Anh em đều biết rằng, đích đến cuối cùng của mọi dự án blockchain là đạt được 3 tiêu chí: Tính bảo mật, phi tập trung và khả năng mở rộng. Đây là 1 bài toán không dễ và hiện tại các dự án đều chỉ đạt được 2 trên 3 tiêu chí.
Ở khía cạnh người dùng, việc tương tác với các giao thức blockchain Layer-1 (L1), Layer-2 (L2) thường rất phức tạp và đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về công nghệ. Nếu các tiêu chí cơ bản như trải nghiệm người dùng, bảo mật,... vẫn chưa đạt được thì rất khó để các sản phẩm Web3 cạnh tranh được với Web2 truyền thống, chứ chưa nói đến Mass Adoption.
Trước tình thế đó, một giải pháp mới đã được ra đời, có tên gọi là Layer-3 (L3). Mục tiêu của các dự án blockchain L3 là giải quyết vấn đề kinh điển mà các L1 & L2 chưa thể đáp ứng hoàn toàn.
Vậy thì, các dự án blockchain L3 giải quyết vấn đề này như thế nào? L3 có mối quan hệ cộng sinh với các L2, L1 hay có sự cạnh tranh với nhau? Mô hình kinh tế của các dự án L3 có gì đặc biệt và lợi nhuận đến từ đâu? Anh em hãy cùng TradeCoinVN phân tích chuyên sâu trong bài viết dưới đây nhé.
Layer-3 là các giao thức hoặc dịch vụ được xây dựng dựa trên nền tảng các blockchain L1 và L2. Ở góc nhìn tổng quan, L3 hoàn thiện và giải quyết phần nào bài toán tam giác “blockchain trilemma". Cụ thể, các dự án L3 giúp tăng tính phi tập trung và khả năng mở rộng cho các blockchain L1, L2.
Nhắc lại về L1 và L2, mỗi layer này ra đời đều mang một vai trò cụ thể trong việc cải thiện tính hiệu quả, khả năng mở rộng và tiện ích của blockchain. L1 còn được gọi là layer cơ sở hạ tầng với các cái tên quen thuộc như Bitcoin, Ethereum, Solana,... Tất nhiên, các blockchain L1 này đều không đạt đủ 3 tiêu chí trong blockchain trilemma.
Bitcoin và Ethereum chỉ đáp ứng được tính bảo mật và phi tập trung nhưng lại thiếu khả năng mở rộng. Ngược lại, Solana thì đạt được khả năng mở rộng nhưng lại chưa đủ mạnh trong 2 tiêu chí còn lại.
Để giải quyết vấn đề này thì L2 ra đời. Đây là các dự án blockchain được xây dựng trên L1 với mục tiêu cải thiện khả năng mở rộng và hiệu suất của mạng. Với L2, chúng ta có những cái tên tiêu biểu như Optimism, Starknet, Arbitrum, ZKsync,...
Tuy nhiên, các blockchain L2 lại chưa thật sự tối ưu cho một số dự án nhất định. Chẳng hạn như anh em thấy những dự án GameFi sẽ rất khó có thể triển khai toàn bộ on-chain trên L2.
Vì cần chuyên biệt hoá và tối ưu cho một số yêu cầu nhất định nên L3 ra đời. Thường thì các dự án L3 sẽ tập trung vào các ứng dụng và dịch vụ thực tế cho người dùng cuối, chẳng hạn như Gaming, Privacy, Storage,...
Và cuối cùng, chúng ta có các dự án L3 tiêu biểu trên thị trường hiện nay như XAI, OXOA Network,....
Degen Chain là nền tảng blockchain L3 được xây dựng trên Base. Dự án phát triển dựa trên công nghệ Arbitrum Orbit và AnyTrust. Degen Chain sử dụng native token là DEGEN cho hoạt động thanh toán phí giao dịch, trading, swap,...
Ban đầu, DEGEN chỉ là 1 memecoin được airdrop bởi dự án Web3 social tên là Farcaster. Tuy nhiên, khác với các memecoin phổ thông mà anh em đã biết như PEPE, SHIBA, FLOKI,... thì DEGEN có use case chứ không đơn thuần chỉ là memecoin giải trí.
Ngoài để build cộng đồng, một trong những đặc điểm quan trọng nhất của memecoin, DEGEN còn đóng vai trò là native token cho Degen Chain.
Một số đặc điểm nổi bật của Degen Chain bao gồm:
OXOA Network là blockchain L3 Gaming đầu tiên được build trên ZKsync. Mục tiêu của OXOA là tạo một môi trường thuận lợi nhất để những nhà phát triển game indie có thể kiếm tiền từ trò chơi của họ.
Bài toán mà OXOA phải giải đó là làm sao để có thể đưa môi trường Web3 Gaming trở nên gần gũi nhất với game thủ và các developers. Để đạt được điều này, dự án sử dụng các giải pháp tiên tiến như Account Abstraction Wallet & Paymaster.
Không chỉ có vậy, OXOA còn đóng vai trò cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển các dự án gaming độc lập. Khi này, việc tích hợp các game Web2 vào môi trường Web3 trở nên đơn giản hơn.
Giống như OXOA, Xai Network cũng là 1 dự án blockchain L3 dành riêng cho mảng Gaming. Xai được xây dựng dựa trên giải pháp Orbit của blockchain Arbitrum. Cũng giống như mọi blockchain Gaming, mục tiêu cao nhất của Xai là thu hút các game thủ Web2 tham gia và trải nghiệm các tựa game Web3.
Web3 gaming vốn cần rất nhiều setup ban đầu và các rào cản đáng lưu tâm như các thao tác liên quan tới ví, phí gas,... Đặc biệt, các dự án Web3 Gaming tập trung quá nhiều vào mô hình kinh tế mà quên mất một điều căn bản của game thủ là để giải trí.
Việc cân bằng 2 yếu tố trên là bài toán không dễ nhưng để người dùng tham gia vào thế giới game Web3, cần phải tạo ra được môi trường blockchain ổn định, dễ tiếp cận và mượt mà.
Vậy nên, Xai Network đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng công nghệ AnyTrust nhằm:
Ưu điểm rõ ràng và dễ thấy nhất của các dự án L3 là khả năng mở rộng. Dữ liệu trên L3 có thể chuyển về L2 hoặc các dự án làm về Data Availability thay thế.
Từ đó, anh em có thể thấy các dự án build trên L3 sẽ giảm đáng kể các loại chi phí như:
Từ đó, các dự án build trên L3 chỉ cần tập trung vào hoàn thiện sản phẩm thật tốt. Điều này rất có lợi cho những ứng dụng cần nhiều thao tác phức tạp như gaming.
Ngoài một số dự án Layer-3 điển hình mà mình đã trình bày trong phần trước, chúng ta còn có một số dự án khác cũng đang tận dụng tốt ưu điểm về chi phí của L3 để triển khai mảng gaming như Unite và Gold.
Unite là 1 dự án L3 tiên phong trong mảng mobile game. Hiện tại, Unite đang xây dựng SDK giúp developers dễ dàng build các dự án mobile game web3.
Tính đến thời điểm hiện tại, Unite đã hợp tác với hơn 100 tựa game và có trên 300.000 người dùng hoạt động hàng tháng.
Gold cũng là 1 dự án L3 hỗ trợ việc phát triển game. Điểm hay là toàn bộ phần engine của game đều được xây dựng dưới dạng các smart contract.
Qua 2 ví dụ này có thể thấy cả Unite và Gold đều cung cấp một môi trường tùy chỉnh cao và tối ưu cho các nhà phát triển game. Bên cạnh đó, các dự án này cũng giải quyết những hạn chế mà Game Onchain hiện nay đang gặp phải bằng giải pháp L3.
Một ưu điểm khác của L3 là khả năng tuỳ chỉnh theo những yêu cầu khác nhau. Khả năng tuỳ chỉnh ở đây là việc ta sẽ sửa đổi chain sao cho tối ưu hoá trải nghiệm của nhà phát triển, người dùng, cộng đồng, ứng dụng, hoặc hệ sinh thái cụ thể.
Anh em dễ thấy là các L1, L2 đang khá yếu ở khoản này vì sự phức tạp về mặt công nghệ không cho phép làm điều đó.
Một ví dụ điển hình cho việc tận dụng khả năng tùy chỉnh của L3 là Degen Chain. Như mình trình bày ở phần trước, Degen Chain có native token riêng và mọi hoạt động trong dự án đều xoay quanh token này, từ đó tạo ra các mô hình kinh tế mới.
Bên cạnh đó, nhờ vào khả năng tùy chỉnh, các dự án L3 cũng có thể custom chức năng cho một nhóm cộng đồng nào đó và hoàn toàn do cộng đồng kiểm soát.
Ví dụ, ta có dự án EcoChain là L3 tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường. Dự án này triển khai cơ chế Proof-of-Greenness, trong đó các node được cấp quyền và thưởng dựa trên việc sử dụng năng lượng tái tạo và hỗ trợ các dự án xanh.
Tất nhiên, các node trong EcoChain là do cộng đồng kiểm soát. Họ có thể tự do đề xuất sửa đổi dự án.
Ngoài ra, do được nới rộng không gian block cho nhiều mục đích khác nhau nên các dự án L3 giờ đây cũng có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu on-chain, chẳng hạn với Farcaster sẽ là dữ liệu social hay các bài viết dưới dạng NFT của Mirror.
Anh em có thể thiết kế một hệ thống thưởng phạt token để khuyến khích những content creator đăng nội dung chất lượng, hữu ích. Với cơ chế này cũng có thể phạt nội dung spam.
Mặc dù L3 có nhiều ưu điểm nhưng các dự án này cũng phải đối mặt một số thách thức. Thứ nhất, đó là vấn đề về tập trung hoá. Do L3 đa phần mới xuất hiện trên thị trường nên chúng bị phụ thuộc vào các cơ sở hạ tầng tập trung.
Trong ngắn hạn, cá nhân mình thấy đây là điều cần thiết nhưng về lâu dài, sẽ là một câu hỏi lớn cho các vấn đề về chi phí, khả năng mở rộng, tính ổn định,… Thứ hai, tạo ra trải nghiệm liền mạch giữa L3, L2 và L1 là thách thức lớn. Lý do vì mỗi blockchain lại có tech stack, cơ chế đồng thuận, các đặc điểm, tính chất khác nhau.
Mặc dù có một số giải pháp như Superchain đang được phát triển nhưng việc chuẩn hóa giao tiếp giữa các chain vẫn là bài toán khó.
Cuối cùng, một vấn đề lớn của L3 là mô hình kinh tế bền vững. Vì phí gas của L3 thấp nhưng chi phí vận hành của chúng vẫn là rất lớn. Vậy nên, bài toán L3 cần giải là doanh thu phải cover được chi phí vận hành, nếu không thì dự án sẽ “toang”.
Hiện nay, hầu hết các L3 có nguồn thu khá hạn chế. Phí điều phối giao dịch (sequence fees) là 1 trong những nguồn thu chính của L3 nhưng giá trị thu về đang là rất thấp. Lý do cho vấn đề này là vì:
Vậy nên, nhiều L3 đang hoạt động trong tình trạng thua lỗ. Anh em có thể thấy ưu điểm lớn nhất của L3 là phí thấp nhưng đây là lợi thế rất mong manh khi các L2 đang dần đạt được điều này.
Chẳng hạn, L2 Base hướng tới mục tiêu 1 Ggas/giây (đơn vị đo lường số lượng gas mà mạng lưới có thể xử lý trong 1 giây). Mức độ tăng hiện tại đang là 8.125 MGas/giây và phí giao dịch đã xuống dưới 0.01 USD.
Chi phí chuyển ETH trên Base hiện tại rất thấp, chỉ là 0.0005 USD.
Như mình trình bày trong phần trước, tính bền vững về mặt kinh tế đang là điểm yếu của L3.
Trong năm 2024, mạng L2 Base thu về hơn 30 triệu USD từ sequence fees. Nhưng các dự án L3 không thể có nguồn thu từ sequence fees nhiều như thế này.
Hai nguyên nhân chính mà mình đã đề cập: Volume giao dịch thấp và phí giao dịch rẻ. Một tư duy đơn giản, để có doanh thu từ sequence fee như L2 mà vẫn duy trì phí giao dịch thấp thì volume giao dịch trên L3 phải tăng lên, ít nhất là phải tương đương L2.
Tất nhiên, đây chỉ là lý thuyết, hiện chưa có L3 nào đạt được điều này.
Một giải pháp khác là phải tối ưu được phí giao dịch. Để đạt được điều này thì chi phí vận hành của L3 phải thật sự hiệu quả và cơ sở hạ tầng cũng cần rất nhiều công nghệ cải tiến. Đây là 1 bài toán khó cho các L3.
Việc làm tăng volume giao dịch trên L3 mang tính dài hạn. Để tạo ra lợi nhuận hoặc ít nhất là đến điểm hoà vốn, giải pháp tạm thời là đưa ra một mức phí giao dịch sao cho hợp lý.
Thật vậy, một số dự án L3 đã thực hiện tăng sequence fee để có được lợi nhuận. Tuy nhiên, cách làm này vẫn chưa tạo ra được profit, tính đến tháng 07/2024. Trong một nghiên cứu của Syndicate, họ nhận ra rằng:
Tính đến nay, chỉ có 2 dự án L3 đạt trên 5 triệu giao dịch mỗi tháng là Xai (275 triệu giao dịch) và Proof of Play Apex (69 triệu giao dịch). Phí mạng của Xai rẻ hơn gần 200 lần so với L2. Soi chiếu vào hình trên, khả năng cao là Xai đang chịu lỗ.
Trong khi đó, phí mạng của Proof of Play Apex đắt hơn 15 lần so với L2. Điều này có nghĩa là dự án có thể đang có lợi nhuận tùy thuộc vào người trả phí.
Sau những phân tích trên, câu hỏi đặt ra là: Đâu sẽ là con đường để các L3 đạt được sự bền vững với giá trị lâu dài?
Anh em dễ thấy rằng, giải pháp là các L3 phải có mô hình kinh tế khác không chỉ phụ thuộc vào sequence fee. Cụ thể, L3 có thể thực hiện các hoạt động sau:
Quay lại vấn đề về ưu điểm phí thấp, đây chắc chắn vẫn là “unique selling point" của L3, đặc biệt, trong thời điểm mà mọi dự án đều muốn fully on-chain. Tuy nhiên, phí giao dịch thấp là chưa đủ và L3 cần có những mô hình kinh tế mới.
Phí ưu tiên là 1 trong những hoạt động có thể “hái ra tiền” của L3. Khi ngày càng nhiều ứng dụng, vai trò của phí ưu tiên sẽ trở nên rõ ràng hơn. Anh em hiểu đơn giản nó sẽ giống như đi máy bay có vé hạng phổ thông và vé hạng thương gia.
Người dùng sẵn sàng trả thêm phí cho các tiện ích ưu tiên như giao dịch nhanh hơn, các hoạt động vip trên ứng dụng,...
Sử dụng native token cũng là một điểm đáng chú ý. Ví dụ, Degen Chain sử dụng native token là DEGEN và tạo thêm các tiện ích cho token này.
Các L3 có thể suy nghĩ đến việc thiết kế các native token và thu lợi từ chúng.
Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là các dự án L3 có tiềm năng không? Ở góc nhìn cá nhân, mình thấy các dự án L3 vẫn có chỗ đứng nhất định trong toàn bộ hệ sinh thái blockchain.
Lý do cho quan điểm này là vì L3 bao gồm những sản phẩm gần gũi với người dùng, có khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu và tăng trải nghiệm của user, giải quyết những vấn đề sát sườn nhất. Tạo ra giá trị thực cho người dùng vẫn luôn là nguồn doanh thu bền vững và lâu dài. Đặc biệt, ở vấn đề trải nghiệm người dùng, chắc chắn để hướng tới Mass Adoption thì không thể thiếu L3.
Tuy nhiên, khó khăn của L3 sẽ là đa dạng nguồn thu để bù đắp được chi phí vận hành. Trong tương lai, cần có những mô hình kinh tế mới hơn để có thể duy trì và phát triển.
Anh em nhận định như nào về các dự án L3? Liệu mô hình nào có thể đem lại doanh thu bền vững? Hãy để lại góc nhìn cá nhân bên dưới comment để trao đổi cùng các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập