Trong thị trường crypto, nếu thiếu Oracle thì việc tiếp cận dữ liệu thực tế của các dự án sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thậm chí, các smart contract không thể thực hiện giao dịch chính xác. Điều này dẫn đến giảm tính tin cậy, bảo mật và khả năng mở rộng của các hệ sinh thái blockchain.
Tính đến tháng 09/2024, Chainlink đã trở thành lựa chọn Oracle hàng đầu của rất nhiều dự án Crypto. Với quy mô ảnh hưởng rộng lớn, Chainlink hiện chiếm hơn 46% Total Value Secured toàn mảng. Vậy chính xác cơ chế hoạt động Chainlink là gì? Công nghệ của nền tảng Oracle này có gì nổi bật mà có thể chiếm lĩnh thị phần lớn đến vậy? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Chainlink là mạng lưới hàng đầu trong mảng Oracle phi tập trung. Tức nhiệm vụ của dự án này chính là cung cấp các dữ liệu từ thế giới thực (Off-chain) như giá tài sản, thông tin thể thao,... cho các smart contract (hợp đồng thông minh). Về cơ bản, nó chính là cầu nối giữa thế giới thực và blockchain.
Có thể nói, Chainlink là Oracle lớn nhất hiện nay với hơn 2000 dự án được tích hợp vào hệ sinh thái, ví dụ như AAVE, Lido, Curve, Pendle,...
Không những thế Chainlink còn hợp tác với các tổ chức, công ty hàng đầu thế giới như SWIFT - mạng lưới liên ngân hàng lớn nhất toàn cầu, Google Cloud - dịch vụ đám mây của Google,...
Theo report 2023 của Chainlink, dự án ghi nhận hơn 9,3 nghìn tỷ USD tổng giá trị được giao dịch. Và có 11,5 tỷ dữ liệu được cung cấp trên chuỗi - đây là một con số cực kỳ lớn trong thị trường crypto. Ngoài ra, để phát triển cộng đồng, Chainlink đã tổ chức hơn 250 buổi gặp gỡ tại 30 quốc gia khác nhau, thu hút hơn 32.000 người tham gia các cuộc thi hackathon để xây dựng hệ sinh thái.
Như bao Oracle khác, cách hoạt động cơ bản của Chainlink cũng chỉ đơn giản là thu thập dữ liệu ngoài chuỗi (off-chain) như giá thị trường, dữ liệu thời tiết,… Sau đó, các thông tin này sẽ được đưa đến bộ máy của Chainlink để tổng hợp và chọn lọc. Cuối cùng, dữ liệu sẽ được gửi cho các smart contracts để thực hiện các giao dịch, hoạt động lending & borrowing,…
Uy tín và độ phổ biến là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn một dự án Oracle. Xét ở thời điểm hiện tại (tháng 9/2024). Chainlink chắc chắn là cái tên được nhắc đến đầu tiên nếu xét theo đặc điểm này.
Trong các dự án làm về Oracle, Chainlink có vốn hóa thị trường cao nhất, lên tới 6,11 tỷ USD (6/9/2024). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc riêng một mình Chainlink chiếm 73% thị phần của lĩnh vực này.
Staking là việc dự án cho phép nhà đầu tư khóa token và nhận lãi suất. Hiện tại (6/9/2024), mức APR khi stake trên Chainlink sẽ là 4,32%.
Community Pool đã được lấp đầy với hơn 40,8 triệu LINK. Vì vậy, dù có muốn, các stakers cũng không thể tham gia hoạt động này được nữa.
Ngoài vấn đề tăng cường tính bảo mật và vẹn toàn cho mạng lưới, Chainlink staking còn đem tới một số lợi ích quan trọng sau:
Ngày 28/11/2023, Chainlink đã ra mắt Chainlink Staking phiên bản 0.2 với nhiều cải tiến mới như tháo staking linh hoạt, khả năng tương thích nhờ kiến trúc modular,...Và chỉ chưa đầy 7 tiếng từ thời điểm Early Access, pool staking đã được lấp đầy.
Vào ngày 28/9/2022, Chainlink BUILD đã ra mắt thị trường. Đây là chương trình hỗ trợ các dự án phát triển trong hệ sinh thái Chainlink bằng cách cung cấp quyền truy cập nâng cao vào các dịch vụ của mạng lưới này.
Để tham gia BUILD, dự án chỉ cần nộp đơn ứng tuyển, sau đó đội ngũ phát triển của Chainlink sẽ xem xét và đưa quyết định. Đặc quyền khi tham gia chương trình là truy cập trực tiếp các API của Chainlink và API bên ngoài hoặc tư vấn, hỗ trợ trong quá trình tích hợp.
Chainlink SCALE là một phần của Chainlink Economics 2.0. với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các layer 1 (L1) và layer 2 (L2), đồng thời giảm chi phí hoạt động của dịch vụ Oracle. Tức các blockchain cam kết trả một khoản chi phí hoạt động của Chainlink trong khoảng thời gian nhất định.
Đổi lại, các nhà phát triển trên hệ sinh thái đó có thể tiếp cận nhiều dịch vụ Oracle quan trọng hơn hoặc các dữ liệu phù hợp với nhu cầu của họ.
Tính đến lần cập nhật gần nhất của Chainlink SCALE vào tháng 6/2023, đã có 7 hệ sinh thái xác nhận tham gia. Trong đó có một số cái tên nổi bật như Avalanche, StarkNet, Base,…
Không chỉ các nhà phát triển dự án blockchain, đến cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta cũng có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm các thông tin liên quan đến Chainlink qua các nguồn như Blog, Tech Talk,...
Đây là điều mình thấy có ít dự án Oracle dành công sức để làm. Phần lớn chỉ cung cấp thông tin tương đối cơ bản, không có chiều sâu cũng như đa dạng giống Chainlink. Mà đây là khía cạnh rất cần thiết cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.
Với khả năng cung cấp data chất lượng cao, Chainlink đã mang đến rất nhiều công dụng. Cụ thể:
Đây là sản phẩm chủ lực của Chainlink có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu ngoài chuỗi (off-chain) một cách đầy đủ, chính xác và an toàn cho các smart contract.
Hiện tại, Data Feed của Chainlink cung cấp rất nhiều loại data khác nhau dựa trên nhu cầu của người dùng như:
Để mang đến chất lượng đầu ra tốt nhất, dữ liệu sẽ được Chainlink lấy ở nhiều nơi như Binance, HTX, OKX,...
Sau đó chúng sẽ được chuyển đến Data aggregators và tạo ra các mức giá trung bình. Cuối cùng, Chainlink nodes sẽ tổng hợp và chọn lọc dữ liệu hợp lý nhất để gửi đến khách hàng. Việc sử dụng nhiều lớp dữ liệu khác nhau cũng chính là cách mà Chainlink tránh thao túng dữ liệu.
Functions là một tính năng cho phép smart contracts dễ dàng truy cập và lấy dữ từ các API. Ví dụ như lấy kết quả thể thao gần đây, dữ liệu tài chính từ các giao thức Web3,...
Hoặc các nhà phát triển cũng có thể sử dụng Chainlink Functions để kết nối các giao thức Web3 với thiết bị IoT. Còn rất nhiều cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của dự án.
Chainlink Automation là hệ thống giúp tự động hóa smart contract nhằm nâng cao bảo mật, tiết kiệm thời gian, chi phí,...cho các nền tảng Web3.
Không chỉ sử dụng trong lĩnh vực DeFi, Chainlink Automation còn có thể áp dụng cho rất nhiều ngách khác nhau như derivatives, predictions markets,...
Chainlink VRF (Verifiable Random Function) có thể hiểu là biện pháp sử dụng hàm ngẫu nhiên để xác minh và giải quyết vấn đề thao túng kết quả trong NFT, GameFi và các blockchain.
Ngoài tạo số ngẫu nhiên, Chainlink VRF còn mang tới nhiều công dụng khác:
Để rõ hơn, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về cách thức hoạt động của Chainlink VRF:
Hệ thống tài chính tuy mang lại nhiều lợi ích cho người dùng nhưng đi kèm với đó là các rủi ro liên quan đến tính minh bạch. Vậy nên, Proof of Reserve (PoR) của Chainlink ra đời để cung cấp các dữ liệu và giúp việc kiểm toán tài sản thế chấp một cách tự động và chính xác hơn.
Mô hình hoạt động cơ bản của PoR là việc cập nhật dữ liệu sao cho thông tin off-chain khớp với on-chain. Ví dụ Chainlink PoR giúp xác minh các stablecoin (như TUSD) được bảo đảm bằng tài sản thực sự (như USD). Cách làm là thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy và sử dụng các Oracle phi tập trung cập nhật dữ liệu. Ví dụ nếu tài sản thế chấp tăng lên, thông tin trên blockchain sẽ tự động cập nhật để phản ánh sự gia tăng này và ngược lại.
Chainlink CCIP (Cross-Chain Interoperability Protocol) là một giao thức có vai trò thúc đẩy các hoạt động cross-chain như chuyển dữ liệu, gửi token,… Hiện tại, Chainlink CCIP đã hỗ trợ rất nhiều mạng lưới blockchain phổ biến như Arbitrum, Avalanche, Optimism,...
Các tính năng chính của CCIP bao gồm:
Theo thống kê từ Dune, khối lượng tích lũy được hỗ trợ bằng CCIP lên tới 229 triệu USD.
Trong đó, tổng khối lượng tài sản được chuyển bằng USDC có giá trị hơn 192 triệu USD, chiếm 84,1%.
Chainlink là dự án có số lượng thành viên đông đảo bậc nhất thị trường Crypto, với hơn 500 người, tính đến ngày 6/9/2024. Điều này cũng không khó hiểu vì giờ đây Chainlink đã đóng vai trò quan trọng, cung cấp phần lớn dữ liệu cho các dự án blockchain.
Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những người nổi bật nhất trong bộ máy hoạt động của Oracle này nhé.
Không chỉ có đội ngũ phát triển dày dặn kinh nghiệm mà Chainlink còn gây ấn tượng với dàn cố vấn có profile cực khủng:
Vào ngày 19/9/2017, vòng Private Sale của Chainlink đã thành công huy động được 29 triệu USD với mức giá 0,09 USD/LINK. Trong đó có sự tham gia của các quỹ đầu tư nổi tiếng như Framework Ventures, Fundamental Labs, Nirvana Capital,...
Nếu tính theo giá lúc token LINK đạt ATH 52.82 USD thì các investor này đã lãi hơn 586 lần. Còn theo giá thời điểm hiện tại là 10,36 USD (ngày 6/9/2024) thì họ mang về khoản lợi nhuận hơn 115.000%.
Mạng lưới đối tác của Chainlink vô cùng đa dạng với hơn 2000 tổ chức trong nhiều lĩnh vực.
Tính đến thời điểm hiện tại (ngày 6/9/2024), Chainlink có 94 Node Operators tham gia vào mạng lưới nhằm cung cấp dữ liệu chính xác và an toàn như Coinbase Cloud, LexisNexis, Kraken, Framework Labs, HTX, Binance,...
Ngoài ra, số lượng Data providers của Chainlink cũng đa dạng không kém khi có tới 103 tổ chức, dự án khác nhau. Nổi bật trong đó là Coingecko, Associated Press, Arkham, GSR,...
Còn chưa kể đến các tổ chức trong thị trường truyền thống của Chainlink cũng vô cùng uy tín như SWIFT - Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng, T Systems - công ty con của tập đoàn viễn thông lớn nhất Châu Âu Deutsche Telekom, Swisscom - một nhà cung cấp viễn thông nổi tiếng tại Thụy Sĩ,…
Phân bổ | Tỉ lệ |
Company | 30% |
Node Operator & Ecosystem | 35% |
Public token sale | 35% |
Hiện tại vẫn chưa có thông tin phân bổ token được công bố từ phía dự án. Dữ liệu phía trên được cập nhật theo thông tin từ Coingecko, nếu trong tương lai có thông báo mới, mình sẽ cập nhật sớm cho anh em.
Theo lịch unlock, hiện tại các token LINK đều đã được mở khóa hết. Tuy nhiên, lý do thời điểm hiện tại số lượng lưu hành (Circulating supply) mới chỉ đạt hơn 600 triệu token là vì cơ chế Chainlink Economic 2.0.
Vậy nên một lượng token sẽ bị khóa để staking hoặc thực hiện các hoạt động khác.
LINK là token native của mạng lưới Chainlink, nó được sử dụng vào những mục đích như:
Chainlink hiện đã có mặt trên rất nhiều sàn giao dịch như: Binance, Bybit, OKX, Bitget, Uniswap, PancakeSwap.... Anh em có thể mua và sở hữu trực tiếp tại các sàn trên hoặc ví cá nhân như Metamask, Trust Wallet,....
Pyth Network là mạng lưới cung cấp dịch vụ Oracle phi tập trung có độ chính xác cao nhờ các mô hình xử lý dữ liệu nhanh chóng. Hiện nay Pyth đã hỗ trợ hơn 70 mạng lưới khác nhau như Ethereum, BNB Chain, Optimism,...
Đồng thời có trên 390 đối tác tại nhiều lĩnh vực như Sony Group, TradingView, Castle Island Ventures, AAVE, Synthetix, Injective,… Điều đặc biệt của Pyth chính là việc tập trung vào cung cấp dữ liệu về giá cả (tài chính) thay vì đa dạng như các Oracle khác. Việc này giúp cho mạng lưới cung cấp data nhanh chóng với độ chính xác cao.
Nhiều ý kiến cho rằng vị thế dẫn đầu của Chainlink đang dần bị lung lay trước sự phát triển nhanh chóng của Pyth Network. Đặc biệt là ở khả năng cung cấp dữ liệu với độ trễ thấp và chất lượng cao. Vậy nên, nếu không có những bước cải tiến mới hấp dẫn người dùng, trong tương lai không xa, rất có khả năng Chainlink sẽ bị Pyth đánh bại.
Tóm lại, Chainlink đã và đang khẳng định vị thế của mình trong thị trường crypto. Với khả năng cung cấp dữ liệu chất lượng và bảo mật cao, cũng dễ hiểu khi Chainlink trở thành dự án Oracle lớn và quan trọng nhất trong việc kết nối blockchain với thế giới thực.
Chưa kể đội ngũ phát triển giàu kinh nghiệm, các cố vấn chiến lược hàng đầu và mạng lưới đối tác hùng hậu, Chainlink đã xây dựng được nền tảng vững chắc và củng cố được sức mạnh của mình. Điều này thể hiện rõ qua những thành tựu nổi bật mà dự án đã đạt được, từ việc cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho hàng loạt ứng dụng DeFi tên tuổi đến khả năng chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực Oracle.
Qua bài viết này anh em đánh giá thế nào về Chainlink? Liệu đây có phải dự án đầu tư dài hạn, sánh vai với những Ethereum hay Bitcoin không Hãy chia sẻ quan điểm bên dưới và cùng thảo luận với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập