Có một sự thật là các mô hình AI mạnh hiện nay đều tập trung vào tay của các Big Tech. Và các mô hình này thường ẩn chứa rủi ro như là dữ liệu bị lộ hoặc sử dụng sai mục đích.
Hẳn anh em đã biết vụ kiện OpenAI nổi tiếng của Scarlett Johansson (ngôi sao Hollywood). Cô này cho rằng OpenAI đã mô phỏng giọng nói của mình và tích hợp vào sản phẩm ChatGPT mà không được sự cho phép. Dù đúng hay sai thì các nền tảng AI giống như một blackbox và ít ai biết được chúng có lấy dữ liệu cá nhân cho một mục đích nào đó không.
Vì vậy, việc thiết kế mạng lưới AI phi tập trung, minh bạch và đảm bảo tính riêng tư dữ liệu của người dùng là vô cùng cần thiết. Allora là một trong những dự án giải quyết bài toán này. Vậy Allora có gì nổi bật? Tiềm năng của dự án này như thế nào? Anh em hãy đồng hành với TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Allora (ALLO) là gì?
Allora (ALLO) là mạng lưới AI phi tập trung tự cải tiến được xây dựng trên blockchain Cosmos. Mục tiêu của dự án là sử dụng một hệ thống machine learning nhằm cung cấp các ứng dụng AI thông minh và an toàn hơn. Mạng lưới của Allora được tổ chức theo các “topics” – mỗi topic tập trung vào một nhiệm vụ AI cụ thể, chẳng hạn như dự đoán giá tài sản, phân tích chỉ số greed & fear của thị trường,…
Một điểm hay là Allora cho phép các mô hình AI hợp tác và học hỏi lẫn nhau thông qua các cơ chế như crowdsourcing và federated learning, nhờ đó cải thiện hiệu suất tổng thể của mạng lưới.
Allora được thiết kế linh hoạt và có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, y tế, gaming,... Ví dụ như trong DeFi, Allora cung cấp các AI-powered vaults (hiểu đơn giản là những vaults được quản lý bởi AI) giúp tối ưu các chiến lược tài chính, tăng lợi nhuận đầu tư.
Điểm nổi bật của Allora
Một số điểm nổi bật của Allora mà anh em có thể chú ý như sau:
Mô hình AI phi tập trung: Allora sử dụng mô hình AI phi tập trung, thực hiện phân phối nhiệm vụ xử lý công việc trên toàn bộ mạng lưới. Điều này giúp tận dụng sự “thông minh" của nhiều AI Agents khác nhau. Từ đó làm cho kết quả đầu ra chính xác hơn so với việc chỉ sử dụng một mô hình AI duy nhất.
Context-Aware Inference Synthesis:Hệ thống của Allora cho phép các mô hình AI trong mạng dự đoán dựa trên điều kiện thực tế. Giả sử, chúng ta có 2 mô hình, 1 mô hình AI dự đoán giá cổ phiếu dựa trên dữ liệu lịch sử, trong khi mô hình còn lại tập trung vào các yếu tố thị trường hiện tại (biến động tiền tệ, thông tin vĩ mô,...).
Nhờ cơ chế "Context-Aware Inference Synthesis", mô hình đầu tiên sẽ điều chỉnh dự đoán của mình khi mô hình thứ hai phát hiện sự thay đổi lớn trong thị trường, giúp kết quả dự đoán chính xác hơn.
Cơ chế khuyến khích: Allora thiết kế một cơ chế thưởng cho người tham gia dựa vào đóng góp của họ cho độ chính xác của mô hình AI.
Cấu trúc theo các topic: Allora tổ chức mạng lưới thành các sub-networks chuyên biệt, được gọi là "topics". Mỗi topic dành riêng cho một nhiệm vụ AI cụ thể.
Dễ tiếp cận: Allora khuyến khích môi trường mở, trong đó bất kỳ ai sở hữu dữ liệu hoặc thuật toán AI liên quan đều có thể đóng góp lên mạng lưới và được nhận thưởng.
Ứng dụng đa lĩnh vực: Nhờ thiết kế linh hoạt nên Allora có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như tài chính, y tế, khoa học,…
Tính bảo mật và riêng tư: Kiến trúc phi tập trung của Allora đảm bảo tính bảo mật và riêng tư cho dữ liệu. Người tham gia có thể tự do tương tác trong mạng lưới mà không cần phải lo về vấn đề rò rỉ thông tin.
Allora hoạt động như thế nào?
Các thành phần tham gia
Các thành phần tham gia trong mạng lưới Allora bao gồm:
Workers: Các workers có nhiệm vụ cung cấp các inferences từ mô hình AI. Workers nhận phần thưởng dựa trên chất lượng của inference mà họ cung cấp. Những inferences này có thể là:
Kết quả của mô hình AI liên quan trực tiếp đến đối tượng mà topic của mạng lưới đang xử lý.
Kết quả dự đoán chất lượng của các inferences được tạo ra bởi các workers khác.
Reputers: Reputers có vai trò đánh giá chất lượng inferences được cung cấp bởi các workers. Ngoài ra, các reputers này cũng đánh giá mức độ đóng góp của inferences vào kết quả chung trong mạng lưới. Reputers thường là các chuyên gia có thẩm quyền trong lĩnh vực cụ thể và cũng nhận phần thưởng dựa trên chất lượng đánh giá của họ.
Validators: Validators chịu trách nhiệm vận hành cơ sở hạ tầng của mạng lưới, đặc biệt là appchain của Allora trên nền tảng Cosmos. Các validators được nhận thưởng dựa trên lượng token mà họ stake.
Consumers: Consumers là những người có nhu cầu nhận inferences từ các mô hình AI. Họ trả tiền cho những inferences này bằng native token của Allora.
Kiến trúc mạng lưới
Mạng lưới Allora hoạt động dựa trên 3 layer chính như sau:
Inference Consumption Layer: Layer này đóng vai trò trung gian để trao đổi các inferences. Anh em có thể hiểu đây chính là cầu nối giữa bên tạo ra inferences (các mô hình AI) và những người sử dụng, đảm bảo quá trình trao đổi thông tin diễn ra suôn sẻ.
Forecasting & Synthesis Layer:
Inference workers: Đây là workers chịu trách nhiệm cung cấp inferences thông qua các mô hình AI/ML mà mình đã trình bày ở phần trước.
Forecasting workers: Đây là workers có nhiệm vụ dự đoán chất lượng các inferences của Inference workers.
Cơ chếInference Synthesis: Đây là cơ chế tổng hợp các inference từ Inference workers và Forecasting workers để đưa ra kết quả cuối cùng cho người dùng cuối.
Consensus Layer: Layer này có nhiệm vụ tính toán và phân phối phần thưởng cho những người tham gia mạng lưới, chẳng hạn như workers, validators hoặc reputers. Mỗi người tham gia sẽ nhận được phần thưởng tương ứng với những đóng góp của họ cho mạng lưới. Bên cạnh đó, Consensus Layer còn có vai trò đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách an toàn và phi tập trung.
Những ai có thể sử dụng Allora?
Những tổ chức, cá nhân có thể sử dụng Allora bao gồm:
Các nhà phát triển ứng dụng và giao thức: Allora cung cấp cơ sở hạ tầng chuẩn chỉnh để các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng có tích hợp AI.
Những cá nhân hoặc tổ chức xây dựng mô hình AI: Những cá nhân hoặc tổ chức code, phát triển các mô hình AI có thể submit mô hình của mình lên Allora và kiếm lợi nhuận.
Các nền tảng muốn tích hợp AI: Các nền tảng, hệ thống, sản phẩm có thể tích hợp dễ dàng các mô hình AI của Allora mà không cần phải thêm một team in-house có chuyên môn AI để cài đặt.
Cách săn airdrop dự án Allora
Để có cơ hội nhận airdrop của Allora, anh em có thể làm một số nhiệm vụ trên testnet của dự án. Các bước thực hiện như sau:
Bước 3: Yêu cầu test token để thực hiện giao dịch. Anh em chỉ cần nhập địa chỉ ví nhận test token của anh em vào faucet
Bước 4: Anh em có thể sử dụng test token để tham gia staking. Để thực hiện, anh em cần uỷ quyền số test token cho các validator.
Bước 5: Chuyển sang tab Dashboard và thực hiện gửi token sang địa chỉ ví khác
Các dự án tương tự với Allora
Với ý tưởng là mạng lưới AI phi tập trung, chúng ta có một dự án tương tự với Allora là Bittensor. Mình sẽ so sánh 2 dự án này theo 4 khía cạnh chính:
Mục tiêu cốt lõi:
Mục tiêu của Allora là xây dựng một mạng lưới AI phi tập trung có khả năng tổng hợp kết quả của nhiều mô hình AI khác nhau (Inference Synthesis).
Cũng giống như Allora, mục tiêu của Bittensor cũng là dân chủ hóa việc truy cập và sử dụng các mô hình AI. Một điểm tương đồng là cả Allora và Bittensor đều cho phép các mô hình AI có thể học hỏi và chia sẻ kiến thức lẫn nhau.
Tokenomics:
Token ALLO của Allora được dùng để trả thưởng cho các bên tham gia dựa trên hiệu suất và chất lượng của mô hình của họ. Cơ chế emissions token ALLO được thiết kế giống với Bitcoin.
Giống như Allora, native token của Bittensor là TAO cũng được dùng để thưởng cho những người đóng góp vào mạng lưới. Và điểm đặc biệt là cơ chế emissions token TAO cũng được thiết kế giống với Bitcoin.
Công nghệ:
Mạng lưới của Allora được tổ chức theo các topics và mỗi topic tập trung vào một nhiệm vụ AI cụ thể. Các worker, reputer, validator hoạt động trong các topic này.
Bittensor được tổ chức thành các subnets, mỗi subnet có thể phục vụ các mục đích khác nhau. Người dùng có thể tạo hoặc tham gia vào các subnet này để thực hiện các nhiệm vụ AI. Dễ thấy là subnet của Bittensor có nhiều điểm tương đồng với topic của Allora.
Đội ngũ phát triển
Thông tin đội ngũ phát triển của Allora như sau:
Nick Emmons (Co-Founder & CEO): Nick là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain và Web3. Ông từng đảm nhiệm vai trò Lead Blockchain Engineer tại John Hancock. Tại đây, Nick chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển nhiều dự án blockchain lớn.
Kenny Peluso (Co-Founder & RnD): Kenny cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ nói chung và blockchain nói riêng. Ông từng giữ vị trí Full-Stack Developer tại John Hancock. Trước đó, Kenny cũng từng là Tech Lead, Instructor tại Wantagh Tech Day.
Thông tin nhà đầu tư
Thông tin các vòng đầu tư của Allora như sau:
Strategic:
Thời gian diễn ra: 24/06/2024
Số tiền huy động: 3 triệu USD
Các quỹ đầu tư tham gia: Delphi Ventures, CMS Holdings, Archetype Ventures, ID Theory, DCF God
Extended Series A:
Thời gian diễn ra: 22/03/2022
Số tiền huy động: 22 triệu USD
Các quỹ đầu tư tham gia: Polychain Capital (Lead), Delphi Ventures, Blockchain Capital, Framework Ventures, CoinFund, Mechanism Capital
Series A:
Thời gian diễn ra: 06/05/2021
Số tiền huy động: 7.5 triệu USD
Các quỹ đầu tư tham gia: Blockchain Capital (Lead), Framework Ventures (Lead), Delphi Ventures, CMS Holdings, CoinFund (Lead), Mechanism Capital
Seed:
Thời gian diễn ra: 01/02/2020
Số tiền huy động: 1.25 triệu USD
Allora Tokenomics
Token Key Metrics
Token Name: Allora
Ticker: ALLO
Blockchain: Updating…
Contract: Updating…
Loại token: Updating…
Token supply: Updating…
Circulating supply: Updating…
Giá token: Updating…
Market cap: Updating…
TGE: Updating…
Token Allocation
Updating…
Token Release Schedule
Updating…
Token Use Cases
Token ALI có các use cases sau:
Quản trị
Trả thưởng
Staking
Phương tiện thanh toán
Giao dịch và lưu trữ token ở đâu?
Updating…
Roadmap
Roadmap của Allora cho năm 2024 như sau:
Allora testnet phase 1: Diễn ra vào giữa tháng 2/2024. Đây là giai đoạn thử nghiệm đầu tiên của Allora, trong đó một số tính năng quan trọng sẽ được chạy thử trong môi trường testnet.
Allora testnet phase 2: Diễn ra vào giữa tháng 3/2024, giai đoạn thử nghiệm thứ hai sẽ mở rộng thêm các tính năng và xử lý các phản hồi từ phase 1. Dự án tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trước khi ra mắt mainnet.
Allora mainnet: Ra mắt vào đầu Q2/2024, cho phép sử dụng đầy đủ các tính năng và triển khai rộng rãi cho người dùng.
Mặc dù có kế hoạch đầu Q2/2024 chạy mainnet nhưng dự án vẫn đang bị chậm tiến độ. Cụ thể, tới tháng 7/2024 Allora mới thông báo ra mắt Testnet V2.
Tổng kết
Allora là một trong những dự án được xây dựng với mục tiêu dân chủ hoá AI giống như các nền tảng trước đó như Bittensor, Sentient,... Tuy nhiên, cá nhân mình thấy dự án vẫn chưa có nhiều điểm đặc biệt để cạnh tranh.
Điểm mà mình thấy đáng chú ý của dự án là Allora được giới thiệu là có thể sử dụng cho nhiều use cases, lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, việc tổng hợp các kết quả inference từ nhiều mô hình cũng làm tăng độ chính xác tổng thể.
Nhìn chung, vì là một dự án mới nên Allora vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn thu hút sự chú ý từ cộng đồng. Trên đây là toàn bộ thông tin về Allora. Anh em nhận định như nào về tiềm năng của dự án này? Hãy comment xuống dưới để trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập