Data Availability là từ khóa nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng kể từ khi các giải pháp mở rộng Ethereum Layer 2 (L2)/ Rollup bắt đầu trở nên phổ biến từ 2022 cho đến nay.
Mặc dù keyword này khá lạ lẫm với đại đa số người dùng phổ thông, tuy nhiên, nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tương lai Mass Adoption. Và chính Celestia (TIA) là cái tên đầu tiên ra mắt trong mảng cơ sở hạ tầng Data availability cốt yếu này. Dự án tạo ra sự fomo giai đoạn đầu năm nay khi token TIA tăng phi mã gần x10, đạt FDV 20 tỷ đô chỉ trong vòng 3 tháng sau khi TGE ngày 31/10/2023.
Vậy Celestia có gì đặc biệt? Liệu dự án này sẽ chinh phục thành công vị trí top 1 mảng Data Availability không? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Celestia (TIA) là modular blockchain đầu tiên chuyên tập trung xử lý lớp Data Availability (DA) và cung cấp giải pháp DA của mình cho các L2/ Rollup.
Theo đó, Modular blockchain là loại blockchain chia nhỏ các chức năng chính gồm:
Thay vì tự mình vận hành hết cả 4 chức năng kể trên như Monolithic blockchain thì Modular blockchain sẽ chia ra tập trung 1-2 layer. Các tác vụ còn lại sẽ được vận hành bởi các dự án chuyên biệt khác. Theo cách này, Celestia sẽ chuyên phát triển cho lớp Data Availability.
Tổng lại, Celestia sẽ là một DA Layer hoạt động chuyên biệt để cung cấp dữ liệu trong hệ thống blockchain, giúp đảm bảo tính sẵn có của data cho các đối tượng khách hàng đặc biệt là L2/ Rollup.
Celestia được ra đời trong bối cảnh các L2/ Rollup dần trở thành một giải pháp mở rộng quan trọng trên Ethereum. Tuy nhiên, quá trình vận hành của L2/ Rollup này vẫn chưa đạt được khả năng mở rộng tuyệt đối khi đa số các giải pháp mở rộng đều đang sử dụng chính Ethereum làm lớp Data Availability (DA).
Lớp DA của Ethereum tồn tại rất nhiều hạn chế như blockspace có giới hạn khiến cho phí gas tăng lên đáng kể. Mặc dù, các L2 được biết đến là gas fee rẻ, tuy nhiên, chi phí đăng tải dữ liệu lên Layer 1 (L1) Ethereum từng chiếm hơn 90% phí của users. Lớp DA của Ethereum hoạt động chưa tốt đã tạo tiền đề cho sự ra đời của Celestia.
Celestia giải quyết vấn đề về Data Availability bằng cách giới thiệu hai tính năng DAS (Data Availability Sampling) và Namespaced Merkle Trees (NMTs). Nhờ hai yếu tố này mà giải pháp DA của Celestia có thể giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và khả năng mở rộng cho các khách hàng của mình.
Như đã được mình đề cập ở trên, lớp DA của Celestia gồm hai tính năng chính là DAS và NMTs.
Data Availability Sampling (DAS) là phương pháp cho phép các Light Nodes xác minh tính sẵn có của dữ liệu mà không cần tải xuống toàn bộ, điều này trái ngược với Full Nodes. Các Light Nodes lấy nhiều lần các mẫu dữ liệu nhỏ, ngẫu nhiên trong khối. Khi đạt tới một mức độ tin cậy nhất định (99%) thì DAS sẽ coi data của block đang xác nhận là có sẵn.
Cách hoạt động của DAS giúp cho các Light Nodes dễ vận hành và yêu cầu phần cứng thấp hơn nhiều so với Full Nodes. Vì vậy, Light Nodes có thể chạy trên các thiết bị như điện thoại, laptop,...
Đặc biệt, DAS sẽ cho phép Celestia mở rộng quy mô theo chiều ngang. Càng nhiều Light Nodes tham gia, Celestia sẽ càng scale mạnh để đáp ứng nhu cầu về thông lượng dữ liệu cho hàng triệu Rollup mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật.
Namespaced Merkle Trees (NMTs) là một loại cấu trúc dữ liệu thường được sử dụng để hệ thống lại và xác minh các tệp dữ liệu khối lượng lớn trên blockchain.
Đây là cấu trúc dữ liệu tiên tiến hơn Merkle Tree phổ biến trong blockchain. Namespaced Merkle Trees trên Celestia sẽ chia nhỏ và hệ thống dữ liệu thành các phần riêng biệt. Điều này giúp truy xuất và xác minh dữ liệu dễ dàng hơn cho các khách hàng của Celestia.
Hoạt động này của Namespaced Merkle Trees có thể giảm đáng kể chi phí tài nguyên và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu mà không cần phải tải xuống toàn bộ block data.
Celestia được thành lập bởi đội ngũ sáng lập bao gồm các thành viên
Ban đầu, dự án được thành lập bởi Mustafa AI-Bassam. Mustafa giới thiệu whitepaper của Celestia từ 2019 với tên gọi cũ là LazyLedger.
Sau đó, hai thành viên tiếp theo là Ismail Khoffi và John Adler được Mustafa mời về làm Co-founder. Đội ngũ core team đổi tên dự án thành Celestia vào năm 2021 và chính thức mainnet tháng 10/2023.
Celestia đã gọi vốn thành công tổng cộng 56.59 triệu USD qua 3 vòng, chi tiết hơn:
Sau gần 2 năm mainnet, Celestia đã xây dựng cho mình một mạng lưới đối tác khổng lồ với rất nhiều dự án tên tuổi. Một số đơn vị nổi bật có thể kể đến như:
Hiện token TIA đang có một số usecase như sau:
Tổng cung 1,000,000,000 TIA tại TGE sẽ được chia làm 5 hạn mục như sau:
Có thể thấy, tại thời điểm TGE chỉ có khoảng 200 triệu token TIA lưu thông ngoài thị trường. Kết hợp với việc Celestia là dự án DA đầu tiên nên cách để tạo sự chú ý tới các nhà đầu tư nhanh nhất chính là đường giá.
Vì lượng token ban đầu đa số nằm trong Public Allocation (thuộc phân bổ airdrop) nên áp lực xả không quá lớn. Điều này đã giúp cho giá token TIA nhanh chóng tăng mạnh chỉ sau 1 tuần TGE.
Hiện người dùng có thể giao dịch token TIA trên một số sàn tập trung như Binance, Bybit, HTX, Gate.io,…
Để lưu trữ token TIA người dùng có thể sử dụng một số ví non-custodial như Keplr Wallet, Cosmostation, Leap và ví cứng Ledger.
Dự án chưa cập nhật roadmap mới nhất trong năm 2024 của mình.
Một số dự án cũng đang cung cấp cho thị trường giải pháp Data Availability giống Celestia như:
Hiện tại, hai đối thủ chính mà Celestia đang đối đầu để tranh giành thị phần là Avail và EigenDA. Mỗi dự án đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng khách hàng.
Để có góc nhìn khách quan hơn, mình đã làm một bảng so sánh những thông số cơ bản của 3 giải pháp DA này.
Thông số | Celestia | EigenDA | Avail |
Thời gian tạo khối (Block time) | 12 giây | 15 giây | 20 giây |
Thời gian hoàn thành giao dịch (Time to finalty) | 12 giây | 15 giây | 20 giây |
Thuật toán đồng thuận (Consensus algorithm) | Tendermint | N/A | BABE/GRANDPA |
Hỗ trợ lấy mẫu dữ liệu khả dụng (Supports DAS) | Có | Không | Có |
Sơ đồ bằng chứng mã hoá (Encoding proof scheme) | Fraud proofs | Validity Proofs | Validity Proofs |
Xu hướng thiết kế dự án theo hướng tiếp cận module ngày càng phổ biến hơn. Điều này thể hiện rõ qua số lượng Layer 2 và Layer 3 đang tăng lên chóng mặt. Trích nguồn từ The Block, cứ mỗi 19 ngày sẽ có một L2 được sinh ra và xu hướng này vẫn tiếp tục phát triển thêm.
Khi Modular blockchain phát triển, tương lai của Celestia cũng sẽ sáng hơn rất nhiều vì đây là dự án tiên phong trong mảng và sẽ hưởng lợi lớn từ sự thịnh hành của thiết kế module. Celestia còn đặt mục tiêu vào năm 2030 sẽ đạt được 100k Rollups sử dụng giải pháp DA của mình. Đồng thời nâng cao blockspace lên 1GB/ block, với số lượng Light Node nhiều hơn nữa.
Nếu thành công, Celestia có khả năng lọt vào top những dự án có market cap lớn nhất thị trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Celestia, dự án đầu tiên cung cấp giải pháp Data Availability cho các Modular blockchain. Với vị thế tiên phong, Celestia có nhiều ưu thế hơn so với các đối thủ như Avail, EigenDA,…
Điều này thể hiện rõ qua mạng lưới đối tác khách hàng của Celestia nổi trội hơn so với hai cái tên kể trên. Đặc biệt, giao thức này đã mainnet trước 1 năm.
Tuy nhiên, thời gian tới sẽ là giai đoạn mà chúng ta có thể đánh giá chính xác hơn về tiềm năng của Celestia khi EigenDA và Avail lần lượt mainnet. Với sự xuất hiện của 3 cái tên hàng đầu, cuộc chiến Data Availability đang nóng hơn bao giờ hết.
Những nhận định trên đều mang ý kiến cá nhân của mình. Còn bạn nghĩ sao về tiềm năng của Celestia trong tương lai? Liệu nền tảng DA này sẽ giữ vững phong độ của mình trong thời gian tới? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận ở phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập