Airdrop là hình thức phân phối token phổ biến trong crypto, nhằm thu hút người dùng và xây dựng cộng đồng. Năm 2024 là năm chứng kiến nhiều sự kiện airdrop đa dạng trên các nền tảng blockchain và cũng tốn rất nhiều giấy bút của các nhà phân tích.
Có những đợt airdrop thành công giúp dự án phát triển giá trị tăng lên rất nhiều lần. Bên cạnh đó, cũng có những dự án tụt dốc không phanh.
Vậy yếu tố nào giúp cho dự án thắng lớn sau airdrop? Và đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại? Bài học rút ra sau những lần airdrop là gì? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Airdrop là chiến lược phổ biến nhằm phân phối miễn phí token cho người dùng để tạo sự chú ý và xây dựng cộng đồng. Đây là một phương tiện quảng bá, gia tăng nhận diện và thúc đẩy users tương tác trong hệ sinh thái rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, airdrop còn tạo động lực cho người dùng thử nghiệm sản phẩm, tăng thanh khoản,... Mỗi dự án sẽ đặt ra các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như:
Trong năm 2024, chúng ta có một số kèo airdrop đình đám như StarkNet, Wormhole, JupiterZKsync, EigenLayer,...
Đọc thêm: Airdrop liệu đã hết thời? Tổng hợp các dự án có khả năng airdrop lớn trong 2024-2025
Theo thống kê của Keyrock - công ty tạo lập thị trường nổi tiếng được Ripple hậu thuẫn, phần lớn các token không giữ được giá trị lâu dài sau airdrop. Dù một số có mức tăng trưởng ấn tượng ban đầu nhưng hầu hết về sau đều gặp áp lực giảm giá.
Điều này cho thấy vấn đề chung của airdrop là nhiều người chỉ tham gia để "farm" phần thưởng ngắn hạn mà không có ý định gắn bó lâu dài với dự án. Các dữ liệu thống kê cho thấy sự hào hứng của users thường giảm nhanh chóng trong vòng 2 tuần sau khi airdrop diễn ra.
Đáng chú ý là, sau 90 ngày, chỉ có một số ít token đạt được mức tăng trưởng dương, còn lại hầu hết đều giảm giá trị. Tuy nhiên, anh em nên nhớ rằng tình hình chung của thị trường lúc các dự án ra airdrop vẫn còn khá xấu. Ngoài ra, một số dự án còn dính FUD khiến cho giá token giảm sâu sau airdrop.
Trong số 62 dự án airdrop được Keyrock đề cập, chỉ có 8 cái tên đạt được lợi nhuận dương, gồm bốn dự án trên Ethereum và bốn trên Solana. Các blockchain lớn như BNB Chain, StarkNet, Arbitrum và ZKsync, không có dự án nào có giá token tích cực.
Quan sát hình trên, Solana có tỷ lệ thành công cao nhất, đạt 25%, trong khi Ethereum đạt 14.8%. Không quá bất ngờ vì Solana là blockchain có hiệu suất tốt bậc nhất trong một năm trở lại đây.
Trong khi đó, các L2 như Arbitrum hay StarkNet thì lại không có kết quả tích cực lắm. Anh em có thể thấy các native token của blockchain L2 không giữ được giá sau khi airdrop. Ngoài ra, mạng TON cũng đang có nhiều airdrop thành công, đặc biệt là những token meme kinh điển, tính đến Q3/2024.
Đọc thêm: Phân tích ZKsync Airdrop và những bài học sâu sắc
Khi chuẩn hoá hiệu suất airdrop theo biến động của native token, chẳng hạn so sánh airdrop trên Solana với giá token SOL, anh em cũng thấy kết quả không thực sự tích cực.
Quy mô phân phối token trong các đợt airdrop ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất giá. Keyrock đã chia ra làm 3 nhóm để thực hiện thống kê:
Theo hình trên, các airdrop nhỏ có hiệu suất tốt do áp lực bán thấp, tuy nhiên, thường không duy trì được và bị “xả” mạnh trong vòng 3 tháng. Airdrop vừa (5-10%) có kết quả ổn định hơn vì cân bằng được lượng token phân phối và khả năng giữ chân người dùng.
Còn với airdrop lớn (>10%) lại mang đến hiệu suất dài hạn tốt nhất. Bất chấp rủi ro “xả” ngắn hạn, lượng token phân phối hào phóng vẫn thu hút và giữ chân người dùng tốt hơn.
Mặc dù khó định lượng nhưng tâm lý cộng đồng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của các chiến dịch airdrop.
Các đợt airdrop token lớn thường tạo cảm giác công bằng, giúp người dùng cảm thấy có quyền lợi, từ đó đầu tư nhiều hơn vào dự án. Ngược lại, các đợt phân phối nhỏ thường chỉ tạo ra sự hứng thú ban đầu và nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Một số dự án sở hữu cộng đồng tích cực, thảo luận sôi nổi trên các nền tảng xã hội và có sự quan tâm đến sản phẩm thường duy trì động lực phát triển tốt hơn. Đặc biệt, những dự án đổi mới và sáng tạo sẽ thu hút người dùng đi cùng dài hạn.
FDV cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá token sau airdrop. Thống kê 62 đợt airdrop của Keyrock cho thấy rằng, những dự án có FDV lớn thường sụt giảm giá nghiêm trọng, bất kể ở blockchain nào, thuộc mảng gì hay mức độ quan tâm của cộng đồng ra sao.
Trong thị trường crypto, các nhà đầu tư thường quan tâm tiềm năng tăng trưởng, hay còn gọi là "headroom". Anh em có thể hiểu đây là dư địa tăng giá của token.
Token với FDV nhỏ tạo cảm giác "vào hàng sớm", cơ hội tăng trưởng cao, thu hút những người tìm kiếm lợi nhuận dài hạn. Tuy nhiên, khi FDV quá cao, headroom bị giới hạn, làm giảm động lực của nhà đầu tư.
Một yếu tố kỹ thuật quan trọng khác là thanh khoản. Token với FDV lớn thường không đủ thanh khoản để hỗ trợ mức giá mà thị trường kỳ vọng. Khi một lượng lớn token được airdrop, ngay cả tỷ lệ người dùng muốn bán ra nhỏ thôi cũng đủ tạo ra áp lực khổng lồ khiến giá giảm mạnh.
Drift Protocol là nền tảng trading futures trên hệ Solana. Đây là case study thành công điển hình sau airdrop khi giá token có sự tăng trưởng tốt. Airdrop của Drift được phân bổ 12% tổng cung với cơ chế chia nhỏ nhiều đợt unlock nhằm giảm áp lực bán tháo.
Nhờ cơ cấu phân phối hợp lý và định giá thấp khi ra mắt (56 triệu USD) mà market cap của DRIFT đã tăng lên 163 triệu USD sau airdrop.
zkLend là một nền tảng lending trên StarkNet, chứng kiến sự sụt giảm “sốc" 95% giá trị token mặc dù từng có vốn hóa lên đến 300 triệu USD.
Có thể thấy chiến lược airdrop của zkLend không thật sự hiệu quả. Dự án chỉ thu hút được các nhà đầu cơ dẫn đến việc token bị bán tháo trong thời gian ngắn. Hệ quả là mất đi cộng đồng và sự ổn định mà dự án cần có để phát triển.
Hiệu suất của airdrop phụ thuộc vào các yếu tố nội tại dự án như quy mô phân phối, thanh khoản và FDV.
Các dự án với FDV thấp, “hào phóng” trong phân bổ token airdrop như Drift Protocol đã đạt được sự thành công. Ngược lại, giá token của các dự án như zkLend lại giảm sâu sau airdrop vì thanh khoản yếu và bị các nhà đầu cơ “farm” cháy máy.
Chúng ta thường nghĩ dự án airdrop lớn thì lực xả sẽ mạnh. Điều đó đúng, tuy nhiên, theo thống kê của Keyrock, áp lực xả chỉ là ngắn hạn. Nếu có các yếu tố cơ bản đủ tốt thì dự án vẫn phát triển bình thường.
Hy vọng sau bài viết, anh em có thêm nhiều góc nhìn để đánh giá cũng như chọn lọc dự án tiềm năng airdrop lớn. Vậy đâu là dự án airdrop hào phóng nhất trong năm 2024 này? Hãy comment bên dưới để trao đổi với mình và các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập