Giai đoạn uptrend 2020-2021 là thời kỳ đỉnh cao của các Layer 1 (L1). Vào thời điểm đó, số lượng L1 được sinh ra mỗi tháng không thể đếm xuể.
Theo thống kê từ Defillama vào tháng 09/2024, thị trường có hơn 314 chains, trong đó đa số là L1. Điều này khiến cho các blockchain nền tảng phải cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, những blockchain L1 mới ra mắt nếu không có điểm vượt trội sẽ rất khó để chen chân chiếm thị phần.
Nhận ra được điều này, nhiều L1 cũ đã chuyển mình sang build layer 2 (L2) trên Ethereum, trong đó có Celo. Đây là blockchain từng gây sốt một thời với dàn backers khủng như a16z, Coinbase Ventures, Polychain Capital,...
Vậy tại sao Celo lại quyết định chuyển mình? Celo hiện đang build những sản phẩm nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Celo là gì?
Celo (CELO) là giải pháp L2 trên Ethereum được xây dựng dựa trên bộ công cụ OP Stack của Optimism. Trước đó, Celo là một L1 theo cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake, tuy nhiên dự án đã thông báo chuyển dịch trở thành L2 trước thềm sự kiện ETHCC 2023.
Cấu trúc của Layer Celo
Tiền thân Celo là L1 theo hướng thiết kế monolithic, nhưng sau khi trở thành L2 Rollup, nền tảng này đã thay đổi kiến trúc thành modular blockchain. Theo đó, Celo sẽ chia nhỏ các lớp tác vụ chính của một chuỗi khối gồm Settlement Layer, Execution Layer, Data Availability Layer,... để xử lý và vận hành.
Dự án cho biết L2 của mình sẽ hoạt động gồm các lớp như sau:
Data Availability Layer: Celo sử dụng EigenDA do EigenLayer cung cấp
Execution Layer: Do chính Celo chịu trách nhiệm
Sequencer: Đây là thành phần phụ đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp thứ tự các giao dịch trên L2. Celo sẽ sử dụng chính dàn Validator cũ từ L1 của mình làm Sequencers . Dự án sẽ vận hành dàn Sequencer này theo cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT) nhằm đảm bảo tính phi tập trung và an toàn cho mạng lưới.
Với cấu trúc trên, Celo sẽ cải thiện một số tính chất quan trọng như:
Phí giao dịch thấp
Tích hợp dễ dàng hơn với Ethereum
Giảm thời gian khối từ 5s xuống 2s
Tăng hiệu suất hơn 50%
Hệ sinh thái Celo
Celo sở hữu hệ sinh thái vững chắc vì đã xây dựng từ lúc còn phát triển L1. Chính vì thế, khi chuyển sang L2, dự án không gặp quá nhiều khó khăn để build lại từ đầu.
Hiện hệ Celo đang có hơn 1000 dự án, trải dài trên 150 quốc gia. Trong đó có nhiều dự án nổi bật, bao gồm:
DeFi: Ubeswap, Mento Labs, Uniswap, Curve,...
NFTs: Tatum, arigallery, mintdropz, plastiks,...
Social Impacy: Mercy Corps Ventures, Grameen Foundation, Impact market, GoodDollar,...
Payments: Bitwage, DuniaPay, Flexa,...
Wallet: Metamask, Mobius, Valora,...
Infrastructure: Axelar, Hyperlane, The Graph, LayerZero,...
Celo gia nhập hệ sinh thái Superchain
Superchain là lý tưởng phát triển của Optimism trong 2 năm trở lại đây, với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái các Layer 2 (L2) được xây dựng trên bộ framework OP Stack. Các L2 trong Superchain sẽ được gọi chung là OP Chain và được liên kết dễ dàng với nhau. Từ đó tạo nên một mạng lưới L2 với khả năng mở rộng lớn nhưng vẫn duy trì đặc tính phi tập trung và bảo mật cao.
Tầm nhìn của Optimism với Superchain là phát triển một hệ sinh thái, nơi tất cả các developers đều có thể xây dựng L2 của riêng mình, giảm thiểu sự phân mảnh và tăng tính tương tác giữa các blockchain với nhau.
Sau khi chuyển sang L2, Celo sẽ gia nhập vào hệ sinh thái Superchain với rất nhiều lợi ích quan trọng như:
Khả năng tương tác giữa các chuỗi: Celo sẽ được hưởng lợi khi Superchain cung cấp khả năng tương tác liền mạch giữa OP Chain. Điều này giúp cho việc luân chuyển tài sản, dữ liệu,...dễ dàng, cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng.
Tăng bảo mật: Các dự án L2 khi gia nhập Superchain vẫn có thể thừa hưởng bảo mật từ chain chính Ethereum, đồng thời tận dụng lợi ích mở rộng của L2.
Hỗ trợ phát triển và tích hợp nhanh hơn: Superchain cung cấp các công cụ, SDK và nhiều giao thức hỗ trợ tích hợp. Từ đó giúp cho các dự án L2 trong đó có Celo phát triển nhanh hơn và dễ dàng tích hợp với các tính năng mới.
Tình hình phát triển của Celo
Hiện Celo đang ở giai đoạn Dango testnet nên số liệu thu được của dự án khá hạn chế. Theo thông tin từ Superchain eco, một nguồn uy tín tổng hợp các dự án trong Superchain, Celo L2 đang có khoảng 250K địa chỉ ví hoạt động ở mạng testnet. Bên cạnh đó, đang có khoảng 51-80 dự án được triển khai trên mạng testnet này.
Bước chuyển mình của Celo như đã đề cập chính là quyết định chuyển đổi sang Layer 2 trên Ethereum. Quyết định này được thông qua vào tháng 7/2023. Dự án lựa chọn OP Stack của Optimism để phát triển L2, các giao dịch sẽ được xác nhận bởi validator hiện tại của Celo, đồng thời áp dụng giải pháp EigenDA của EigenLayer để xử lý DA (Data Availability) offchain. Quá trình chuyển đổi được cho là nhằm mục đích tăng khả năng tiếp cận thanh khoản trên hệ sinh thái Ethereum, tăng khả năng mở rộng và phát triển của mạng lưới, đồng thời dự án cũng kế thừa được tính bảo mật của Ethereum và gia nhập vào hệ sinh thái Superchain rộng lớn.
Vào ngày 2/08/2023, Google Cloud thông báo chính thức trở thành Validator cho Celo, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của dự án.
Mảnh ghép stablecoin trên mạng lưới dần hình thành khi vào ngày 30/01/2024, USDC thông báo chính thức triển khai trên Celo, nhằm thúc đẩy mảng thanh toán P2P, đồng thời nhắm mục tiêu trở thành trung tâm thanh khoản cho các hoạt động liên quan đến Real World Assets (RWA).
Ngày 11/03/2024, Tether cũng thông báo sẽ hoạt động trên Celo, đây được xem là động thái tăng cường sự hiện diện của đồng stablecoin lớn nhất thị trường khi Tether cũng đang có dự định mang USDT đến 10 blockchain khác nhau.
Vào ngày 29/05/2024, Celo thông báo tích hợp giao thức CCIP của Chainlink, mục tiêu nhằm nâng cao tương tác cross-chain, từ đó giúp hệ sinh thái tăng trưởng nhanh hơn và đón đầu làn sóng RWAs sắp tới.
Đội ngũ dự án
Team
Celo được thành lập và vận hành bởi cLabs, trong đó bao gồm các thành viên như:
Rene Reinsberg (Co-Founder): Rene tốt nghiệp đại học Cambridge, từng làm việc tại một số tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Tideway Systems. Ngoài ra, ông cũng có kinh nghiệm vận hành công ty như Acunu, Bridge Trust,...Rene tham gia cLabs từ 2018 cho đến nay.
Marek Olszewski (Co-Founder & CTO): Marek tốt nghiệp Viện công nghệ MIT, từng thực tập tại Google và Microsoft. Ông đầu quân cho một số công ty truyền thống như Locu, GoDaddy, Valora,...trước khi tham gia cLabs năm 2017.
Tim Moreton (CEO): Tim có kinh nghiệm trong tài chính truyền thống khi từng đầu quân cho McKinsey, Morgan Stanley, The World Bank, General Catalyst Partners,...Ông cùng Marek là công sự tại Locu và GoDaddy. Đến năm 2017, Tim gia nhập cLabs.
Advisor
Updating…
Nhà đầu tư và đối tác
Các vòng gọi vốn
Celo đã gọi vốn thành công tổng cộng 104.5 triệu USD sau 7 vòng, chi tiết hơn:
Strategic: Không có nhiều thông tin cho vòng raise fund này, chỉ biết được Celo đã bán tổng cộng 38.871.117 token CELO trong vòng Strategic của mình.
Undisclosed (25/06/2018): Celo raise thành công 6.5 triệu USD, với sự góp mặt của các VC top đầu như Polychain Capital, Coinbase Ventures, SV Angel, Social Capital... Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số nhà đầu tư thiên thần như Reid Hoffman, Nitesh Banta, Tanguy Chau,...
Private (01/01/2019): Dự án tiếp tục huy động thành công 38 triệu USD, với giá $1/ CELO
Undisclosed (02/04/2019): Celo được rót vốn 30 triệu USD với sự tham gia của a16z, Polychain Capital, Greenfield Capital, 9Yards Capital.
ICO (29/04/2020 - 12/05/2020): Dự án mở bán ICO trên CoinList thu về 10 triệu USD với giá $1/ CELO.
Strategic (10/02/2021): Celo tiếp tục được một số quỹ đầu tư 20 triệu USD, trong đó có sự góp mặt của a16z, Electric Capital, Greenfield Capital, 01node.
Undisclosed (20/04/2021): Đây là vòng gọi vốn gần nhất của Celo do quỹ DTCP góp vốn, tuy nhiên không rõ số tiền đầu tư.
Nhà đầu tư & Đối tác
Trải qua thời gian dài phát triển, Celo đã xây dựng cho mình một mạng lưới đối tác vững mạnh. Một số partner lớn của Celo có thể kể đến như EigenLayer, Chainlink, Optimism, Google Cloud, Tether,...
Quản trị: Token CELO được dùng để bỏ phiếu cho các quyết định quản trị mạng lưới thông qua hoạt động staking.
Bảo mật mạng lưới: Người dùng có thể stake CELO để tham gia cung cấp bảo mật, cơ chế đồng thuận của Celo để nhận phần thưởng
Thanh toán phí giao dịch: Token CELO được dùng để thanh toán cho các giao dịch diễn ra trên mạng lưới.
Token Allocation
1.000.000.000 token CELO sẽ được phân bổ trong các mục sau đây:
Staking & Validator Rewards: Chiếm 24.48%, tương đương 244.820.000 token CELO
Team, Advisors, Founders & Contributors: Chiếm 19.4%, tương đương 193.720.000 token CELO
Community Grants: Chiếm 17.1%, tương đương 122.970.000 token CELO
Token Sales: Chiếm 12.3%, tương đương 122.970.000 token CELO
Initial Reserve: Chiếm 12%, tương đương 120.000.000 token CELO
Operational Grants: Chiếm 7.36%, tương đương 73.610.000 token CELO
Token Release Schedule
Staking & Validator Rewards: Unlock 0.28% tại TGE, số còn lại sẽ unlock 0.28% mỗi tháng trong vòng 30 năm, bắt đầu từ 30/04/2020 đến 28/03/2050.
Team, Advisors, Founders & Contributors: Unlock 0% tại TGE, sau đó linear unlock trong vòng 5 năm.
Community Grants: Unlock 0.28% tại TGE, số còn lại sẽ unlock 0.28% mỗi tháng trong vòng 30 năm, bắt đầu từ 30/04/2020 đến 28/03/2050.
Token Sales: Unlock 0% tại TGE, sau đó linear unlock trong vòng 42 tháng.
Initial Reserve: Unlock 50% tại TGE, số còn lại sẽ unlock theo batch (lô) từ 30/04/2020 - 31/03/2023.
Operational Grants: Unlock 0.75% tại TGE, sau đó linear unlock trong vòng 132 tháng.
Mua và nắm giữ token ở đâu?
Hiện người dùng có thể giao dịch token CELO trên hầu hết sàn giao dịch tập trung như Binance, OKX, Coinbase, HTX,... Ngoài ra, một số sàn DEX cũng hỗ trợ giao dịch các cặp token CELO/USDT hoặc CELO/cUSD như Uniswap, Balancer,...
Để lưu trữ token CELO người dùng có thể sử dụng ví phổ biến như Coin98, SafePal, Valora,... hoặc một số ví lạnh như Ledger, Trezor,...
Roadmap
Celo công bố roadmap dài hạn của mình từ 01/2023, trong đó bao gồm 7 giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn 1 (L2 Transition Foundations - Đã hoàn thành): Lên kế hoạch, triển khai việc tái cấu trúc dự án.
Giai đoạn 2 (Stack Selection - Đã hoàn thành): Thống nhất cộng động về việc lựa chọn sử dụng framework L2 nào để xây dựng Celo.
Giai đoạn 3 (Celo Rollup): Tạo ra một Rollup tương thích 100% với L1 cũ. Tiếp tục cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và giữ lại tính năng xác nhận giao dịch nhanh trong 1 khối của Celo.
Giai đoạn 4 (Data Availability Layer): Tích hợp với lớp DA của EigenLayer.
Giai đoạn 5 (Decentralized Sequencer): Đánh giá và chọn lọc Validator cũ từ L1 Celo nhằm phục vụ cho L2 mới.
Giai đoạn 6 (Pre-Mainnet): Chuẩn bị ra mắt mạng chính mainnet sau khi đã testnet thành công.
Giai đoạn 7 (Mainnet): Đánh dấu L2 Celo chính thức trình làng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Celo, dự án blockchain L1 đã có bước chuyển mình sang thành L2 trên Ethereum.
Sau một quảng thời gian hoạt động không mấy thành công trong mảng L1 thì Celo đã có bước thay đổi đáng chú ý. Tuy nhiên, xét theo những gì mà Celo đã và đang làm từ 2023 cho đến nay thì dự án đang trong giai đoạn giậm chân tại chỗ.
Dù đã triển khai chuyển sang L2 được gần 1 năm nhưng Celo chỉ mới ở giai đoạn testnet. Trong khi ngách L2 đã xuất hiện rất nhiều các tên xuất sắc như Base, Blast,... Sẽ rất khó để Celo có thể cạnh tranh nếu vẫn duy trì tốc độ phát triển như hiện nay.
Bên trên là suy nghĩ cá nhân mình, còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về quyết định chuyển sang L2 của Celo? Liệu Celo có đủ sức cạnh tranh với các L2 khác không, hay sẽ tiếp tục “flop" như L1 cũ của mình? Chia sẻ ý kiến của bạn với thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập