Theo thông tin từ Coinranking, tính đến thời điểm tháng 10/2024, thị trường crypto đã có tới 150 dự án layer 1 (L1) khác nhau. Điều này cho thấy nhu cầu lớn từ người dùng cũng như tiềm năng phát triển của mảng này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, chính sự đa dạng ấy cũng khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc chọn lựa đầu tư L1 phù hợp. Bởi người dùng hiểu rằng chỉ những mạng lưới thực sự chất lượng mới có khả năng giúp họ kiếm được tiền.
Và để giải quyết nỗi băn khoăn trên, mình sẽ gợi ý một số dự án tiềm năng để mọi người dễ dàng theo dõi nhé!
Layer 1 là phần cốt lõi của hệ thống blockchain khi có nhiệm vụ xử lý giao dịch của mạng lưới. Đặc biệt, nó còn được ví như “nền móng” của hệ sinh thái khi cho phép các ứng dụng phi tập trung (dApps), giao thức khác xây dựng và phát triển trên đó.
Có thể nói L1 chính là yếu tố quyết định sự thành bại của toàn bộ hệ sinh thái. Bởi nếu L1 sở hữu sức mạnh nội tại tốt, được nhiều người sử dụng thì các dự án được xây dựng trên đó cũng được hưởng lợi và có nhiều nguồn lực phát triển.
Aptos là blockchain layer 1 được ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề mà Ethereum đang gặp phải nhờ có khả năng xử lý 160.000 TPS (số giao dịch mỗi giây).
Việc sử dụng Move - ngôn ngữ lập trình dành cho dự án Diem của Facebook, cùng với thuật toán đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT) và Block-STM đã giúp Aptos dễ dàng thực thi song song nhiều giao dịch cùng lúc. Từ đó duy trì hiệu suất cao ngay cả khi mạng lưới phải chịu trọng tải lớn do quá tải người sử dụng.
Tính đến ngày 7/10/2024, Aptos đã có hơn 27,6 triệu địa chỉ ví trong đó 4,7 triệu người là hoạt động tích cực hàng tháng. 30 ngày gần đây (tính đến 10/10/2024) số giao dịch của mạng lưới này đã đạt mức 86,5 triệu lượt. Còn tổng số lượng giao dịch tích lũy của dự án thì đã lên tới 1,8 tỷ transactions.
Đặc biệt qua 6 vòng gọi vốn, tổng số tiền Aptos huy động được đã lên tới 350 triệu USD - đây là một con số không hề nhỏ trong thị trường crypto. Số tiền mà Aptos có được đến từ các quỹ đầu tư hàng đầu như a16z, Binance Labs, DragonFly Capital, Coinbase Ventures, Multicoin Capital,...
Ngoài ra, mạng lưới còn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức lớn là Microsoft, Google Cloud, Mastercard, AWS,...Điều này cho thấy Aptos đã có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ về cả tài chính lẫn công nghệ, từ đó tạo ra một nền móng vững chắc để phát triển lâu dài.
Sui là blockchain L1 có khả năng mở rộng cực lớn lên tới 297.000 TPS nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MOVE và thuật toán đồng thuận Narwhal-Tusk.
Tính đến ngày 10/10/2024, Sui đã thành công huy động hơn 385,7 triệu USD từ các VCs tên tuổi như Andreessen Horowitz (a16z), Binance Labs, Coinbase Ventures, Circle,...Đồng thời số tiền này còn đến từ các đợt ra mắt trên Binance launchpool, Bybit, OKX Jumpstart,...
Đọc thêm: Tổng quan sức nóng hệ Sui: Tiềm năng tăng trưởng trong Q4/2024
Ngoài ra, Sui cũng rất chú trọng vào việc phát triển hệ sinh thái khi tổ chức nhiều hackathon, community programs khác nhau, thu hút được đông đảo người tham gia. Ví dụ như trong Sui Overflow, cuộc thi Hackathon toàn cầu đầu tiên của Sui, đã có tới 300 đội tham gia.
NEAR Protocol là mạng lưới blockchain L1 có khả năng mở rộng cao lên tới 100.000 TPS với chi phí thấp nhờ sử dụng Nightshade - một giải pháp sharding để phân mảnh và xử lý các dữ liệu.
Đồng thời nhờ sử dụng Rainbow Bridge nên Near cho phép người dùng chuyển đổi token sang Ethereum một cách đơn giản và nhanh chóng.
Hơn nữa, trong hệ sinh thái của Near còn có giải pháp Layer 2 tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine) mang tên AuroraEVM. Nhờ vậy, các nhà phát triển ở Ethereum có thể dễ dàng triển khai dApp của họ trên Near mà không cần phải xây dựng lại từ đầu.
Theo thống kê của DappRadar tính đến ngày 10/10/2024, số giao dịch của Near đã đạt mức 1,3 tỷ lượt với tổng giá trị lên tới 9,6 tỷ USD.
Ngoài ra, Near Protocol còn huy động được hơn 607,4 triệu USD từ các nhà đầu tư nổi tiếng trong thị trường crypto như Pantera Capital, Circle, Coinbase Ventures, DragonFly Capital,...
Vào ngày 24/5/2024, Co-founder của Near Protocol đã ra thông báo về kế hoạch xây dựng “NEAR AI” tối ưu hóa quyền riêng tư của người dùng.
Theo quan điểm cá nhân mình, việc lấn sân sang AI có thể là một lựa chọn đúng đắn của Near. Bởi chúng ta đều hiểu tiềm năng phát triển của AI trong giai đoạn tới sẽ khủng khiếp đến mức nào. Nếu kế hoạch này thành công thì Near sẽ trở thành một trong những blockchain tiên phong trong việc tích hợp AI và đây cũng chính là động lực lớn giúp giá token tăng trưởng.
Hyperliquid là blockchain layer 1 tập trung cung cấp trải nghiệm giao dịch phái sinh tốt nhất dành cho người dùng on-chain.
Hyperliquid hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake và bộ công cụ Tendermint của Cosmos. Tuy nhiên, sau đó, dự án đã chuyển sang cơ chế đồng thuận HyperBFT (Byzantine Fault Tolerance) để xử lý giao dịch tốt hơn. Điều này giúp dự án có thể tối ưu hiệu suất và cạnh tranh trực tiếp với các sàn CEX như Binance, OKX, Bybit,...
Đọc thêm: Hyperliquid chuẩn bị token launch HYPE và ra mắt EVM mainnet
Tính đến thời điểm hiện tại (10/10/2024) Hyperliquid đã cung cấp tới 137 loại tài sản khác nhau, từ đó người dùng có thể yên tâm thực hiện giao dịch với hầu hết các token phổ biến trên thị trường.
Hơn nữa, số lượng người dùng tham gia mạng lưới cũng vô cùng ấn tượng khi đạt mốc 206 triệu user với khối lượng trong 24h lên tới 1 tỷ USD. Đồng thời TVL (Total Value Locked) của dự án cũng liên tục tăng trong một năm gần đây và đạt mức 696 triệu USD vào ngày 10/10/2024.
Monad là layer 1 có khả năng xử lý tới 10.000 giao dịch mỗi giây. Đồng thời, nhờ tính tương thích cao với EVM nên Monad cho phép các nhà phát triển có thể dễ dàng triển khai dApp mà không tốn thời gian, công sức xây lại từ đầu.
Để làm được điều này, Monad đã phải triển khai các cơ chế riêng như MonadBFT, MonadDB, Shared Mempool,... Ngoài ra, khi tương tác trên mạng lưới của Monad, người dùng không cần phải lo lắng quá nhiều về chi phí giống như Ethereum bởi phí gas ở blockchain này gần như bằng 0.
Theo thông tin từ cryptorank, Monad đã thành công huy động được 244 triệu USD từ 3 vòng gọi vốn. Trong đó có sự tham gia của DragonFly Capital, Paradigm,Coinbase Ventures, Shima Capital,...
TON (The Open Network) là blockchain layer 1 được xây dựng bởi đội ngũ phát triển cũ của Telegram - ứng dụng trò chuyện có hơn 950 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, sau một vài rắc rối đến từ Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), Telegram đã thông báo rút khỏi dự án TON vào năm 2020 và công việc xây dựng TON được chuyển giao cho các nhà phát triển khác trong cộng đồng.
TON giúp người dùng có thể giao dịch nhanh chóng, tiết kiệm chi phí TON Virtual Machine (TVM) và giải pháp Sharding. Hơn nữa, TON còn cho biết mục tiêu của họ chính là mass adoption, tức giúp nhiều người dùng trên thế giới dễ dàng tiếp cận với blockchain.
Theo thống kê của Cryptorank, TON đã huy động được 58 triệu USD từ các VCs nổi tiếng như Pantera Capital, DWF Labs,... Đồng thời TON còn tham gia Launchpool Binance, Gate.io Startup và OKX Jumpstart.
Ngoài ra, TON cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức tên tuổi trong thị trường crypto như Wintermute, Haskey Group, Tether, Blockchain.com, GSR,…
BNB Chain (viết tắt của Build and Build Chain) là blockchain layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Staked Authority (PoSA), tức kết hợp giữa staking và authority node.
Điểm đặc biệt giúp BNB chain được đông đảo nhà đầu tư crypto biết đến là vì nó có mối liên hệ với Binance - sàn giao dịch crypto hàng đầu thế giới.
BNB Chain tự hào là mạng lưới blockchain dẫn đầu về lượng người dùng hàng ngày với con số ấn tượng hơn 1 triệu Daily Active Users. Ngoài ra, mạng lưới này còn thu hút hơn 2000 dApps hoạt động và đạt được hơn 287,000 người chơi game hàng tuần.
Có thể nói, BNB là đồng coin có nhiều công dụng nhất trong các mạng lưới blockchain hiện nay. Vì ngoài chức năng quản trị, staking như các blockchain khác, BNB còn cho phép người dùng sử dụng để giảm phí giao dịch, tham gia Binance Launchpad, Launchpool, Listing Fee, Proposal Fee,..
Dù thị trường crypto không ngừng phát triển với hàng loạt các xu hướng mới được ra mắt như AI, L2, RWA,... nhưng L1 vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng nhà đầu tư với vai trò quan trọng trên hệ thống blockchain.
Những dự án L1 mình đề cập ở phía trên không chỉ mang lại các giải pháp về hiệu suất, phí giao dịch mà nó còn là nền tảng để các ứng dụng được xây dựng trên đó. Vậy nên, nếu không có những L1 này thì dù dự án dự án có tính ứng dụng cao đến đâu, công nghệ hay đến mức nào cũng khó mà phát triển mạnh mẽ được.
Dẫu vậy, với sự biến động của thị trường crypto, anh em vẫn cần phải nghiên cứu và cân nhắc rủi ro thật kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư vào bất kỳ dự án nào. Chỉ khi thật sự hiểu về công nghệ, động lực phát triển của dự án thì anh em mới có thể tin tưởng hold dài hạn và “hái quả ngọt” sau này.
Qua bài viết trên anh em đã lựa chọn được dự án L1 tiềm năng để nghiên cứu, đầu tư chưa? Hãy chia sẻ quan điểm của xuống dưới và cùng thảo luận với mình và các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập