Hầu hết các mạng lưới lớn nhất hiện nay đều hoạt động theo hướng Monolithic Blockchain. Điều này khiến cho việc mở rộng quy mô gặp nhiều khó khăn cũng như tính linh hoạt không cao.
Và xu hướng Modular Blockchain đã ra đời để giải quyết các vấn đề nhức nhối trên. Vậy Modular Blockchain được cấu tạo như thế nào mà lại mang đến sự hiệu quả đó? Hiện nay có những dự án Modular nào chúng ta nên tập trung theo dõi? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Hiện nay, kiến trúc của blockchain được chia thành các layer chính như:
Modular Blockchain là giải pháp mở rộng bằng cách tách các chức năng và nhiệm vụ thành nhiều layer khác nhau. Thay vì xử lý tất cả trong một lớp như Monolithic blockchain.
Đọc thêm: TOP 7 Layer 1 tiềm năng tăng trưởng vượt trội trong chu kỳ crypto 2024-2025
Anh em cứ hiểu đơn giản rằng modular blockchain giống như một nhà máy sản xuất, có các bộ phận khác nhau hoạt động riêng biệt. Do vậy, mỗi một nhiệm vụ sẽ được tối ưu hóa, từ đó giúp quy trình trở nên linh hoạt, dễ dàng mở rộng, nâng cấp và đạt được hiệu quả cao hơn.
Ngược lại, Monolithic Blockchain lại giống như công ty sản xuất làm mọi việc từ A-Z. Tuy dễ dàng kiểm soát, thông tin chuyển tiếp giữa các bộ phận diễn ra nhanh chóng nhưng nó lại khó có thể tích hợp, nâng cấp công nghệ mới hay cải thiện hiệu suất như modular blockchain.
Vậy nên, Modular blockchain được các nhà đầu tư Crypto đánh giá là giải pháp tương lai. Các dự án thuộc xu hướng này cũng trở nên hấp dẫn và hứa hẹn thu hút nhiều sự quan tâm hơn nữa.
Khi nhắc đến Modular blockchain, chắc hẳn phần lớn anh em đều nhớ đến cái tên Celestia - dự án dẫn đầu trong ngách Data Availability (DA). Bằng cách sử dụng data availability proofs và tạo ra một layer chuyên đảm bảo dữ liệu nên tất cả các node của Celestia không cần phải xử lý từng giao dịch.
Điều này giúp cho các Layer 1, Layer 2 trong hệ sinh thái của Celestia tránh được tình trạng “data not available” và không cần phụ thuộc vào toàn bộ mạng lưới lưu trữ mà vẫn có thể xử lý dữ liệu hiệu quả.
Tính từ năm 2021 đến giờ, dự án đã huy động được tổng cộng 156,59 triệu USD qua 4 vòng gọi vốn. Trong đó có các quỹ đầu tư hàng đầu thị trường crypto như Polychain Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures, The Spartan Group,...
Optimism là Layer 2 sử dụng Optimistic Rollup thuộc hệ sinh thái Ethereum. Vì là Execution Layer nên Optimism có nhiệm vụ giảm tải cho mạng lưới Ethereum bằng cách sử dụng lớp thực thi để xử lý các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain). Sau đó sẽ gửi lại các dữ liệu cần thiết cho Ethereum (DA & Consensus) để xác minh tính chính xác của giao dịch.
Ngoài ra, Optimism còn tuyên bố về mục tiêu trở thành Superchain khi thực hiện xây dựng SuperchainERC20 - token chung giúp người dùng dễ dàng luân chuyển tài sản giữa các layer 2.
Tính đến thời điểm hiện tại (27/10/2024), Optimism đã có hơn 353 triệu lượt giao dịch với tổng số user lên tới gần 12 triệu ví.
Nếu xét về fundraising thì Optimism là layer 2 có khả năng huy động được nhiều tiền nhất. Bởi qua 3 vòng gọi vốn và 1 đợt OTC thì dự án này đã nhận được 267,5 triệu USD từ Andreessen Horowitz, Coinbase Ventures, Paradigm,…
Polygon Avail là sản phẩm thuộc Data Availability Layer trong Modular blockchain được tách ra từ Polychain nhằm giải quyết các vấn đề mà các mạng lưới như Bitcoin, Ethereum,... đang gặp phải. Avail không phải là một blockchain đầy đủ mà hoạt động như một lớp cơ sở hạ tầng để đảm bảo dữ liệu từ các chuỗi khác được lưu trữ và sẵn sàng khi cần.
Điều này đặc biệt hữu ích cho dự án cần một lớp DA mà không phải sử dụng công suất của toàn bộ mạng lưới. Ngoài Modular blockchain (Avail DA) thì dự án này còn có hai sản phẩm khác là Avail Nexus và Avail Fusion.
Dự án đã huy động được 70 triệu USD từ DragonFly Capital, HashKey Capital,... Đồng thời vào ngày 23/7/2024 vừa qua, Polygon Avail đã thành công mainnet và airdrop 600 triệu token cho hơn 354 nghìn ví.
ZKsync là giải pháp layer 2 sử dụng ZK-Rollups, thuộc lớp Execution. ZKsync có nhiệm vụ tăng khả năng mở rộng của Ethereum mà vẫn đảm bảo tính bảo mật của layer 1 này.
Đồng thời ZKsync còn có ZK Stack - một modular kiêm framework mã nguồn mở, giúp nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng blockchain theo nhu cầu. Tuy nhiên, vẫn có khả năng tương tác với các nền tảng khác trong hệ sinh thái ZKsync.
Đọc thêm: Elastic Chain là gì? Đối thủ “nặng ký” của Superchain được phát triển bởi ZKsync
Theo số liệu của ZKsync, mạng lưới này đã có gần 14 triệu địa chỉ ví khác nhau với hơn 423 triệu lượt giao dịch được thực hiện từ khi mainnet.
ZKsync là một trong những dự án Layer 2 có tổng gọi vốn cao nhất lên tới 458 triệu từ các tổ chức như a16z, DragonFly Capital, Blockchain Capital,...
Eclipse là một layer 2 đa năng của Ethereum tận dụng sức mạnh Solana Virtual Machine (SVM) và Data Availability của Celestia. Với thiết kế này, người dùng có thể giao dịch nhanh chóng như khi sử dụng mạng lưới Solana nhưng vẫn giữ được tính bảo mật và thanh khoản cao của Ethereum.
Eclipse phân tách rõ ràng các công việc khác nhau như execution, settlement, consensus và data availability. Từ đó, nhà phát triển có thể tùy chỉnh, tối ưu hóa từng phần riêng biệt để cải thiện hiệu suất chung của mạng lưới.
Sau 3 vòng gọi vốn, Eclipse đã nhận được 65 triệu USD từ Polychain Capital, Delphi Ventures,...
EigenDA thuộc lớp Data Availability trong hệ sinh thái EigenLayer. Nó có vai trò cung cấp và tối ưu dữ liệu cho các dự án, từ đó giảm bớt gánh nặng cho Ethereum. Nhở sử dụng giải pháp Danksharding để phân mảnh và xử lý dữ liệu, EigenDA có thể tăng tốc và mở rộng mạng lưới một cách dễ dàng. Đồng thời tận dụng được mức độ bảo mật của Ethereum thông qua EigenLayer.
Hiện tại, EigenDA đang tích hợp với các nền tảng RaaS hàng đầu như AltLayer, Caldera, Conduit, Gelato,...để cung cấp giải pháp mở rộng tối ưu nhất.
EigenDA cũng là đối tác của rất nhiều dự án nổi tiếng trong crypto market như Arbitrum, Optimism,...
Scroll là một dự án cung cấp khả năng mở rộng, mức độ bảo mật cao thông qua zk-Rollups. Gần giống như ZKsync, Scroll cũng xử lý các giao dịch off-chain, sau đó mới tổng hợp lại và gửi lên Ethereum để tiết kiệm chi phí và tăng tốc độ.
Scroll tự hào khẳng định thiết kế của mình có khả năng tương thích với EVM lên tới 100%, vậy nên, các builders sẽ không phải mất quá nhiều công sức khi triển khai dApps.
Sau ba vòng huy động được 80 triệu USD từ các VCs có tiếng như Polychain Capital, Bain Capital Crypto,... Scroll đã nhanh chóng nâng mức định giá của mình lên 1,8 tỷ USD.
Qua bài viết này, anh em cũng thấy được Modular blockchain không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động mà còn tạo điều kiện cho các dự án dễ dàng nâng cấp và giảm tải gánh nặng cho mạng lưới như Ethereum.
Vậy nên, khả năng cao trong tương lai, Modular Blockchain sẽ là lựa chọn tối ưu cho các dự án crypto muốn phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu đổi mới của thị trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về Modular hoặc các dự án liên quan, anh em đừng ngại bình luận xuống phía dưới để thảo luận cùng mình và thành viên cộng đồng TradeCoinVN nhé
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập