạng lưới này có thể xử lý lên tới 297.000 TPS - con số cực kỳ lớn so với mặt bằng chung thị trường.
Một trong những điểm nổi bật của Sui là việc sử dụng Move - ngôn ngữ lập trình được Facebook phát triển cho dự án Diem (Libra). Ngoài mang lại sự an toàn, linh hoạt cao, Move còn cho phép các nhà phát triển dễ dàng triển khai smart contracts và dApps.
Sei Network là blockchain L1 được phát triển với mục tiêu tối ưu các ứng dụng liên quan đến tài chính. Nhờ cơ chế Tendermint và được xây dựng trên Cosmos SDK, Sei cung cấp khả năng tương tác cao với các blockchain trong hệ sinh thái Cosmos.
Được biết đến là Parallelized Ethereum Virtual Machines (PEVMs) đầu tiên trên thị trường crypto, Sei có thể mang lại khả năng xử lý cực nhanh với 12.500 TPS và phí giao dịch thấp.
Ngoài ra, Sei còn có rất nhiều vòng gọi vốn và mang về hơn 45 triệu USD từ các tổ chức lớn trong thị trường như Circle, Coinbase, Multicoin Capital,…
Trên đây là một số thông tin về dự án Monad - layer 1 có khả năng xử lý lên tới 10.000 TPS. Ngoài việc tương thích với EVM, Monad còn hỗ trợ các nhà phát triển triển khai dApps mà không gặp phải rào cản kỹ thuật nào. Điều này tạo tiền đề cho sự phát triển thu hút thêm nhiều dự án và người dùng mới.
Ngoài những lợi thế về công nghệ, Monad còn có đội ngũ phát triển dày dặn kinh nghiệm & chuyên môn trong lĩnh vực blockchain. Hơn nữa Monad còn có sự đồng hành của các tổ chức quỹ hàng đầu trong thị trường crypto.
Qua bài viết này anh em đánh giá thế nào về Monad? Hãy chia sẻ quan điểm bên dưới và cùng thảo luận với thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập