ZKsync là một dự án gia tăng khả năng mở rộng Ethereum cực kỳ nổi bật trên thị trường crypto khi giải pháp này ứng dụng công nghệ tiên tiến Zero-Knowledge (ZK). Mặc dù dự án này gặp phải sự chỉ trích lớn từ cộng đồng trong giai đoạn ra mắt ZK token, nhưng khi xét về kỹ thuật thì đây vẫn là một dự án tiềm năng với nhiều giải pháp hữu ích. Và một trong số những giải pháp đó chính là Elastic Chain.
Vì vậy, ở trong bài viết này, hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu về Elastic Chain để xem giải pháp ZKsync 3.0 này nâng cao khả năng mở rộng của Ethereum nói riêng và công nghệ blockchain nói chung như thế nào nhé!
Elastic Chain là một hệ sinh thái rộng lớn bao gồm các blockchain Layer 2 (L2) được xây dựng bằng công nghệ ZK Stack của ZKsync. Hệ sinh thái này còn được gọi là ZKsync 3.0 - tầm nhìn mới nhất của thương hiệu này so với 2 phiên bản trước đó là zkSync 1.0 (L2 dành cho thanh toán) và zkSync Era (phiên bản 2.0, L2 đầu tiên ứng dụng công nghệ Zero-Knowledge Ethereum Virtual Machine - zkEVM).
Với Elastic Chain, ZKsync không còn là một dự án L2 đơn lẻ nữa mà là một nền tảng cho phép các dự án khác có thể phát triển blockchain L2 riêng cho sản phẩm của họ để sở hữu các lợi ích như: không phải cạnh tranh không gian khối với các dApp khác, phí gas rẻ, tốc độ giao dịch nhanh và khả năng tương tác với blockchain khác (bao gồm cả L1 và L2) một cách liền mạch.
Nếu như lúc trước, công nghệ blockchain luôn bị cho là phi thực tế do tốc độ giao dịch chậm và phí cho mỗi lần giao dịch là quá cao thì giờ đây, khi mà những vấn đề trên gần như đã được giải quyết nhờ vào các L2 thì một vấn đề mới lại xuất hiện, đó là thanh khoản và trải nghiệm người dùng bị phân mảnh (fragmented).
Mặc dù hiện tại các nhà phát triển đã cho ra mắt các cầu nối (bridges), nhưng giải pháp này lại mang tới các trải nghiệm không thực tốt, ví dụ như phải tìm được bridge có hỗ trợ blockchain mà họ muốn chuyển tài sản đến, bắt buộc phải bridge thêm native token của chain đó để thanh toán phí gas, thời gian chờ đợi bridge lâu,... Ngoài ra, một vấn đề lớn khác chính là mức độ an toàn của các cầu nối này khi trong những năm qua đã có rất nhiều bridges bị hack khiến cho hàng tỷ USD tài sản "bốc hơi".
Một số giải pháp cầu nối tập trung khác (centralized bridges) mặc dù mang lại mức độ an toàn cao hơn, nhưng chúng lại bị hạn chế về tính thanh khoản, đặc biệt là ở những hệ sinh thái mới chưa có nhiều người dùng và tài sản được chuyển vào. Điều này khiến cho phí bridge ở những hệ sinh thái mới bị đội lên cao do phải trả phần bù rủi ro và dịch vụ cho các nhà cung cấp thanh khoản.
Và những vấn đề kể trên có thể sẽ được xử lý bằng công nghệ Zero-Knowledge (ZK) được tích hợp trong giải pháp Elastic Chain mà ZKsync đang xây dựng.
ZKsync sử dụng từ Elastic (đàn hồi) để đặt tên cho phiên bản 3.0 mà họ đang xây dựng. Nếu như trong thuật ngữ kinh tế, elasticity được sử dụng để chỉ việc gia tăng nguồn cung (supply) nhằm đáp ứng được nhu cầu (demand) ngày càng cao thì trong lĩnh vực blockchain, mức độ đàn hồi sẽ nói về khả năng mở rộng vô hạn để phù hợp với nhu cầu ngày càng lớn của người dùng trong tương lai. Điều này cho thấy ZKsync đang muốn hướng tới một nền tảng có khả năng mở rộng vô hạn để đáp ứng bất kể nhu cầu nào của người dùng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của mạng, khả năng xác minh và tính phi tập trung.
Với tầm nhìn đó, Elastic Chain được định hình như một "liên bang" bao gồm các chain tự trị được gọi là ZK Chain. Giữa những chain này sẽ có khả năng tương tác liền mạch với nhau, cho phép người dùng và tài sản của các ZK Chain tự do di chuyển qua lại mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.
Bỏ qua những từ ngữ kỹ thuật ở trên, Elastic Chain đơn giản là mang tới một trải nghiệm liền mạch cho người dùng như khi họ đang sử dụng chỉ một blockchain duy nhất. Điều này sẽ giúp loại bỏ các bước bridge tài sản không cần thiết, thiếu an toàn và ngăn cản tình trạng phân mảnh thanh khoản như hiện nay.
Theo đó, ZKsync đã vẽ ra viễn cảnh của Elastic Chain, nơi người dùng có được những trải nghiệm bao gồm:
Để có thể thực hiện được tầm nhìn đó, ZKsync đã thiết kế cấu trúc của Elastic Chain với 3 thành phần chính bao gồm:
Những thành phần trên khi kết hợp lại sẽ giúp cho các ZK Chains có được khả năng tương tác và giao dịch liền mạch một cách hiệu quả, thừa hưởng tính bảo mật hàng đầu của Ethereum, tạo nên một mạng lưới có thể mở rộng nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến những đặc tính tạo nên sức mạnh của công nghệ blockchain.
Trong danh sách 3 thành phần được đề cập ở trên, ZK Gateway đóng vai trò chủ chốt trong cách hoạt động của Elastic Chain và là điểm hấp dẫn để thu hút các dự án tham gia trở thành ZK Chains trên nền tảng này. ZK Gateway cho phép các ZK Chains có thể xác nhận bằng chứng và dữ liệu lên Ethereum với những lợi ích bao gồm:
Cần phải nói thêm, ZK Gateway sẽ được vận hành bởi các validator phi tập trung để đảm bảo cho độ tin cậy của mạng lưới. Để trở thành validators, bạn sẽ được yêu cầu stake một lượng ERC-20 token tối thiểu (có thể sẽ là ZK token). Đổi lại, bạn có thể thu phí trên các giao dịch cross-chain được thực hiện thông qua ZK Gateway.
Mặc dù Elastic Chain là một tầm nhìn chỉ mới được ra mắt trong năm 2024 nhưng cho đến nay, đã có nhiều giải pháp chain-of-chains tương tự đã ra mắt trên thị trường. Những cái tên nổi bật phải kể đến đó là Superchain của Optimism và AggLayer của Polygon.
Và để có cái nhìn khách quan, một nhà nghiên cứu có nickname là bogatyy trên nền tảng Github đã thực một bài kiểm tra thực tế vào tháng 6/2024 bằng phương pháp AMM Test trên 3 blockchain bao gồm: zkSync Era, OP Mainnet và Polygon zkEVM. Đây lần lượt là 3 native blockchain của các hệ sinh thái chain-of-chains: Elastic Chain, Superchain và Polygon AggLayer.
Kết quả thu được từ bài thực nghiệm như sau:
Từ kết quả trên, chúng ta có thể thấy được những điểm vượt trội của Elastic Chain trong khả năng tương tác giữa các chain với nhau (shared và native interop). Bên cạnh đó, thông lượng của Elastic Chain cũng tốt hơn với 180 Transactions per second (TPS).
Cần lưu ý thêm, ở thời điểm thực hiện bài kiểm tra này (tháng 6/2024) thì Optimism chưa ra mắt khả năng tương tác trong hệ sinh thái Superchain của họ. Trong tháng 8/2024 vừa qua, Optimism cũng đã thông báo lộ trình phát triển native interoperability cho Superchain.
Đọc thêm: Optimism xây dựng Native Interoperability - Hạng mục chủ chốt thúc đẩy tầm nhìn Superchain!
Với tiềm năng lớn của giải pháp mà ZKsync đang xây dựng, Elastic Chain đã thu hút được một số dự án hàng đầu gia nhập "liên minh" L2 này. Những cái tên nổi bật phải kể đến bao gồm: Lens Protocol, Cronos zkEVM (L2 của thương hiệu sàn crypto.com), Nodle, Space and Time, Zero, Sophon,...
Ngoài ra, đây chỉ mới là bắt đầu và chắc chắn hệ sinh thái Elastic Chain sẽ còn phát triển với nhiều dự án hơn nữa ở trong tương lai.
Trên đây là bài tổng quan về hệ sinh thái Elastic Chain mà ZKsync đang xây dựng. Với tầm nhìn phát triển theo hướng chain-of-chains và cho phép tài sản, người dùng của các "thành viên" ZK Chain có thể tương tác một cách liền mạch với nhau, Elastic Chain có thể sẽ trở thành một internet mới ở trong tương lai, nơi cung cấp những tính năng vượt trội của công nghệ blockchain đến cho mọi người.
Bạn đánh giá ra sao về Elastic Chain? Liệu rằng phiên bản ZKsync 3.0 này có thể giải quyết những vấn đề về khả năng tương tác và mở rộng mà công nghệ blockchain đang gặp phải hay không? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn ở phần bình luận phía dưới để thảo luận cùng với anh em trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập