Hiện nay, tính đến tháng 07/2024, market có hàng nghìn dự án Crypto và con số này vẫn chưa dừng tăng lên. Luôn có rất nhiều động lực để các dự án liên tục ra đời và phát triển.
Lợi ích dễ thấy nhất của việc có nhiều dự án crypto là giúp cho người dùng có đa dạng sự lựa chọn. Đương nhiên các dự án cũng sẽ cạnh tranh với nhau gay gắt hơn. Đây là động lực thúc đẩy market phát triển và hưởng lợi nhiều nhất sẽ là người dùng cuối.
Tuy nhiên, sự ra đời của nhiều dự án crypto không phải là không có những mặt hạn chế. Số lượng blockchain tăng làm cho thanh khoản bị phân mảnh, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng ở những ứng dụng, dịch vụ yêu cầu thanh khoản phải ổn định.
Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều blockchain cũng làm cho việc xây dựng các ứng dụng multichain trở nên phức tạp và tốn kém nhiều chi phí hơn. Lý do là mỗi blockchain lại phải sử dụng những công nghệ và cơ chế đồng thuận khác nhau,...
Đây chính là lý do mà giải khái niệm Chain Abstraction ra đời. Vậy Chain Abstraction giải quyết những vấn đề trên như thế nào? Những dự án tiềm năng nào đang triển khai Chain Abstraction? Anh em hãy cùng TradeCoinVN phân tích chuyên sâu trong bài viết dưới đây nhé.
Chain Abstraction được hiểu là cách thức giúp người dùng không phải thực hiện các thao tác thủ công để tương tác với nhiều chain. Mục tiêu là để đơn giản hóa cách mọi người sử dụng blockchain, thậm chí người dùng sẽ không biết mình đang tương tác với blockchain nào hay thậm chí không nhận ra là mình đang sử dụng blockchain.
Các vấn đề chính mà Chain Abstraction giải quyết đó là:
Trước khi tìm hiểu Chain Abstraction là gì, chúng ta cần làm rõ khái niệm Modularity và Rollups. Modularity hay còn gọi là “tính module" là khái niệm không còn xa lạ gì với những anh em crypto. Chúng ta có rất nhiều dự án modular blockchain như Celestia, zkPorter, Fuel Network,...
Hiểu đơn giản, đây là những dự án chuyên biệt hoá xử lý một vấn đề nào đó trong blockchain, thường thấy nhất là Thực thi (Execution), đồng thuận (Consensus) hay tính khả dụng dữ liệu (Data Availability).
Khái niệm Modularity được Mustafa Al-Bassam giới thiệu lần đầu vào năm 2019 trong một bài báo có tiêu đề là “LazyLedger: A Distributed Data Availability Ledger with Client-Side Smart Contracts”.
Trong bài báo này, Mustafa đã phác thảo một thiết kế blockchain như mình đã trình bày ở trên, đó là các chức năng như đồng thuận (consensus) & Data Availability được tách rời khỏi việc xử lý và thực hiện giao dịch.
Dễ thấy, lợi ích lớn nhất của Modularity là tính chuyên môn hoá cho những nhiệm vụ cụ thể. Từ đó, các công việc được thực hiện hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Tiếp theo, ta có khái niệm Rollups, đây là một giải pháp mở rộng Ethereum được Vitalik đề xuất vào tháng 10/2020.
Lý do là theo blockchain trilemma, Ethereum đang tập trung tối đa vào tính bảo mật, phi tập trung và đánh đổi lại khả năng mở rộng. Vì vậy, có giải pháp mở rộng riêng biệt để hỗ trợ Ethereum là điều cần thiết.
Thực ra, ý tưởng của Rollups rất đơn giản. Anh em có thể quan sát hình trên, quy trình sẽ như sau:
Bằng cách này, băng thông của mạng tăng lên. Bên cạnh đó, do lượng dữ liệu được xử lý on-chain được giảm thiểu nên tốc độ giao dịch nhanh hơn, phí giao dịch từ đó cũng sẽ rẻ hơn.
Mục tiêu cuối cùng của các dự án blockchain là hướng tới Mass Adoption. Mà muốn hiện thực được thì điều cơ bản nhất mà các dự án blockchain phải làm là thiết kế ứng dụng có trải nghiệm người dùng đơn giản và hiệu quả.
Hiện tại, để sử dụng những ứng dụng, đặc biệt là dịch vụ multichain, users đang gặp rất nhiều những khó khăn như:
Nói chung, anh em sẽ phải trải qua nhiều thao tác cồng kềnh và dễ xảy ra sai sót.
Đây cũng chính là 1 trong những lý do mà các dự án Web3 vẫn chưa thể phổ biến như Web2. Vì vậy, thị trường mới cần tới giải pháp mang tên Chain Abstraction.
Như mình trình bày trong phần đầu tiên, sự ra đời của nhiều dự án crypto khác nhau, cộng với sự phát triển của mô hình Modularity và Rollups làm cho thanh khoản bị phân mảnh ở nhiều blockchain khác nhau.
Đặc biệt, không chỉ thanh khoản, sự phân mảnh còn xảy ra ở trải nghiệm người dùng. Tức là giờ đây, anh em phải thực hiện thêm nhiều thao tác hơn để hoàn thành một tác vụ nào đó. Mình sẽ minh hoạ thông qua case study dưới đây.
Đầu tiên, với các Monolithic blockchain như Solana và các blockchain non-EVM khác như Sui, Aptos,... việc sử dụng thường không quá phức tạp vì toàn bộ các hoạt động cần thiết đều diễn ra trên 1 blockchain duy nhất.
Người dùng Solana chỉ cần sử dụng một loại USDC và native token là SOL. Ngoài ra, vì các dApps được xây dựng trực tiếp trên blockchain Solana nên để swap hay chuyển coin/token thì ta không cần sử dụng bridge.
Ngược lại, hệ sinh thái Ethereum thực sự là một “nồi lẩu thập cẩm”, rất nhiều ứng dụng và giải pháp rollups nên mức độ phân mảnh tương đối nghiêm trọng. Người dùng phải thao tác với nhiều dạng USDC và ETH trên các rollups khác nhau.
Quan sát hình trên, anh em thấy ETH trên Optimism, ETH trên Arbitrum và các chain khác, về cơ bản cùng là tài sản ETH đó nhưng lại không thể sử dụng thay thế cho nhau. Thật kì lạ khi token fungible ETH giờ đây lại trở thành not fungible.
Ngoài ra, mỗi rollups lại có các ứng dụng và hệ sinh thái khác nhau. Ví dụ, Arbitrum tập trung vào DeFi, Base tập trung vào các dự án SocialFi,... Người dùng muốn trải nghiệm để tìm kiếm cơ hội đầu tư sẽ phải quản lý tài sản ở nhiều chain, dẫn đến sự phức tạp không cần thiết.
Để sử dụng và trao đổi tài sản giữa các blockchain thì người dùng phải dùng bridge. Như mình trình bày, đây là con đường tiềm ẩn rủi ro. Hãy thử tưởng tượng rằng anh em sẽ phải bridge tài sản lên Arbitrum để chơi game, rồi lại phải bridge tiếp qua Base để sử dụng app SocialFi,... lặp đi lặp lại nhiều lần. Oải thật chứ.
Tác động của sự phân mảnh không chỉ ảnh hưởng đến người dùng mà cả các layer thực thi và các giao thức. Cụ thể, giao thức sẽ gặp áp lực phải ra mắt trên nhiều chain để kéo người dùng và thanh khoản.
Abstraction không phải là một khái niệm chỉ dành cho Web3. Anh em có thể hiểu đây là 1 cách thức giúp đơn giản hóa thao tác phức tạp nào đó.
Ví dụ, để sử dụng các sản phẩm Web3, anh em phải research rất nhiều về cách sử dụng, kỹ thuật và công nghệ ở đằng sau thì giờ đây với Abstraction, anh em không phải quan tâm về điều đó. Nói như vậy không có nghĩa là các kỹ thuật, công nghệ này mất đi mà nó chỉ đơn giản là “vô hình" với người dùng.
Anh em chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản để hoàn thành mục đích mà không cần quan tâm quá nhiều những thứ ở vận hành đằng sau. Ví dụ, khi mở trình duyệt web và vào 1 trang để xem thông tin, anh em sẽ không cần phải quan tâm quá nhiều về các giao thức đằng sau như HTTP, TCP/IP, hay DNS.
Một ví dụ khác, khi sử dụng Google Drive để lưu trữ tài liệu, anh em cũng không cần phải quá quan tâm cách Google Drive lưu trữ dữ liệu như thế nào. Tất cả việc mà anh em cần làm chỉ là upload tài liệu lên thôi. Để Web3 có thể vượt qua Web2, nó cần phải cung cấp một trải nghiệm người dùng đơn giản tương tự như vậy. Chain Abstraction chính là chìa khóa giúp Web3 đạt được điều này.
Các giải pháp Chain Abstraction được chia làm 2 loại chính:
Quan sát hình trên, anh em có thể thấy các Rollup ở AggLayer và Optimism Superchain đều được hợp nhất với nhau, giúp cho thanh khoản tập trung, tương tác cross-chain trở nên liền mạch. Ý tưởng kết nối các Rollup của AggLayer và Optimism Superchain cơ bản là giống nhau. Cả 2 sử dụng một bridge contract thống nhất giữa các chain, giúp cho việc chuyển tài sản trở nên dễ dàng.
Tuy nhiên, trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt trong trường hợp:
CAKE Framework của Frontier Research cung cấp 1 cách tiếp cận Chain Abstraction khá hay để giải quyết vấn đề trên. Về cơ bản, CAKE Framework đề xuất 3 layer cơ sở hạ tầng với các vai trò khác nhau, cụ thể:
Nếu để nói về một giải pháp Chain Abstraction toàn diện, ta có những cái tên tiêu biểu là NEAR, Okto, Particle, Polygon AggLayer và OP Superchain. Các giải pháp này có thể được chia thành hai nhóm:
Nhìn chung, các mô hình Chain Abstraction vẫn còn khá mới và rất khó để xác định cái nào là tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc hiểu rõ những đặc điểm và lợi ích của mỗi mô hình sẽ giúp chúng ta dự đoán tiềm năng phát triển và ứng dụng của chúng trong tương lai.
Một nhánh con khác của Chain Abstraction mà anh em có thể chú ý tới là Account Abstraction.
Trong các sản phẩm ví truyền thống, chẳng hạn như Metamask, anh em sẽ cần phải lưu private key hoặc seed phrases để sử dụng tài khoản của mình. Nếu như quên 2 thông tin này thì xác định tài khoản của anh em sẽ không thể khôi phục được.
Mặt khác, vì các logic liên quan đến giao dịch của Metamask đều đã được chuẩn hoá nên sẽ rất khó có thể custom thêm chức năng mới theo nhu cầu.
Với Account Abstraction, điểm mới là tài sản sẽ được lưu trữ trong các tài khoản được xây dựng trên smart contract. Vì được xây dựng trên smart contract nên các chức năng của ví hoàn toàn có thể được thêm, sửa đổi tuỳ ý.
Điều này có nghĩa là thậm chí anh em không cần lưu private key, phrase seed để truy cập ví. Anh em hoàn toàn có thể custom chức năng đăng nhập của ví thông qua tài khoản Google, Facebook,… Một ví dụ về dự án ví sử dụng account abstraction là Argent. Đây là một ví Ethereum sử dụng smart contract để cải thiện bảo mật và trải nghiệm người dùng.
Người dùng có thể thiết lập danh sách tin cậy (trusted contacts) để khôi phục ví trong trường hợp mất quyền truy cập vào thiết bị hoặc khi bị mất private key. Ngoài ra, Argent cho phép giới hạn số tiền có thể gửi đi trong một khoảng thời gian nhất định. Dự án ví cũng cung cấp khả năng khóa tài khoản tạm thời nếu phát hiện hành vi đáng ngờ.
Một số lợi ích của account abstraction đó là:
Để hướng tới Mass Adoption thì việc phát triển các giải pháp Chain Abstraction là điều kiện tiên quyết. Suy cho cùng, như anh em thấy mọi vấn đề mà các giải pháp hướng tới đều là để tối ưu trải nghiệm người dùng. Khi users không phải lo lắng về việc chọn lựa giữa các blockchain hay phải học cách sử dụng từng nền tảng, họ sẽ chấp nhận và sử dụng công nghệ blockchain trong đời sống hàng ngày nhiều hơn.
Một hướng đi tiềm năng khác mà mình thấy khá thú vị trong Chain Abstraction là sử dụng AI Agent. Việc sử dụng AI Agent sẽ làm cho các thao tác trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Điều mà anh em cần làm bây giờ chỉ là ra lệnh và AI sẽ thực hiện phần còn lại.
Tất nhiên, để đưa AI lên blockchain không phải là điều dễ dàng và cần có thời gian để kiểm nghiệm mức độ hiệu quả của cách làm này. Tuy nhiên, đây là hướng đi cá nhân mình thấy rất tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.
Như trình bày trong bài viết, hiện nay có rất nhiều giải pháp chain abstraction và rất khó để chọn ra hướng tốt nhất. Nói vui là ngay cả chain abstraction cũng có “sự phân mảnh" của riêng nó. Tuy nhiên, ở góc nhìn cá nhân, theo mình đây mới chỉ là điểm khởi đầu, chúng ta có quyền mong đợi những giải pháp toàn diện hơn trong tương lai.
Anh em nhận định như nào về các nền tảng phát triển giải pháp Chain Abstraction? Dự án nào mà anh em thấy nổi bật và có tiềm năng nhất? Hãy để lại góc nhìn cá nhân bên dưới comment để trao đổi cùng các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập