Ở phần trước (phần 1), chúng ta đã tìm hiểu về Infrastructure - một mảng cực kỳ quan trọng đối với công nghệ blockchain khi nó là nguồn cung cấp năng lượng và cho phép các ý tưởng Web3 độc đáo như DeFi có thể được triển khai để phục vụ cho nhu cầu của con người.
Trong phần tiếp theo của Crypto Industry Map ở dưới đây, hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu mảng DeFi, những lĩnh vực và các dự án nằm trong đó để chúng ta có được cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển của mảng crypto này cho tới thời điểm tháng 06/2024 nhé!
Industry Map: DeFi
DeFi là viết tắt của Decentralized Finance, tạm dịch là Tài chính Phi tập trung, đây cũng là một mảng rất là quan trọng đối với thị trường crypto khi mà Tài chính luôn đóng vai trò là “xương sống” của bất kỳ nền kinh tế nào.
Ưu điểm của nền kinh tế được hỗ trợ bởi DeFi chính là chúng có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát của bất kỳ bên trung gian thứ ba nào, bao gồm cả nhà nước, ngân hàng, tổ chức tài chính,... Điều này sẽ giúp tạo ra một nền kinh tế mở và mọi người trong đó đều có thể tự do mua bán mà không phải gặp những vấn đề liên quan đến địa lý, thời gian hay độ uy tín của đối phương,...
Lĩnh vực và dự án trong mảng DeFi
Theo Binance Research, mảng DeFi sẽ được chia thành 4 lĩnh vực chính với các phân khúc và dự án nổi bật bao gồm:
Issuance
Issuance là lĩnh vực bao gồm các dự án xây dựng nền tảng cho việc phát hành các sản phẩm tài chính cho thị trường DeFi, bao gồm cả những sản phẩm mới như: synthetic assets (tài sản tổng hợp), options (quyền chọn), structured products (sản phẩm có cấu trúc),…
Issuance được Binance Research chia thành 3 phân khúc với những dự án nổi bật bao gồm:
Synthetic Assets (tài sản tổng hợp)là loại tài sản phái sinh giúp theo dõi hoặc mô phỏng lại giá trị của các tài sản đang có mặt trên thị trường, rổ NFT, tài sản ở thế giới thực (RWAs),... Những nền tảng phát hành Synthetic Assets nổi bật bao gồm:
Alchemix: Giao thức cho phép tạo các token tổng hợp mô phỏng lợi nhuận trong tương lai của các tài sản crypto được gửi vào trong giao thức
Metronome: Dự án cho phép người dùng sử dụng một rổ tài sản thế chấp từ danh mục đầu tư của họ để tạo ra nhiều loại synthetic asset khác nhau
Synthetix: Giao thức hàng đầu trong việc cung cấp thanh khoản cho giao dịch phái sinh trên không gian DeFi nhờ vào ứng dụng cơ chế synthetic asset
Youves: Nền tảng DeFi cho phép tạo và quản lý các tài sản tổng hợp
Options/Structured Products là các sản phẩm DeFi giúp tối ưu & phân chia lợi nhuận, quản lý LP (liquidity provider) tự động và giao dịch quyền chọn,... Một số cái tên nổi bật trong phân khúc này bao gồm:
Aevo: Một blockchain Layer 2 (L2) tập trung vào giao dịch hợp đồng quyền chọn (option) và vĩnh viễn (perpetual)
Deri Protocol: Giao thức phái sinh cung cấp các sản phẩm giao dịch hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn, quyền hạn (powers) và gamma
Katana: Giao thức cho phép tạo lợi suất (yield) trên Solana từ các chiến lược quyền chọn tự động (automated option strategies)
Lyra Finance: Sàn DEX hoạt động trên Lyra Chain của riêng họ và cung cấp các sản phẩm giao dịch perpetual, options và spot (giao ngay)
Thetanuts Finance: Cung cấp giao dịch quyền chọn và chiến lược tự động on-chain để người dùng tối ưu hóa yield của họ
Typus Finance: Cơ sở hạ tầng cung cấp giao dịch options và options vault trên Sui Network
Yield là phân khúc chỉ những dự án cung cấp các chiến lược giúp tối ưu lợi suất mà người dùng có thể kiếm được. Một số dự án nổi bật bao gồm:
Aura: Giao thức được xây dựng trên Balancer để cung cấp các phần thưởng tốt nhất cho các liquidity provider của Balancer và BAL token staker
Convex: Ứng dụng cho phép các liquidity provider Curve kiếm phí giao dịch và nhận phần thưởng CRV token mà không cần phải lock Curve token
Hyperlock: Giao thức được xây dựng dựa trên Thruster để cung cấp cho yield cho các liquidity provider và staker THRUST token của nền tảng DeFi nằm trong hệ sinh thái Blast này
IPOR: Cung cấp lãi suất vay và cho vay cố định bằng cách sử dụng interest rate swap (lãi suất hoán đổi) có pool thanh khoản như một đối tác hợp đồng
Magpie: Nền tảng DeFi multi-chain cung cấp các dịch vụ boost yield & veTokenomics (hay còn được gọi là veToken - Vote Escrowed Token)
Pendle: Giao thức cho phép giao dịch yield trong tương lai đã được token hóa (tokenized future yield) trên hệ thống AMM (Automated Market Maker)
Liquidity
Liquidity (thanh khoản) là một phần rất quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ hệ sinh thái nào. Tính thanh khoản cao sẽ cho phép việc mua bán một loại tài sản được diễn ra nhanh chóng và giá cả được ổn định. Ngược lại, khi tính thanh khoản thấp, tài sản được giao dịch sẽ lâu hoàn thành hơn do cần phải đợi tìm người mua hoặc bán phù hợp, đồng thời, mức độ trượt giá (slippage) cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
Với đặc tính của blockchain và một số công nghệ DeFi mới hiện nay, lĩnh vực Liquidity có thể được chia thành 5 phân khúc với những dự án nổi bật trong đó bao gồm:
Lending là các giao thức cho phép người dùng vay hoặc cho vay bằng cách sử dụng tài sản crypto. Một số dự án nổi bật trong phân khúc này gồm:
Aave: Thị trường thanh khoản phi tập trung hàng đầu cho phép người dùng vay và cho vay để kiếm lãi suất từ tài sản crypto của họ
Compound: Nền tảng lãi suất tự trị (autonomous interest rate) được xây dựng dành cho các developers có thể tích hợp tính năng Lending lên trên các ứng dụng tài chính mở
Fluid: Nền tảng cho vay phi tập trung với nhiều chức năng được cải tiến bao gồm: liquidity layer (lớp thanh khoản), automated limits (giới hạn tự động), lending & vault protocols (giao thức cho vay & kho tiền), hệ thống oracle mạnh mẽ và sàn DEX
JustLend: Thị trường vay và cho vay được xây dựng trên hệ sinh thái TRON
Kamino Finance: Giao thức DeFi trên Solana cung cấp cả dịch vụ Lending và cung cấp thanh khoản chỉ trên một nền tảng duy nhất
Morpho: Giao thức Lending peer-to-peer theo cơ chế modular cho các thị trường bị cô lập (khó tiếp cận do nhiều vấn đề khác nhau)
SparkLend: Nền tảng cho vay tận dụng hạn mức tín dụng từ MakerDAO để có thể đưa ra mức lãi suất cho stablecoin DAI
Venus: Giao thức Lending cho phép người dùng vay, cho vay tài sản crypto trên hệ sinh thái BNB
Collateralized Debt Position (CDP) là giao thức cho phép sử dụng tài sản thế chấp để đúc (mint) stablecoin. Bạn có thể hiểu đơn giản là giao thức này cho phép thế chấp crypto để vay tiền mặt. Một số dự án nổi bật trong phân khúc CDP bao gồm: crvUSD của Curve, USDJ của JustStables trên hệ sinh thái TRON, liUSD của ListaDAO (một nhánh của MakerDAO) trên BNB Chain, LUSD được thế chấp bằng ETH, DAI của MakerDAO,...
Liquid Staking Providers là giao thức phát hành các LSD (Liquid Staking Derivatives) - tài sản phái sinh từ những staked token (token có vai trò stake để bảo mật blockchain) để các staker có thể thanh khoản token mà họ đang stake mà không ảnh hưởng đến bảo mật của blockchain. Một số dự án nổi bật trong phân khúc này bao gồm:
Binance: Cho phép người dùng stake ETH trên Binance để nhận lấy WBETH - LSD mang lại yield tự nhiên cho người nắm giữ
Coinbase: Cho phép người dùng stake ETH trên Coinbase để lấy cbETH thông qua Coinbase Wallet
Jito: Liquidity Staking Protocol trên hệ sinh thái Solana cung cấp yield thông qua stake SOL token và chiến lược MEV (Miner Extractable Value)
Lido: Liquidity Staking Protocol dành cho các token của nền tảng sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) tương tự như ETH và MATIC
Marinade: Nền tảng Liquidity Staking cho hệ sinh thái Solana
Stader: Giao thức Liquidity Staking multi-chain, hỗ trợ các blockchain tương thích EVM như Ethereum, BNBChain, Polygon,...
Swell: Liquidity Staking Protocol cho ETH token
RocketPool: Giao thức Liquidity Staking Protocol phi tập trung dành cho hệ sinh thái Ethereum
Sanctum: Nền tảng Liquidity Staking cung cấp một liquidity layer (lớp thanh khoản) cho SOL token của hệ sinh thái Solana
Restaking là phân khúc các giao thức cho phép người dùng stake lại ETH hoặc các Liquid Staking Token (LST) để cung cấp bảo mật cho các blockchain khác có nhu cầu. Một số dự án nổi bật trong phân khúc này gồm:
EigenLayer: Giao thức tiên phong trong giải pháp restaking ETH, LST để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các staker
Karak: Giao thức restaking cho phép tận dụng khả năng bảo mật cao của Ethereum và những nền tảng đáng tin cậy khác cho các ứng dụng có nhu cầu
Picasso: Giải pháp Restaking multi-asset cho hệ sinh thái Solana thông qua cơ chế cross-chain Inter-Blockchain-Communication (IBC)
Solayer: Network shared validator (trình xác thực chia sẻ) để bảo mật cho các nền tảng tích hợp trên hệ sinh thái Solana
Symbiotic: Hệ thống shared validator tổng quát cung cấp bảo mật cho các hệ sinh thái và dApp khác
Liquid Restaking là giải pháp tăng tính thanh khoản cho các tài sản đang restake ở các giao thức restaking (restaked asset). Một số dự án nổi bật trong phân khúc này bao gồm:
Ether.fi: Nền tảng cho phép người dùng có thể gửi các restaked token (ví dụ restaking trên EigenLayer) ở dưới dạng liquid restaking token (LRT) - eETH vào trong các pool thanh khoản để kiếm thêm lợi nhuận
KelpDAO: Giải pháp LRT rsETH dành cho EigenLayer trên Ethereum
Puffer Finance: Giao thức Native Liquid Restaking được xây dựng trên sự cải tiến của EigenLayer, cung cấp một nền tảng staking năng động hơn cho người dùng của Ethereum
Renzo: LRT ezETH và Strategy Manager (nhà quản lý chiến lược) cho người dùng của EigenLayer
Swell: Nhà cung cấp dịch vụ LST/LRT cho phép người dùng kiếm được lợi nhuận mà không bị gặp vấn đề về việc tài sản bị lock
Trading
Bên cạnh các sàn giao dịch tập trung (CEX) thì lĩnh vực Trading trên không gian DeFi cũng đã phát triển mạnh mẽ với nhiều giao thức hỗ trợ cho nhiều phân khúc sản phẩm giao dịch khác nhau, bao gồm:
Spot Decentralized Exchange (gọi tắt: DEX) là những giao thức tạo ra một sàn peer-to-peer (ngang hàng) cho phép người dùng giao dịch tài sản mà không cần sự kiểm soát của bên trung gian thứ ba. Những dự án trong phân khúc này có lẽ đã quá quen thuộc với những anh em thường xuyên giao dịch trên DeFi, bao gồm:
Thuộc hệ sinh thái khác: Cetus (tương thích với nền tảng được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Move như Aptos, Sui), Raydium (Solana), STON.fi (TON), SUNSwap (TRON)
Prediction Market là các giao thức cho phép người dùng thực hiện dự đoán, đặt cược và mua ở trong tương lai (buy in future) các tài sản hoặc kết quả sự kiện nào đó. Một số dự án nổi bật trong phân khúc này là: Polymarket, Augur, Azuro,…
Derivatives là giao thức cho phép giao dịch các hợp đồng phái sinh với đòn bẩy tài chính. Một số dự án nằm trong phân khúc này bao gồm:
Aevo: Nền tảng L2 tập trung vào sản phẩm giao dịch options và perpetual
Drift: Nền tảng giao dịch spot và perpetual trong hệ sinh thái Solana
dYdX: Nền tảng L1 tập trung vào việc phát triển sản phẩm giao dịch đòn bẩy các hợp đồng perpetual
GMX: Sàn DEX cho phép giao dịch spot và perpetual với phí swap thấp, đòn bẩy cao
Hyperliquid: Sàn DEX được xây dựng trên chính L1 của họ để cung cấp giao dịch perpetual với cơ chế orderbook tương tự như các sàn CEX hiện nay
Jupiter: Sàn DEX tổng hợp trên hệ sinh thái Solana có cung cấp dịch vụ giao dịch perpetual
RabbitX: Giao thức giao dịch perpetual trên hệ sinh thái Starknet
Vertex: Sàn DEX trên hệ sinh thái Arbitrum với các tính năng bao gồm: giao dịch spot, perpetual và thị trường vốn (money market)
Other
Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng được phát triển để mang tới những lợi ích nhất định cho người dùng và các dự án DeFi. Một số lĩnh vực phải kể đến đó là:
Security and Stress Testing là những dự án cung cấp dịch vụ kiểm toán hoặc đo lường mức độ bảo mật cho các giao thức và smart contract, giúp hạn chế tối đa những lỗ hổng hoặc thiếu sót mà các hacker có thể khai thác. Một số cái tên nổi bật trong lĩnh vực này là: Certik, Chainalysis, Gauntlet, Zokyo.
Launchpad đóng vai trò quan trọng trong việc phát hành, phân phối token và cung cấp tính thanh khoản ban đầu cho các dự án mới. Những dự án nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm PinkSale, Pump.fun, Team Finance, UNCX Network.
Ngoài ra, lĩnh vực Insurance (bảo hiểm) cũng được phát triển để giúp người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ, trải nghiệm và giao dịch trên không gian DeFi. Một số dịch vụ nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm:
Nexus Mutual: Giao thức bảo hiểm phi tập trung hàng đầu hiện nay trong việc bảo vệ người dùng khỏi các lỗ hổng của smart contract
InsurAce: Giao thức đầu tiên phát hành bảo hiểm cho danh mục đầu tư cross-chain (xuyên chuỗi)
Solace: Giao thức phi tập trung cung cấp bảo hiểm cho danh mục đầu tư cá nhân, rủi ro ở các giao thức và DAO ở nhiều blockchain khác nhau (multi-chain)
Tạm kết
Trên đây là bài tổng quan về những lĩnh vực, phân khúc và dự án nằm trong mảng DeFi tính cho đến tháng 6/2024 theo Binance Research. Mong rằng bài cập nhật Crypto Industry Map này sẽ giúp anh em dễ dàng nắm bắt và định vị được những dự án crypto đang có mặt trên thị trường hiện nay.
Anh em đánh giá sao về những dự án và phân khúc trong Crypto Industry Map này? Liệu còn lĩnh vực nào cần được bổ sung thêm vào trong "bản đồ" này hay không? Hãy cho mình biết ý kiến của anh em trong phần bình luận phía dưới và cùng đón đọc phần 3 với mảng NFT trên website TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập