Chắc hẳn khi tham gia thị trường tài chính, các nhà đầu tư đã không ít lần gặp phải khó khăn trong việc phân tích và đưa ra quyết định mua bán. Vậy nên, các chỉ báo kỹ thuật (indicators) ra đời nhằm giúp anh em có cái nhìn rõ ràng hơn về xu hướng thị trường, từ đó chọn ra chiến lược tối ưu nhất.
Nhưng đâu mới là công cụ thực sự hữu ích trong hàng loạt các chỉ báo hiện nay? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Chỉ báo đầu tiên chắc chắn phải kể đến chính là đường trung bình động (Moving Average - MA). Đây là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến nhất thị trường tài chính, giúp các nhà đầu tư và traders dễ dàng nhận diện xu hướng giá của tài sản qua các đường kẻ.
Hiện tại đường trung bình động được chia làm 2 loại phổ biến như sau:
Đường trung bình động đơn giản (SMA) được hình thành dựa trên trung bình cộng giá đóng cửa của n phiên.
Ví dụ anh em sử dụng “SMA 14” trên khung thời gian ngày. Để tính được SMA, anh em cần cộng giá đóng cửa của 14 ngày trước đó, rồi chia cho 14. Sau mỗi ngày, đường SMA sẽ được hình thành nếu anh em liên tục thực hiện lại phép tính này.
EMA cũng tính toán trung bình giá nhưng ưu tiên trọng số cho các giá gần đây hơn, điều này giúp chỉ báo này phản ứng nhanh hơn SMA khi giá thay đổi.
Khi sử dụng đường MA, anh em dễ dàng nhận diện xu hướng của thị trường và bỏ qua những biến động ngắn hạn mà biểu đồ giá thông thường có thể gây nhiễu.
Tuy nhiên chính việc không phản ứng nhanh với các biến động ngắn lại là nhược điểm của MA vì nó có thể khiến nhà đầu tư cắt lỗ muộn. Ngoài ra, MA có thể tạo tín hiệu sai nếu thị trường di chuyển không rõ ràng.
Vùng hỗ trợ và kháng cự (Support & Resistance Zones) là công cụ đơn giản và phổ biến nhất trong quá trình phân tích của các traders. Mặc dù dễ hiểu nhưng kháng cự & hỗ trợ (viết tắt KC-HT) lại là một trong những chỉ báo quan trọng nhất bởi nó thể hiện được tâm lý của các nhà đầu tư vào thời điểm đó.
Ví dụ như vùng hỗ trợ thể hiện tâm lý nhà đầu tư sẵn sàng mua ở mức giá đó. Còn kháng cự lại thể hiện sự chấp nhận bán của họ. Vậy nên, đó cũng là lý do giá thường có xu hướng ngừng giảm khi gặp hỗ trợ và ngược lại.
Bước đầu tiên mà anh em cần phải làm chính là xác định vùng KC-HT qua đỉnh đáy cũ, các chỉ báo kỹ thuật như Fibonacci, MA,…
Đọc thêm: Các chiến lược phân bổ vốn & quản trị rủi ro hiệu quả ở thị trường crypto
Sau khi xác định xong, anh em có thể vào lệnh mua ở vùng hỗ trợ và bán ở kháng cự. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì anh em nên chờ xem giá phản ứng với các vùng này như thế nào đã.
Nếu hành vi giá mạnh, có xu hướng phá hỗ trợ, anh em vẫn máy móc vào lệnh mua/long thì khả năng thua lỗ sẽ rất cao. Vậy nên, để sử dụng HT - KC chính xác, anh em cần phải sử dụng thêm các yếu tố như volume, price action,...
Không chỉ dễ hiểu, có tính ứng dụng cao mà KC-HT còn giúp trader có thể nhìn nhận rõ ràng về tâm lý đám đông.
Tuy nhiên, anh em cũng cần ghi nhớ là KC-HT phải xác định theo “vùng”. Tức không có một điểm chính xác. Khi giá chạy đến đấy sẽ đảo chiều. Vậy nên, anh em cần đặt stoploss ra xa một chút để tránh trường hợp bị quét.
Đồng thời anh em cũng nên sử dụng KC-HT ở khung thời gian lớn (H1 trở lên) để tránh gặp tín hiệu nhiễu.
Fibonacci Retracement (thoái lui) là một trong những công cụ mình thường xuyên sử dụng nhất trong quá trình phân tích nhờ tính đơn giản mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
Các tỷ lệ quan trọng của chỉ báo này được hình thành từ dãy số Fibonacci nhằm giúp các traders dễ dàng xác định KC-HT.
Để sử dụng Fibonacci thoái lui với tính chính xác cao, anh em cần thực hiện các bước như sau:
Fibonacci Retracement là một công cụ phân tích kỹ thuật dễ sử dụng kể cả với người mới tham gia vào thị trường tài chính và tỷ lệ chính xác cũng tương đối cao.
Tuy nhiên, nó không phải là “chén thánh” giúp anh em trở nên bất bại trong thị trường này. Vậy nên, mình khuyên anh em hãy kết hợp các công cụ, phương pháp khác trước khi ra quyết định giao dịch.
Theo mình, đây là công cụ đơn giản nhưng lại có vai trò quan trọng nhất trong việc phân tích kỹ thuật. Bởi volume (khối lượng) phản ánh thực tế số lượng cổ phiếu, coin hoặc hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể.
Từ đó cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư đang diễn ra như thế nào. Và đấy cũng là lý do có rất nhiều phương pháp sử dụng đến volume như Wyckoff, VSA (Volume Spread Analysis), OBV (On-Balance Volume),...
Volume được tạo nên từ khối lượng khớp lệnh giữa người mua, bán. Nếu cột đó cao thể hiện có nhiều lệnh được khớp và ngược lại.
Bởi volume giúp nhìn ra được tâm lý của đám đông nên chúng ta có thể ứng dụng công cụ này vào các trường hợp như:
Volume giúp traders dễ dàng xác nhận tín hiệu giao dịch và dự đoán khả năng đảo chiều. Đồng thời, volume còn là một công cụ hữu ích giúp chúng ta phân tích tâm lý của đám đông, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn.
Tuy nhiên, volume sẽ không thể hoạt động tốt trong những thị trường thiếu thanh khoản. Vậy nên, anh em phải xác định kỹ về thị trường mình thường xuyên giao dịch, sau đó mới quyết định xem có nên sử dụng volume hay không. Ngoài ra, Volume còn có thể cung cấp sai thông tin trong trường hợp wash trading, tức trader tự mua đi bán lại để làm giả dữ liệu.
Fair Value Gap (FVG) là khái niệm để chỉ giá di chuyển một cách đột ngột, mạnh mẽ và tạo ra khoảng trống giữa các cây nến. Nó thường được hình thành khi có tin tức quan trọng, sự kiện bất ngờ vì lúc đó các nhà đầu tư không thể thực hiện giao dịch ở tất cả các mức giá mong muốn trong khoảng thời gian ngắn.
Trước tiên, anh em có thể dễ dàng xác định FVG bằng cách tìm khoảng trống giữa giá đóng cửa của nến trước và giá mở cửa của nến tiếp theo. Sau khi xác định xong, anh em có thể ứng dụng FVG như sau:
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Fair Value Gap chính là trader hoàn toàn có thể xác định bằng mắt thường thay vì mất công bật tắt như các chỉ báo khác.
Tuy nhiên FVG cũng tồn tại những nhược điểm, chẳng hạn như không phải lúc nào cũng được lấp đầy. Nếu anh em không chịu kết hợp với các phương pháp khác thì khả năng sẽ bỏ lỡ rất nhiều điểm vào lệnh tiềm năng.
Market Structure Breaks (MSBs) dùng để chỉ sự thay đổi trong cấu trúc thị trường khi giá phá vỡ các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng. Từ đó báo hiệu sự thay đổi trong tâm lý market và xu hướng giá.
Để sử dụng được MSBs, đầu tiên anh em cần xác định các mức kháng cự/hỗ trợ và nhận biết xu hướng thị trường.
Tiếp theo, khi thấy giá vượt qua mức kháng cự hoặc xuống dưới mức hỗ trợ thì đây là dấu hiệu cho thấy có thể xảy ra MSB. Để tăng tỷ lệ chính xác, anh em hãy sử dụng thêm các công cụ khác như volume, RSI,...
Khi MSBs, giá thường có xu hướng quay lại retest vùng kháng cự, hỗ trợ vừa phá. Vậy nên, anh em có thể quan sát giá phản ứng ở vùng đó và vào lệnh. Tuy nhiên, cần để ý những thời điểm thị trường biến động mạnh như tin tức hoặc sự kiện bất ngờ vì khả năng fake out rất dễ xảy ra.
MSBs là một cách tương đối hiệu quả, đơn giản giúp anh em vào lệnh, đặc biệt là khi khối lượng breakout lớn.
Tuy nhiên MSBs thường xuyên xuất hiện fake out nên anh em cần phải kết hợp thêm nhiều chỉ báo khác. Đồng thời, việc quan sát biểu đồ, trau dồi kinh nghiệm sẽ giúp anh em cảm nhận tốt hơn và tăng tỷ lệ chiến thắng khi sử dụng MSBs.
Volume Profile là công cụ giúp traders phân tích được khối lượng giao dịch tại từng mức giá thay vì theo mốc thời gian như volume truyền thống. Cũng nhờ thế, Volume Profile có thể phản ánh chi tiết hơn về cung cầu của thị trường.
Cách mở công cụ Volume Profile vô cùng đơn giản, anh em chỉ cần ấn vào thanh bên trái màn hình của TradingView. Sau đó, kéo công cụ từ điểm thấp đến cao nhất của vùng mình muốn đo.
Thứ hai, anh em phải xác định các hỗ trợ và kháng cự bằng cách tìm ra vùng có khối lượng giao dịch lớn - High-Volume Nodes (HVN).
Ở ảnh trên, mình đang đo khối lượng từ vùng $49K đến $73K của BTC. Anh em có thể thấy vùng thanh khoản cao nhất nằm loanh quanh mức $63K. Còn vùng có khối lượng giao dịch thấp (Low-Volume Nodes ) và dễ dàng bị giá phá qua nhất chính là ở $49k.
Volume Profile là một công cụ phân tích rất hiệu quả trong thị trường tài chính.
Nó giúp nhà đầu tư xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự rõ ràng, cung cấp cái nhìn sâu sắc về hành vi thị trường thông qua khối lượng giao dịch tại các mức giá cụ thể. Từ đó tìm ra các điểm vào lệnh tiềm năng và tránh được những rủi ro trong quá trình giao dịch.
Tuy nhiên, Volume Profile cũng có một số hạn chế như không hoạt động hiệu quả trong các thị trường thanh khoản thấp. Hay không có khả năng dự đoán được hướng giá, vậy nên người dùng nhất định phải kết hợp các chỉ báo khác như MA, MACD,...
Đồng thời, nó còn có một điểm yếu chính là kết quả chỉ mang tính chủ quan và có thể khác nhau tùy thuộc vào khoảng giá được chọn.
Order Block (OB) là một khái niệm rất đỗi quen thuộc với những nhà đầu tư sử dụng phương pháp Smart Money Concept (SMC). Khi xác định được order block, ta có thể dự đoán được đâu là vùng giá mà tổ chức lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp tích lũy (mua vào) hoặc phân phối (bán ra) tài sản của họ. Từ đó, traders có thể sử dụng OB để đưa ra các điểm vào lệnh, dừng lỗ hiệu quả.
Để xác định được order block thì trader chỉ cần vẽ đỉnh đáy của cây nến giảm cuối cùng (màu đỏ) trước khi giá tăng mạnh lên. Hoặc nến tăng cuối cùng (màu xanh) trước khi giá giảm xuống.
Ví dụ nếu giá bứt phá tăng qua khỏi OB và quay trở lại để retest nhưng vẫn giữ được lực, không bị giảm sâu thì có thể coi OB này như một vùng hỗ trợ. Sau đó, quan sát xem volume có tăng đột biến tại vùng OB hay không. Nếu có thì chứng tỏ các tổ chức lớn đang tiếp tục mua vào (trong OB tăng). Chúng ta có thể chọn lệnh mua/long và ngược lại.
Đọc thêm: Smart Money Concept (SMC) là gì? Phương pháp phân tích được nhiều Pro Traders tin dùng
Order Blocks mang lại lợi nhuận cao khi có khả năng dự đoán thời điểm đảo chiều cũng như tối ưu hóa điểm vào lệnh.
Tuy nhiên, anh em không nên sử dụng Order Block trong các khung thời gian nhỏ vì độ nhiễu tương đối cao. Theo kinh nghiệm của mình, anh em nên sử dụng ít nhất là từ khung H1 trở lên để tăng tính hiệu quả của chỉ báo.
Vừa rồi chính là những chỉ báo phân tích cực kỹ hữu ích trong quá trình đầu tư được nhiều pro traders sử dụng. Hiểu và áp dụng được những công cụ trên sẽ giúp anh em dễ dàng hơn trong việc dự đoán được xu hướng của giá, từ đó mang lại lợi nhuận vượt trội.
Tuy nhiên, anh em cũng cần ghi nhớ rằng không có chỉ báo nào hoàn hảo cả và việc kết hợp giữa nhiều phương pháp là điều vô cùng cần thiết trong quá trình phân tích. Bên cạnh đó, để tiến xa hơn thì anh em còn cần trau dồi thêm các kỹ năng như quản trị rủi ro và tâm lý thị trường nữa.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về các chỉ báo, anh em đừng ngại đặt câu hỏi xuống bên dưới để mình và các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN giải đáp nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập