Bitcoin được coi là “vàng kỹ thuật số” vì nó là đồng Crypto có giá trị nhất trên thế giới, nhưng khi bàn về hệ sinh thái, người ta nghĩ ngay đến Ethereum, BNB Chain hay Solana chứ không phải là Bitcoin.
Đúng thế, Bitcoin chưa từng được biết đến với một hệ sinh thái mạnh. Nhưng mọi thứ có thể sẽ bắt đầu thay đổi từ đây, khi những mảnh ghép lớn về DeFi, Ordinals, BRC-20, Layer 2, Runes,... đã dần xuất hiện và tạo ra sự bùng nổ.
Trong bài viết này, anh em hãy cùng TradeCoinVN khám phá về hệ sinh thái Bitcoin, một “mỏ vàng” thực sự vẫn chưa được khai thác! Bắt đầu nhé!
Ngày 3/1/2009, Satoshi Nakamoto đã tiến hành khai thác block đầu tiên của Bitcoin (genesis block), đánh dấu sự ra đời của đồng Crypto lớn nhất ngày nay và cũng là điểm khởi đầu của công nghệ Blockchain.
Genesis block chứa một phần của đoạn văn bản từ tờ báo "The Times": "Chancellor on brink of second bailout for banks" - thông điệp nhắc nhở về bối cảnh suy thoái kinh tế, phản ánh động cơ tạo ra Bitcoin như một giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống.
Ngày 23/8/2017, giao thức Bitcoin được nâng cấp với cải tiến SegWit nhằm giải quyết một số vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng và phí giao dịch.
SegWit tách phần chữ ký ra khỏi dữ liệu giao dịch, giúp mở rộng thêm không gian, cho phép lưu trữ nhiều giao dịch hơn trong cùng một block, từ đó giảm phí và tăng tốc độ xử lý. Đồng thời, SegWit cũng giải quyết vấn đề kích thước block, mở đường cho các giải pháp mở rộng Layer 2 (L2) sau này.
Ngày 15/3/2018, Lightning Network - giải pháp L2 đầu tiên cho mạng Bitcoin ra đời, giúp mở rộng quy mô và giảm phí giao dịch cho L1.
Lightning Network hoạt động bằng cách tạo ra các kênh thanh toán ngoài chuỗi (off-chain), các giao dịch chỉ được ghi vào Blockchain sau khi kênh thanh toán được đóng lại. Cơ chế này giúp giảm tải cho mạng chính L1, các giao dịch sẽ diễn ra nhanh chóng với chi phí thấp hơn.
Ngày 14/11/2021, bản cập nhật Taproot được triển khai, đây là một trong những nâng cấp quan trọng nhất của Bitcoin nhằm mục tiêu cải thiện hơn nữa khả năng mở rộng, tăng tính bảo mật và quyền riêng tư.
Taproot tích hợp tính năng Schnorr, cho phép nhiều chữ ký được gộp lại trong một giao dịch, làm giảm kích thước block và cải thiện đáng kể hiệu suất. Taproot cũng cho phép thực hiện các giao dịch phức tạp, đồng thời hỗ trợ các dApp và smart contract cơ bản trên Bitcoin.
Ordinals được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 1/2023, tạo tiền đề cho sự ra đời của BRC-20 vào tháng 5/2023.
Giao thức Ordinals trên Bitcoin xuất hiện đi cùng một thuật ngữ mới được gọi là Inscription, chỉ việc gán/khắc số thứ tự, hay dữ liệu về text, hình ảnh, video trên các satoshi (đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin), giúp mở ra nhiều use cases mới cho Bitcoin blockchain. Ứng dụng phổ biến nhất của Ordinals là tạo ra các NFT (non-fungible tokens - token không thể thay thế) và Fungible token (token có thể thay thế) trên Bitcoin.
BRC-20 là một tiêu chuẩn token trên Bitcoin dựa trên giao thức Ordinals, dùng để tạo và quản lý các Fungible token.
Dù Bitcoin đã có Lightning Network từ năm 2018, nhưng phải đến năm 2023, L2 mới bắt đầu phát triển mạnh với nhiều giải pháp hơn được ra đời. So với Lightning Network, các L2 mới sử dụng công nghệ tiên tiến hơn để xử lý giao dịch, giúp tăng tốc độ và giảm chi phí đáng kể, đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung cốt lõi của Bitcoin.
Sự ra đời của các Bitcoin L2 mới đã tạo điều kiện để phát triển đa dạng các ứng dụng trên Bitcoin, giúp cạnh tranh trực tiếp với các L1 khác như Ethereum, BNB Chain, Solana,... Trong đó, lĩnh vực đi tiên phong là DeFi, mảnh ghép tối quan trọng đối với bất kỳ hệ sinh thái nào, những dự án dẫn đầu có thể kể đến như bitSmiley, Sovryn, Babylon,…
Tương tự như Ordinals, Runes cũng là một giao thức trên Bitcoin, nó được sử dụng để tạo ra các Fungible token với tiêu chuẩn Runes. Điểm khác so với Ordinals là Runes sử dụng mô hình UTXO với nhiều điểm tối ưu hơn.
SegWit và Taproot, các bản nâng cấp quan trọng trước đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời và bùng nổ của giao thức Ordinals và tiêu chuẩn token BRC-20. Hai xu hướng này chính là khởi nguồn cho hành trình tiếp theo của hệ sinh thái Bitcoin (Bitcoin eco) với sự phát triển chưa từng có của L2, DeFi, NFT,...
Ordinals được tạo ra bởi Casey Rodarmor - một trong những nhà phát triển Bitcoin cốt lõi. Ý tưởng của giao thức này là gán số thứ tự cho mỗi satoshi để biến chúng thành duy nhất, dễ dàng sắp xếp và nhận dạng.
BRC-20 có thể coi là ứng dụng tiêu biểu nhất của Ordinals, được tạo ra bởi một người ẩn danh có tên là Domo. Đây là một tiêu chuẩn token tương tự như tiêu chuẩn ERC-20 trên Ethereum, dùng để tạo và quản lý các Fungible token trên Bitcoin.
Sau khi ra mắt, Ordinals và các token BRC-20 đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm từ phía cộng đồng, mọi người liên tục bàn tán về trend mới lạ này. Những câu hỏi như “Ordinals là gì”, "BRC-20 là gì?", "Sự khác biệt giữa BRC-20 và Ordinals?", "Làm thế nào để mua nó?",... liên tục xuất hiện.
Chỉ sau 2 tháng ra mắt, trên thị trường đã xuất hiện hơn 24.000 token Ordinals & BRC-20 với tổng giá trị vốn hóa (m.cap) đạt trên 500 triệu USD (ngày 17/5/2023).
Kể từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, các giao dịch (transactions) trên Bitcoin chủ yếu đến từ Ordinals & BRC-20. Đặc biệt là vào ngày 14/1/2024, số lượng transaction đến từ nhóm này đã chiếm hơn 75% tổng số lượng transaction trên toàn bộ Bitcoin eco.
Về phí giao dịch, nhóm Ordinals & BRC-20 chiếm khoảng 30% (bình quân 12 tháng) tổng lượng phí giao dịch được tạo ra trên mạng Bitcoin.
Tính đến thời điểm viết bài (ngày 15/8/2024), tổng giá trị m.cap của Ordinals & BRC-20 đã lên tới 1,48 tỷ USD, tạo ra 6900 BTC phí giao dịch với hơn 56 triệu transactions.
Các token Ordinals & BRC-20 hàng đầu tính theo m.cap bao gồm:
Rõ ràng, Ordinals & BRC-20 đã khuấy động bầu không khí có phần “nhàm chán” của Bitcoin eco suốt những năm qua.
Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, tranh cãi đã nổ ra khi nhiều ý kiến cho rằng giao dịch Ordinals & BRC-20 không khác gì một cuộc tấn công hoặc spam, khiến mạng lưới bị tắc nghẽn, phí gas tăng quá cao, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Nhà phát triển Luke Dashjr thậm chí đã đề xuất một bản “sửa lỗi” để chấm dứt Ordinals trên Bitcoin blockchain, nhưng cuối cùng đề xuất này đã không được thông qua. Nhìn chung, Ordinals đã cho thấy cộng đồng hào hứng với Bitcoin eco như thế nào, và thay vì loại bỏ nó để giảm tắc nghẽn cho mạng lưới thì có một giải pháp khác hiệu quả hơn nhiều, đó là Bitcoin L2.
Khi Bitcoin eco tiếp tục được mở rộng với ngày càng nhiều ứng dụng, không chỉ là Ordinals hay BRC-20, chắc chắn sự quá tải của mạng lưới blockchain sẽ là một rào cản lớn. Lúc này, các giải pháp L2 sẽ đóng vai trò rất quan trọng, nhằm khắc phục nhược điểm của L1.
Vấn đề lớn nhất đối với Bitcoin là tốc độ chậm và phí gas đắt đỏ, nó gần như không có khả năng chịu được mức thông lượng cao. Hiện tại, Bitcoin chỉ đạt khoảng từ 9 TPS (số lượng giao dịch mỗi giây), cực thấp nếu so với các L1 khác như Aptos với 4000 TPS, Solana với 700 TPS, BNB Chain với 37 TPS,… (theo dữ liệu từ Chainspect)
Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ khiến Bitcoin không có khả năng tương thích với smart contract, bản cập nhật taproot cũng chỉ giúp triển khai chức năng này một cách đơn giản, gần như không có tính ứng dụng. Đây là lý do tại sao các dApp không thể hoạt động được trên Bitcoin blockchain.
Tóm lại, việc xây dựng L2 cho mạng Bitcoin là rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại, nó không chỉ giúp cải thiện tốc độ, giảm phí, mà còn tăng tính ứng dụng và giúp mở rộng hệ sinh thái nhờ khả năng tương thích smart contract.
Một số giải pháp Bitcoin L2 nổi bật có thế kể đến như:
Tương tự như mọi hệ sinh thái DeFi khác, DeFi trên Bitcoin (BTC-Fi) bao gồm các nền tảng tài chính phi tập trung chạy trực tiếp hoặc gián tiếp trên Bitcoin blockchain.
Và vì rất khó để triển khai BTC-Fi trực tiếp trên L1 nên các nền tảng DeFi sẽ chạy trên những giải pháp mở rộng như sidechain hoặc L2. Chẳng hạn, với các tài sản BTC gốc, nó sẽ được lock trên L1 thông qua smart contract, sau đó một lượng BTC tương ứng ở L2 sẽ được mint ra để sử dụng cho các hoạt động DeFi.
Với DeFi, Bitcoin sẽ có nhiều tiện ích hơn việc chỉ là một loại tài sản lưu trữ giá trị. Những người nắm giữ BTC có thể kiếm thêm lợi nhuận bằng cách tham gia lending/borrowing, LP farming, staking, restaking,… Hơn hết, BTC-Fi chính là chìa khóa để giải phóng nguồn thanh khoản hàng tỉ USD Bitcoin đang nằm bất động chỉ với mục đích nắm giữ đầu cơ.
Một số dự án BTC-Fi nổi bật bao gồm:
Runes được tạo ra bởi Casey rodarmor - cha đẻ của chính Ordinals, và ra mắt chính thức vào đúng ngày diễn ra sự kiện Bitcoin's halving lần thứ 4 (ngày 20/04/2024). Runes ra đời nhằm mục đích thay thế cho BRC-20, giao thức này cũng được sử dụng để tạo ra các Fungible token nhưng tối ưu hơn và thân thiện hơn với Bitcoin.
Cụ thể, Runes được thiết kế đơn giản, dễ triển khai và áp dụng, giúp tăng cường đáng kể trải nghiệm người dùng. Runes được xây dựng dựa trên các UTXO riêng để giảm thiểu các “tác hại” đến Bitcoin blockchain, vốn đang gặp hạn chế về khả năng mở rộng do kiến trúc kỹ thuật đã lạc hậu, không còn nhiều dư địa để nâng cấp.
UTXO là viết tắt "Unspent Transaction Output" (đầu ra giao dịch chưa được chi tiêu) đề cập đến đầu ra của một giao dịch trước đó vẫn chưa được sử dụng để tạo giao dịch mới. UTXO được áp dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của giao dịch và ngăn chặn double spending (chi tiêu kép).
Chính vì BRC-20 không dựa trên UTXO, nên dẫn đến phát sinh quá nhiều giao dịch rác, làm tắc nghẽn mạng Bitcoin. Nên về cơ bản, Runes giống như một bản nâng cấp của BRC-20, sử dụng một cách tiếp cận khác tối ưu và hiệu quả hơn. Mục tiêu của Runes là thay thế BRC-20 và tất cả các tiêu chuẩn token khác trên Bitcoin như RGB, Counterparty, Omni Layer hay Taproot.
Runes từng tạo ra cơn sốt nhẹ ở giai đoạn trước và sau khi ra mắt vào tháng 4/2024, phần lớn là do sự thành công trước đó của Ordinals.
Bộ sưu tập Runestone Ordinals từng giữ vị trí top #1 về volume giao dịch trên các NFT Marketplace của OKX và Magic Eden. Cũng chỉ trong vòng 1 tuần, giá mỗi Runestones đã tăng x2 từ 0,045 BTC lên 0,092 BTC (tương ứng hơn 5000$).
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng vốn hoá của các token Runes đạt trên 360 triệu USD, tính riêng token DOG đã là $270m (theo coingecko).
Những lợi thế của Bitcoin eco chủ yếu đến từ giá trị nội tại của BTC, bao gồm sự dẫn dắt thị trường và nển tảng công nghệ.
Không chỉ là đồng Crypto đầu tiên với lịch sử lâu đời nhất, mà BTC còn có giá trị và thị phần lớn nhất, nó đã luôn dẫn đầu thị trường Crypto kể từ khi ra mắt cho đến nay. BTC hiện đang có giá 58.500$ với m.cap đạt trên 1,1 nghìn tỷ USD (theo dữ liệu từ CoinMarketCap), chiếm đến hơn 55% tổng m.cap của toàn bộ thị trường.
Vị thế thống trị này chính là điểm tựa vững chắc cho Bitcoin eco. Sự công nhận, uy tín và tầm ảnh hưởng của Bitcoin giúp hệ sinh thái thu hút các nhà đầu tư và người dùng mới, giúp thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng quy mô.
Với lượng cơ sở người dùng khổng lồ và nguồn thanh khoản trị giá hàng nghìn tỉ USD đang nằm bất động dưới vai trò lưu trữ giá trị, Bitcoin eco là một “mỏ vàng” thực sự chưa được khai phá.
Đúng là các nền tảng L2, DeFi hay NFT trên Bitcoin đang phát triển nhanh, nhưng nếu so với các hệ sinh thái khác thì tất cả mới chỉ bắt đầu. Bằng chứng là số lượng dự án thuộc Bitcoin eco (khoảng 80) đang ít hơn nhiều so với những Ethereum eco (khoảng 5000), BNB Chain eco (khoảng 1500) hay Solana eco (khoảng 1200).
Nhìn chung, việc khai thác giá trị của Bitcoin sẽ phụ thuộc vào khả năng mở rộng của mạng lưới, sự phát triển của các ứng dụng và dịch vụ mới, cũng như mức độ tương tác với các hệ sinh thái khác.
Bitcoin sử dụng cơ chế đồng thuận PoW với mạng lưới rộng lớn hàng triệu miner trên toàn cầu để bảo vệ blockchain khỏi các cuộc tấn công, tạo ra một hệ thống phi tập trung toàn diện. Ngoài ra, với các bản nâng cấp quan trọng như SegWit và Taproot, khả năng bảo mật của Bitcoin đã được tăng lên đáng kể.
Những điều này rất có ý nghĩa với người dùng và nhà phát triển:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Bitcoin eco đang tồn tại những mặt hạn chế sau đây:
Dữ liệu về TVL (tổng giá trị bị khóa trên các giao thức DeFi) phản ánh tương đối chính xác quy mô người dùng, độ tin cậy, tính thanh khoản và mức độ phát triển của một nền tảng Blockchain. Do đó, ta có thể đánh giá tiềm năng của Bitcoin eco dựa trên tình hình TVL.
Theo DefiLlama tính đến thời điểm hiện tại, TVL của Bitcoin đạt khoảng 613 triệu USD, xếp ở vị trí số 10 và chiếm 0.74% tổng TVL của tất cả các chain, con số này rất thấp nếu so với TVL của Ethereum (chiếm 58%), Tron (chiếm 9%) hay Solana (chiếm 6%).
Hơn nữa, giá trị vốn hóa thị trường của BTC hiện đã vượt quá 1,1 nghìn tỷ USD, nhưng chỉ có 613 triệu USD được đưa vào các giao thức DeFi (chiếm chưa đến 1%), 99% còn lại chưa được tận dụng.
Rõ ràng, tiềm năng phát triển của Bitcoin eco là rất lớn vì tất cả chỉ mới bắt đầu. Với giá của 1 BTC hiện tại là 58.500$ thì chỉ cần 947,000 BTC (chiếm chưa tới 5% tổng cung) được đưa vào các giao thức DeFi, Bitcoin eco sẽ sánh ngang với Ethereum, hệ sinh thái blockchain lớn nhất hiện nay về giá trị TVL (khoảng 56 tỷ USD).
Nhìn chung, “mỏ vàng” Bitcoin eco với lượng người dùng khổng lồ và giá trị nội tại cực mạnh vẫn đang chờ đợi để được khai thác. Hệ sinh thái này cần những cú hích từ thành công của các dự án và nỗ lực đến từ các nhà phát triển để tạo ra sự đột phá, nhằm phát huy hết mọi tiềm năng mà nó đang có.
Chúng ta không thể chắc chắn được rằng liệu Bitcoin eco có thể duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại hay không. Dù vậy, những dấu hiệu khởi sắc đến từ các xu hướng chủ đạo như Ordinals, BRC-20, L2 phần nào cho thấy một bức tranh tươi sáng phía trước.
Các giao thức, nền tảng và giải pháp mới đã giúp hệ sinh thái và cộng đồng Bitcoin phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách nâng cao tính ứng dụng để tiếp cận được nhiều người dùng mới.
Khi Bitcoin được chấp nhận rộng rãi hơn và mọi người tham gia tích cực vào hệ sinh thái, sự đồng thuận trên mạng lưới sẽ càng mạnh. Đây chính là nền tảng thúc đẩy Bitcoin eco phát triển, và là điều kiện tiên quyết để BTC tiến tới những mốc giá cao hơn trong tương lai.
Sau đây là một số dự đoán cá nhân về tương lai của Bitcoin eco:
Stacks là dự án top đầu trong mảng Bitcoin L2, hỗ trợ triển khai smart contract và dApp trên mạng chính.
Khác các giải pháp L2 khác của Bitcoin như Lightning Network, Bitlayer, B2 Network,... Stacks không trực tiếp dựa trên nền tảng Bitcoin L1 mà thay vào đó, nó liên kết với Bitcoin thông qua một cơ chế đặc biệt gọi là PoX. Nhờ đó, Stacks giúp mở rộng khả năng của Bitcoin mà không cần thay đổi nền tảng Blockchain cốt lõi.
ORDI là token BRC-20 đầu tiên, được phát hành bởi chính Domo, người đã tạo ra tiêu chuẩn token BRC-20. Ban đầu, Domo chỉ định tung ra ORDI với mục đích thử nghiệm nhưng nó đã được cộng đồng đón nhận nhiệt tình bởi sự độc đáo, mới lạ.
Tất cả 21M token ORDI đều được lưu hành trên thị trường khi ra mắt, không bán hay phân phối riêng cho bất kỳ thực thể nào. Do đó, có thể xem ORDI là một memecoin, đại diện cho giao thức Ordinals và tiêu chuẩn BRC-20.
Tương tự như ORDI, 1000SATS là một trong những memecoin dưới dạng token BRC-20 đầu tiên, nó được tạo với mục đích tôn vinh Satoshi Nakamoto. SATS cho phép người dùng phát hành NFT bằng cách ghi các tệp cụ thể vào mỗi đơn vị satoshi.
Nguồn cung của 1000SATS cực kì lớn, lên đến 2,100 nghìn tỷ, nghĩa là gấp 100 nghìn lần so với BTC và được full unlock ngay từ đầu.
Dog (Runes) là memecoin được tạo ra dựa trên giao thức Runes, lấy hình ảnh meme của chú chó Shiba Inu mặc chiếc hoodie màu cam. Toàn bộ token DOG được phân phối cho những người dùng sớm của Ordinals, cụ thể là các holder Runestone - bộ sưu tập Bitcoin Ordinals được tạo ra bởi một KOL nổi tiếng trong mảng NFT.
DOG hiện là token dẫn đầu, chiếm phần lớn giá trị vốn hóa thị trường của hệ sinh thái Runes.
Merlin Chain là một trong những giải pháp L2 của Bitcoin được nhắc đến nhiều nhất trước giai đoạn Halving 2024 với đỉnh điểm TVL có lúc đạt hơn 3 tỷ USD. L2 này sử dụng công nghệ ZKP (zero-knowledge proof) và Lumoz rollup để mở rộng quy mô Bitcoin, đồng thời cung cấp nhiều tính năng hữu ích khác.
Mục tiêu của Merlin Chain là tăng tính ứng dụng cho Bitcoin nhằm phục vụ cộng đồng tốt hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Crypto.
BounceBit là một nền tảng DeFi, cung cấp giải pháp restaking trên mạng lưới Bitcoin. Người dùng có thể sử dụng các LST (Liquid Staking Token) Bitcoin (chẳng hạn như stBTC) để tham gia các hoạt động DeFi trên hệ sinh thái BounceBit.
Trong tương lai, BounceBit hướng đến mục tiêu giúp các holder BTC kiếm được lợi nhuận song song từ on-chain trên DeFi và off-chain trên CeFi.
BounceBit vinh dự được chọn là dự án đầu tiên trên Binance Megadrop - nền tảng phát hành token mới của sàn giao dịch Binance.
Hệ sinh thái Bitcoin đang chứng kiến sự đổi mới rõ rệt trong vài năm gần đây, từ Ordinals, BRC-20, Runes cho đến sự xuất hiện của các giải pháp L2, các giao thức liquid staking, restaking,...
Không chỉ phục vụ cho mục đích lưu trữ giá trị, Bitcoin đang hướng đến việc hình thành một hệ sinh thái đa dạng nhằm cạnh tranh với các blockchain khác. Từ đó tiếp tục đóng vai trò là trụ cột quan trọng nhất để dẫn dắt dòng tiền, khẳng định vị thế số #1 trong thị trường Crypto.
Anh em đánh giá như thế nào về Bitcoin eco? Liệu đây có thực sự là một “mỏ vàng” vô cùng tiềm năng chưa được khai thác triệt để? Hãy comment ý kiến của anh em xuống phía dưới để trao đổi cùng cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập