Trong crypto market, các đội tạo lập thị trường (MM - Market maker) đóng vai trò quan trọng khi đảm nhiệm việc đáp ứng thanh khoản giữa cung và cầu của token một dự án.
Vào mùa bullrun 2020-2021, chúng ta đã quá quen thuộc với Alameda Research hay Wintermute với những pha lái giá vô cùng ấn tượng. Một MM khét tiếng khác cũng đang thu hút sự chú ý của cộng đồng trong thời gian gần đây, đó chính là Jump Trading.
Vậy Jump Trading hoạt động như thế nào và có những lợi thế cạnh tranh gì? Những dự án đáng chú ý đang nằm trong portfolio của đơn vị này? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Jump Trading là một quỹ giao dịch tư nhân dựa trên các chiến lược thuật toán (algorithmic-trading) và chiến lược giao dịch tần suất cao (high-frequency-trading). Các sản phẩm mà công ty này đang giao dịch gồm có thị trường futures, thị trường options ở cả Crypto cũng như cổ phiếu quốc tế.
Trụ sở của Jump được đặt ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Chicago, New York, London, Singapore, Shanghai, Bristol, Sydney, Amsterdam, Hong Kong, Paris,... cùng với quy mô hơn 700 nhân viên trải dài khắp toàn cầu.
Jump Trading được thành lập vào năm 1999 bởi 2 cựu pit-trader là Paul Gurinas và Bill Disomma. Từ lần gặp nhau tại một thị trường pit-trading của sàn CME, Paul và Bill đã lên ý tưởng và quyết định xây dựng Jump Trading.
Jump Trading đã được chứng nhận là một broker-dealer và cũng là thành viên của nhiều sàn giao dịch lớn trên thế giới, nổi bật có CME Group, NYSE (sàn chứng khoán New York), EureX (sàn giao dịch châu Âu), LSE (sàn giao dịch chứng khoán London),...
Với sự phát triển của thị trường tài chính, các hệ thống giao dịch cũng đã có nhiều sự thay đổi đáng chú ý, nổi bật nhất chính là giao dịch tần suất cao (HFT). Tương tự như Citadel, Jump Trading cũng là một trong số ít quỹ đầu tư khai thác lợi nhuận từ hình thức giao dịch này.
Theo thống kê từ Fintel, Jump Trading hiện đang nắm giữ 531 hạng mục đầu tư với tổng giá trị ước tính khoảng 310 triệu USD.
Năm 1999: được thành lập bởi Paul Gurinas và Bill Disomma.
Năm 2010: sau cú flash crash ngày 06/05/2010 gây thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ USD của thị trường chứng khoán, 2 Co-Founder đã có cuộc gặp gỡ với chủ tịch CTFC để thảo luận về tính minh bạch và quyền truy cập vào SEF, nền tảng giao dịch hoán đổi được quản lý của SEC và CTFC.
Năm 2012: Paul & Bill thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm mới mang tên Jump Capital.
Năm 2013: Paul và Bill tiếp tục phát triển hình thức giao dịch tần suất cao thông qua việc bỏ ra một khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng. Nổi bật trong đó là thương vụ mua lại tháp vi sóng của Bỉ từng thuộc sở hữu của NATO.
Năm 2014: Jump Trading bị triệu tập bởi Tổng chưởng lý New York do các vấn đề liên quan đến việc giao dịch tần suất cao và các thỏa thuận đặc biệt với sàn giao dịch ngầm, hay còn gọi là dark pool.
Năm 2016: Jump Trading công bố đã đầu tư vào 30 công ty.
Năm 2018: Jump Trading bị SEC phạt 250,000 USD do trục trặc trong hệ thống dẫn đến tích lũy một vị thế bán khống trị giá hàng trăm triệu USD.
Năm 2019: Jump Capital công bố đầu tư 5 triệu USD vào The Small Exchange, một sàn giao dịch tương lai bán lẻ mới thành lập.
Năm 2021: Jump Trading ra mắt hoạt động đầu tư ở lĩnh vực tiền điện tử với thương hiệu mới là Jump Crypto.
Năm 2023: Jump Crypto bị kiện tập thể về hành vi vi phạm các quy định của CTFC và có dấu hiệu thao túng stablecoin UST, tiếp tay cho Do Kwon trong việc bán ra token LUNA để nhận lại mức lợi nhuận 1.28 tỷ USD.
Năm 2024: Jump Crypto tiếp tục bị CFTC điều tra. Cộng đồng Crypto đang nghi ngờ đơn vị này bán tháo 120,000 ETH trong hai ngày 04-05/08/2024 nhằm “tẩu tán” sau cáo buộc của CFTC.
Trước đó, Jump Crypto đã có hành động unstake lượng ETH này và dịch chuyển sang các ví khác từ ngày 24/07/2024, chỉ 1 ngày sau khi ETF Ethereum spot được giao dịch. Ngày 05/08/2024, vụ việc trên đã khiến ETH lần đầu tiên quay lại mốc $2,100 kể từ tháng 01/2024, hiệu ứng panic sell từ ETH cũng lan truyền sang BTC khiến giá giảm về mốc $49k.
Hiện tại, Jump Crypto được cho là vẫn giữ ít nhất 125.8 triệu USD ETH đã staking.
Bên cạnh việc là một nhà tạo lập và quỹ đầu tư rót vốn trên thị trường Crypto, Jump Trading cũng từng tham gia hỗ trợ cộng đồng ở những giai đoạn khó khăn
Aptos là một blockchain layer 1 (L1) sử dụng cơ chế Proof-of-Stake (PoS), được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Move. L1 này tập trung vào tính an toàn và khả năng mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng của mạng lưới phi tập trung cũng như hệ sinh thái dành cho nhà phát triển.
Dự án huy động thành công 150 triệu USD vào ngày 25/07/2022 tại vòng Series A với sự dẫn đầu của Jump Crypto và FTX Ventures cùng một số VCs nổi bật khác như a16z, Multicoin Capital, Circle, Franklin Templeton,...
Sui là một blockchain L1 hỗ trợ cho các smart contract bằng Sui Move, một phiên bản cải tiến của ngôn ngữ lập trình Move. L1 này sử dụng cơ chế Delegated Proof-of-Stake (DPoS) được bảo mật bằng native token SUI, nâng cao quyền sở hữu tài sản của người dùng.
Jump Crypto đã góp mặt trong vòng huy động vốn Series B lên đến 300 triệu USD của Sui vào ngày 08/09/2022 cùng những quỹ đầu tư tier-1 máu mặt khác như FTX Ventures, a16z, Coinbase Ventures,...
Injective là blockchain L1 với smart contract cởi mở có thể dễ dàng tương tác và tối ưu hóa cho các dApps triển khai trên mạng lưới này. Bên cạnh đó, Injective đang hướng đến việc xây dựng không gian Web3 thông qua mô hình plug-and-play nhằm tạo ra môi trường DeFi tự do và toàn diện.
Vào ngày 10/08/2022, dự án công bố huy động vốn thành công với số tiền 40 triệu USD tại vòng ẩn danh với sự góp mặt của Jump Crypto và BH Digital.
Celestia là DA blockchain đầu tiên với cấu trúc thiết kế modular độc đáo. Khác với những blockchain truyền thống, Celestia tách biệt sự đồng thuận, data availability để tăng tính linh hoạt và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tốt hơn. Nhờ vào đó, Celestia tạo điều kiện cho các ứng dụng được triển khai đa dạng và hiệu quả.
Jump Crypto cũng đã góp mặt rót vốn tại vòng Series B của dự án này với số tiền lên đến 40 triệu USD vào ngày 19/10/2022 cùng những VC tier-1 khác như Polychain Capital, Spartan Group, Delphi Ventures,...
Một số dự án nằm trong portfolio của Jump có khả năng airdrop mà anh em nên theo dõi bao gồm:
Port3 Network: là hệ thống AI tổng hợp với kiến trúc hoạt động đơn giản và hợp nhất các cơ sở hạ tầng cần thiết, từ đó hỗ trợ sản xuất dApps AI một cách dễ dàng.
Hiện tại dự án đang khuyến khích người dùng tham gia Airdrop Season 2, bạn có thể đọc chi tiết tại đây.
Play AI Network: là Modular Blockchain đầu tiên cho AI trong mảng Gaming. Bên cạnh việc cho phép người dùng Play-to-Earn, dự án cũng hỗ trợ các Creators triển khai tựa Game AI độc đáo.
Hiện dự án chưa tiết lộ hoạt động airdrop mà chỉ đưa ra thông tin về việc nâng cấp role cộng đồng trong kênh Discord của mình, đây cũng là cách nhiều dự án trước đây từng sử dụng làm tiêu chí airdrop.
Dù rằng gần đây Jump Trading đang phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý từ CFTC hay SEC nhưng mình nghĩ đây vẫn là tính chất “hợp thức hóa đường giá”. Căn bản từ khi thành lập thì Jump Trading liên tục phải đối mặt các vụ kiện thế này nên lần này cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến mô hình hoạt động của họ.
Cùng với những đóng góp phi lợi nhuận cho cộng đồng Crypto ở giai đoạn downtrend, mình nghĩ rằng Jump Trading sẽ còn định hướng phát triển dài hơi trong tương lai ở thị trường này.
Sau khi giải quyết các rắc rối pháp lý, bạn nghĩ thế nào về khả năng comeback cực mạnh của Jump Trading trong thời gian tới? Hãy để lại bình luận xuống dưới để cùng trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé.
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập