Trong giai đoạn 2023-2024, Layer 2 (L2) được xem là mảnh ghép vô cùng quan trọng trong thị trường Crypto, tuy nhiên, lại không nhận được sự quan tâm nhiều từ nhà đầu tư. Bởi dù giúp Ethereum mở rộng và giảm thiểu chi phí giao dịch nhưng việc đầu tư vào token các L2 lại không mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Từ đó làm cho nhiều người mất hứng thú và phải dè dặt hơn trong việc rót vốn vào mảng này.
Mãi tới cuối năm 2023, sự xuất hiện của L2 mới mang tên Blast đã tạo nên sự sôi động, thu hút chú ý từ phía cộng đồng Crypto. Nhờ mô hình giúp users kiếm thêm thu nhập thụ động từ Native Yield, Blast đã khiến cho nhiều nhà đầu tư tin rằng đây là bước tiến quan trọng của ngách L2.
Vậy Blast là gì? Nó có gì đặc biệt mà khiến nhiều người quan tâm đến thế? Liệu nền tảng này có thật sự “thần thánh” như nhiều người ca tụng hay chỉ là một trò ponzi được đầu tư bài bản? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Blast là giải pháp layer 2 sử dụng công nghệ Optimistic Rollup được xây dựng trên hệ sinh thái của Ethereum. Từ đó giải quyết các vấn đề về hiệu suất, tốc độ cũng như khả năng mở rộng của mạng lưới. Ngoài ra, nhờ khả năng tương thích cao với EVM (Máy Ảo Ethereum) của Blast, các nhà phát triển sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề kỹ thuật khi di chuyển hoặc xây dựng dApps trên hệ sinh thái này.
Blast được biết đến nhanh chóng nhờ việc cung cấp native yield cho ETH và stablecoin- điều mà các L2 khác chưa làm được. Tức Blast là mạng lưới đầu tiên cho phép người dùng có thể kiếm lợi nhuận từ việc nắm giữ các tài sản mà không cần phải thực hiện các hình thức phức tạp như staking, lending,...
Hiện tại (29/8/2024), Blast đang có Total Value Locked (TVL) đạt 808 triệu USD. So với đỉnh cao nhất thì TVL đã giảm gần 70% (2,3 tỷ USD vào 22/6/2024). Tuy nhiên, con số hiện giờ vẫn giúp Blast nằm trong top 10 các L2 có TVL cao nhất, theo thống kê của DefiLlama.
Ngoài ra trong báo cáo về Q2/2024, Blast còn đề cập đến những thành tích ấn tượng như 1,5 triệu người dùng, hơn 200 dApps được xây dựng,… Điều này cho thấy Blast là một trong những nền tảng L2 có tốc độ phát triển nhanh nhất và được nhiều người dùng chú ý trong năm 2024.
Native Yield là khả năng tạo ra lợi nhuận trực tiếp khi nắm giữ tài sản ở trên Blast. Tức người dùng không phải tham gia bất kỳ giao thức DeFi nào cả, chỉ cần nắm ETH và stablecoin cũng có thể nhận về lãi suất. Ngoài ra, Native Yield còn giúp tăng cường thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn trong hệ sinh thái. Bởi nó khuyến khích người dùng giữ tài sản trên nền tảng lâu hơn thay vì chuyển sang blockchain khác.
Và đặc điểm này cũng đã góp phần giúp Blast trở thành mạng lưới đạt 1 tỷ TVL nhanh nhất, tính đến tháng 8/2024..
Hiện tại, anh em sẽ nhận được 6% khi nắm giữ stablecoin trên Blast, còn Ethereum là 3%. Tuy đây không phải là số lãi quá lớn nhưng thực tế thì lại chẳng có mấy L2 làm được điều đó ngoại trừ Blast.
Blast Points là điểm tích lũy mà người dùng có thể kiếm được thông qua giao dịch, staking, cung cấp thanh khoản,...trên Blast. Số điểm này để xếp hạng người dùng, từ đó phân chia phần thưởng, airdrop cho những thành viên tích cực.
Ngoài ra, đây cũng là cách mà Blast thúc đẩy sự cạnh tranh và khuyến khích tham gia tương tác nhiều hơn trên mạng lưới.
Blast Golds là một loại điểm cao cấp dùng để nhận được phần thưởng đặc biệt. Để có được Blast Golds, người dùng phải có sự đóng góp quan trọng cho hệ sinh thái, ví dụ như trở thành các nhà phát triển dApps hoặc anh em có thể đổi 35.000 Points để lấy Blast Golds.
Để tăng số lượng Blast Points và Gold anh em có thể thực hiện 2 cách sau:
Ngoài Points và Golds, hay nhận về lợi nhuận từ Native Yield thì Blast còn tổ chức sự kiện “Blast Big Bang” (17/1 - 17/2/2024) để khuyến khích người dùng tham gia vào phát triển của hệ sinh thái.
Cuộc thi đã thu hút hơn 3000 đội tham gia, từ đó cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng đối với hệ sinh thái của Blast.
Người dùng sẽ nhận được lãi suất thông qua số lượng ETH và stablecoin có ở trên Blast. Cụ thể:
Khi người dùng chuyển ETH đến Blast, tài sản được tự động staking vào Lido Finance. Sau đó, quá trình Auto rebasing sẽ được thực hiện. Khi này, khoản tiền lãi trong ví của người dùng sẽ tự động điều chỉnh, nếu nắm giữ lâu thì lợi nhuận càng tăng lên.
Nếu nắm giữ USDC, USDT và DAI thì người dùng sẽ nhận được USDB - một loại auto-rebasing stablecoin và một phần lợi nhuận khi Blast gửi số tiền trên đến MakerDAO.
Jarrod Watts - cựu nhân viên của Polygon Labs đã chỉ ra Blast có thể gây ra rủi ro bảo mật vì tính tập trung hóa khi sử dụng cơ chế multisig (đa chữ ký), chỉ cần 3 trên 5 người đồng thuận là giao dịch được hoàn thành. Điều này có thể khiến hệ thống dễ bị tấn công hơn nếu một số chữ ký bị lộ. Thậm chí toàn bộ tài sản trên nền tảng còn có nguy cơ bị kiểm soát hoặc rug pull nếu những người này có ý đồ xấu.
Vì Blast gửi tiền của nhà đầu tư vào Lido, MakerDAO vậy nên nếu các giao thức này gặp vấn đề thanh khoản thì Blast cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Còn chưa kể ETH của người dùng sẽ được chuyển thành stETH (staked ETH) nên tình trạng mất peg có thể xảy ra. Nếu trường hợp bán tháo xảy ra thì Blast sẽ cần lượng thanh khoản lớn hơn để đáp ứng các yêu cầu rút tiền.
Mô hình của Blast là mang tiền người dùng đi kinh doanh và chia lại lợi nhuận (yield). Nhưng nếu nền tảng này không có khả năng quản lý tốt hoặc sơ suất trong việc đề phòng rủi ro thì người dùng có thể chịu thiệt hại nặng nề.
Ví dụ như Blast đầu tư quá nhiều vào một tài sản hoặc giao thức duy nhất. Nếu không theo dõi, kiểm tra định kỳ thì khi xảy ra sự cố, tài sản và uy tín của Blast sẽ bị ảnh hưởng.
Vào ngày 23/11/2023, Simon Dedic - CEO của MoonRock Capital cho rằng Blast chỉ là trò ponzi (đa cấp) chứ thực chất không có sự đột phá về mặt công nghệ gì cả. Theo cá nhân mình, ý kiến này không sai. Vì đúng là nhờ mô hình kinh doanh mà Blast có thể nhanh chóng trở thành một trong các L2 sở hữu TVL cao nhất dù công nghệ chưa nổi bật. Đấy cũng đã là sự thành công rồi.
Tieshun Roquerre (Founder và CEO) được mọi người biết đến qua nickname “Pacman” hoặc vị thế nhà sáng lập trẻ tuổi của Blur - NFT Marketplace hàng đầu thị trường.
Theo mình, đây là người có đầu óc sáng tạo, biết tìm ra những điểm mới và đột phá trong ngành Crypto. Cộng với kinh nghiệm từ quá trình xây dựng lên Blur thì chúng ta có thể phần nào tin tưởng được khả năng của con người này.
Ngoài ra, Blast còn có các thành viên khác như Kelvin Ho (COO) và Adi Singh (CTO) nhưng họ chưa có nhiều thành tựu nổi bật.
Ngày 21/11/2023, Blast đã thành công huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân nổi tiếng trong thị trường như Paradigm, Larry Cermak,… Đây là một dấu mốc quan trọng bởi nó thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng vào khả năng phát triển và sức hấp dẫn của Blast.
Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, Blast đã hợp tác với nhiều dự án tên tuổi trong thị trường. Có thể kể đến như ANKR - nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng để triển khai và quản lý các node, Pyth Network - Oracle có khả năng cung cấp dữ liệu chất lượng cao,…
Blast có 2 đợt airdrop, trong đó token của Phase 1 sẽ được phân phối vào 21h00 ngày 26/06/2024 (giờ Việt Nam).
Trong đợt 1, dự án sẽ dành 17% tổng cung (17 tỷ BLAST) cho những đối tượng sau:
Theo thông tin từ kênh X của Blast, dự án sẽ triển khai đợt airdrop thứ 2 lên tới 10 tỷ toke BLAST. Cụ thể:
Vì sự kiện này kéo dài đến tận tháng 6/2025 nên người dùng sẽ có rất nhiều thời gian để tích lũy điểm thưởng với đa dạng chiến lược khác nhau như liên tục tích lũy các loại tài sản ETH, WETH, USDB và BLAST để gia tăng Blast Points.
Phân bổ | Tỉ lệ |
Community | 50% |
Core Contributors | 25.5% |
Investors | 16.5% |
Blast Foundation | 8% |
Có thể thấy, Blast dành đến một nửa nguồn cung (50%) để phát triển cộng đồng. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy có rất nhiều sự kiện, chương trình khuyến khích được diễn ra liên tục kể từ ngày mainnet (29/2/2024).
Ngoài ra, đội ngũ phát triển của Blast cũng nhận về 8% tổng cung. 25,5% tiếp theo dành cho những người dùng và dự án có đóng góp tích cực trong hệ sinh thái. Phần còn lại (16,5%) sẽ được phân bổ cho các nhà đầu tư của Blast.
BLAST là token native của Blast, nó được sử dụng vào những mục đích quản trị (Governance) mạng lưới. Từ đó những người nắm giữ có thể trực tiếp tham gia vào đề xuất, bỏ phiếu cho các thay đổi của Blast.
BLAST hiện đã có mặt trên rất nhiều sàn giao dịch như: Bybit, MEXC, Bitget,... Anh em có thể mua và sở hữu trực tiếp tại các sàn trên.
Trên đây là một số thông tin về Blast, dự án L2 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất lịch sử, tính đến tháng 8/2024. Có thể thấy, Native Yield chính là lý do thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái này. Bởi thay vì để tiền “nằm yên một chỗ” thì người dùng lại có thể kiếm lãi khi để tài sản trên Blast.
Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, anh em nên tham gia hệ sinh thái để trải nghiệm, khám phá và tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng. Chứ không nên kiếm thu nhập thụ động bằng Native Yield. Bởi lãi suất nó mang lại cũng không quá ấn tượng. Thay vào đó, anh em có thể tìm hiểu về DeFi, tham gia vào các giao thức Lending, cung cấp thanh khoản,...để nhận về lợi nhuận lớn hơn.
Nên chú ý tới một số nền tảng DeFi được hỗ trợ bởi các tổ chức uy tín hàng đầu, từ đó có thể yên tâm khi gửi tài sản của mình vào. Còn nếu anh em chưa rõ cách sử dụng giao thức nào hay quy trình tham gia thì đừng quên bình luận xuống phía dưới để cùng thảo luận với mình và các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập