Mỗi blockchain Layer-1 (L1) ra đời luôn có một sự thu hút nhất định với anh em crypto nhờ đặc điểm gọi vốn khủng, quỹ đầu tư lớn tham gia và đặc biệt là ứng dụng công nghệ mà nó mang lại.
Các L1 phổ biến mà anh em đã biết như Ethereum, Solana, Avalanche, Injective,... thường có thiên hướng ứng dụng tổng quát, xây dựng được nhiều dApps ở đa dạng lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, vì tập trung vào tính ứng dụng đa ngành nên các blockchain này thường không chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào cả. Chính vì vậy, các L1 thế hệ mới vẫn liên tục ra đời để tối ưu giải pháp cho một bài toán cụ thể.
Pharos là một blockchain được khai sinh để xử lý những vấn đề cho các lĩnh vực nhất định. Vậy Pharos có gì đặc biệt? Đâu là điểm mới mẻ của dự án này so với các L1 khác? Anh em hãy đồng hành với TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Pharos là gì?
Pharos là blockchain Layer-1 được xây dựng nhằm cung cấp một nền tảng tối ưu và hiệu quả cho việc xây dựng các dApp, nhắm mục tiêu giải quyết vấn đề tốc độ, chi phí cho các dự án RWA, Payments trong không gian DeFi.
Dự án hướng đến việc xây dựng các ứng dụng Web3 tiên tiến với ba mục tiêu chính:
Hệ thống thanh toán tiện lợi:
Tạo ra một hệ thống thanh toán dễ dùng, giống như các ứng dụng fintech mà anh em sử dụng hàng ngày như app ngân hàng, ví điện tử,...
Hỗ trợ hàng tỷ người dùng trên toàn cầu, giúp bất kỳ ai cũng có thể tham gia một cách dễ dàng.
Nền tảng trao đổi tài sản đa năng:
Cho phép mọi người mua bán, trao đổi không chỉ crypto mà còn là các tài sản thực như bất động sản, cổ phiếu,...
Kết nối giữa tài chính truyền thống và thị trường phi tập trung, giúp tài sản được giao dịch nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Trở thành trung tâm phát triển ứng dụng:
Pharos hướng tới việc giúp các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng Web3 thông minh, đa chức năng,...
Dự án cũng ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng tốc độ xử lý, thực thi giao dịch.
Với kiến trúc tính toán song song, Pharos giải quyết những hạn chế về tốc độ, chi phí và khả năng mở rộng mà các nền tảng blockchain trước đây thường gặp phải.
Điểm nổi bật của Pharos
Một số điểm nổi bật của Pharos mà anh em có thể chú ý như sau:
Hiệu suất cao: Pharos có thể thực hiện 50,000 giao dịch mỗi giây (TPS). Đây là một con số khá ấn tượng với một blockchain L1.
Khả năng mở rộng: Dự án hỗ trợ lên đến 1 tỷ tài khoản người dùng (account), đáp ứng nhu cầu sử dụng trên quy mô toàn cầu.
Tính bảo mật: Pharos sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến như Byzantine-fault tolerance trong cơ chế đồng thuận, audit và xác minh trong quá trình thực thi,...
Độ linh hoạt cao: Pharos tương thích EVM và tích hợp WebAssembly (WASM), cho phép các nhà phát triển sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, tăng tính linh hoạt trong việc build ứng dụng.
Cơ chế hoạt động của Pharos
Tổng quan
Pharos Network được xây dựng với kiến trúc modular blockchain bao gồm 3 layer chính là: L1-Base, L1-Core và L1-Extension. Mỗi layer đóng một vai trò riêng biệt nhưng kết hợp lại tạo thành hệ thống linh hoạt, hiệu suất cao và dễ mở rộng.
Anh em có thể quan sát trên hình, ở tầng thấp nhất, chúng ta có L1-Base. Như tên gọi, đây là layer nền tảng của hệ thống có vai trò đảm bảo dữ liệu luôn được sẵn sàng. Cụ thể, L1-Base giúp Pharos đạt được độ tin cậy cao trong lưu trữ và xử lý dữ liệu, đồng thời tối ưu hóa hiệu năng để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng quy mô lớn.
Tiếp theo là L1-Core, đây là trái tim của toàn hệ thống. Layer này được vận hành bởi các node phi tập trung trên toàn cầu, hỗ trợ xử lý giao dịch với thông lượng cao và tốc độ nhanh.
Cuối cùng, chúng ta có L1-Extension. Layer này cho phép hệ thống phát triển theo ba hướng chính như sau:
Xử lý đặc thù: Hỗ trợ xây dựng các mạng xử lý chuyên biệt (Special Processing Networks - SPNs) như custom blockchain, sidechain,... Bên cạnh đó, L1-Extension còn giúp phát triển các ứng dụng không liên quan đến blockchain như hệ thống giao dịch tần suất cao, mô hình AI,...
Tái sử dụng tài nguyên: Cho phép dễ dàng tạo SPNs mới với các tính năng như chia sẻ bảo mật, nhận phần thưởng staking, cơ chế phạt (slashing).
Kết nối các SPNs: L1-Extension hỗ trợ các SPNs, bao gồm hạ tầng, phần mềm trung gian, ứng dụng, giao tiếp và hợp tác dễ dàng.
Kiến trúc hệ sinh thái
Kiến trúc hệ sinh thái Pharos được chia thành 3 layer chính:
Transaction Layer: Đây là nơi xử lý giao dịch giữa các blockchain, giúp tài khoản từ nhiều hệ thống khác nhau có thể kết nối, hoạt động cùng nhau một cách dễ dàng.
Consensus Layer: Hỗ trợ kết nối với các nền tảng staking bên ngoài. Điều này giúp chia sẻ bảo mật giữa các mạng, đồng thời có thể sử dụng được tài sản staking (như stBTC và stETH) trong các ứng dụng DeFi của Pharos.
Data Layer: Layer này giúp Pharos kết nối và làm việc với các trung tâm dữ liệu bên ngoài. Nhờ đó, Pharos có thể hỗ trợ phát triển ứng dụng mới mẻ như trí tuệ nhân tạo (AI) và mã hóa bảo mật (FHE) hoạt động trực tiếp trên blockchain.
Modular Stack của Pharos
Pharos được thiết kế với kiến trúc modular nên có tính linh hoạt cao và khả năng mở rộng dễ dàng. Cốt lõi của Pharos nằm ở sự kết nối mạch lạc giữa mạng chính và các SPNs. Nhờ đó, blockchain có thể xử lý các tác vụ phức tạp một cách bảo mật.
Kiến trúc modular của Pharos được thiết kế để nhà phát triển dễ dàng tùy chỉnh. Mỗi layer (Consensus Layer, Execution Layer, Settlement & Restaking Layer, Data Availability Layer) đều có thể được sửa đổi để phù hợp với từng mục đích riêng.
Với sự hỗ trợ này, việc xây dựng các SPNs, Rollups hoặc SideChains đều trở nên rất đơn giản, tiện lợi.
Các use cases của Pharos
Pharos là một nền tảng blockchain L1 với nhiều ứng dụng tiềm năng trong các lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
Xây dựng sàn CLOB DEX: Pharos hỗ trợ xây dựng các sàn DEX có trải nghiệm người dùng tương đương với sàn tập trung. Dự án cho phép thực hiện các lệnh nâng cao như TP/SL, TWAP (Time-weighted average price),... với thời gian hoàn tất giao dịch trong 1 giây và chi phí thấp.
Thanh toán real-time: Pharos cung cấp cơ sở hạ tầng cho các hệ thống cần thực hiện giao dịch nhanh với chi phí thấp, phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
Hỗ trợ RWA: Pharos hỗ trợ việc tích hợp các tài sản thực vào blockchain thông qua xác thực danh tính phi tập trung (zkDID) và hệ thống tín dụng kết hợp on-chain và off-chain. Nhờ vậy, dự án có thể đáp ứng tiêu chuẩn quản lý rủi ro của các tổ chức tài chính.
Phát triển DePIN: Pharos giúp các hệ thống DePIN hoạt động nhanh, dễ dàng chia sẻ tài nguyên và hỗ trợ các ứng dụng phát triển linh hoạt trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
So sánh Pharos với dự án tương tự
Chúng ta cùng thử so sánh Pharos với các blockchain L1 phổ biến xem dự án có điểm gì khác biệt nhé.
Với Ethereum:
Tổng quan: Đây là blockchain Layer-1 phổ biến nhất có một hệ sinh thái các dApp rộng lớn. Ethereum tập trung rất nhiều vào việc xây dựng và cải tiến smart contract, giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo ra những ứng dụng an toàn, hiệu quả hơn.
Điểm khác biệt với Pharos:
Pharos vượt trội với tốc độ xử lý dưới 1 giây và chi phí giao dịch thấp hơn so với nhiều các blockchain khác.
Pharos tập trung vào các ứng dụng cụ thể, chủ yếu phục vụ thanh toán nhanh trong thời gian thực và tích hợp RWA. Ngược lại, Ethereum được thiết kế với tính linh hoạt cao, hỗ trợ các smart contract có thể tùy chỉnh để xây dựng dApp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nói cách khác, Pharos giải quyết những usecases chuyên biệt, còn Ethereum là một blockchain đa năng cho mọi loại ứng dụng.
Với Solana:
Tổng quan: Blockchain L1 với hiệu suất cao, tập trung vào các ứng dụng cần tốc độ và phí thấp.
Điểm khác biệt với Pharos: Solana vẫn có tốc độ thực thi giao dịch và băng thông lớn hơn Pharos khi có thể xử lý đồng thời 65,000 giao dịch/giây (50,000 giao dịch/giây đối với Pharos).
Với Avalanche:
Tổng quan: Có thể nói đây là blockchain Layer-0, cho phép tạo các blockchain con (subnets) để tối ưu hóa hiệu suất.
Điểm khác biệt với Pharos:
Phạm vi ứng dụng: Pharos hỗ trợ các lĩnh vực ngoài blockchain như AI, ZKML và giao dịch tần suất cao (HFT). Trong khi đó, Avalanche lại tập trung chủ yếu vào các ứng dụng và blockchain trong hệ sinh thái của mình.
Cách tối ưu tài nguyên: Pharos tối ưu tài nguyên validator để xử lý nhiều loại ứng dụng khác nhau một cách hiệu quả. Ngược lại, Avalanche sử dụng subnets, cho phép các ứng dụng hoặc blockchain hoạt động độc lập.
Ưu tiên chính: Pharos hỗ trợ các hệ thống chuyên biệt, tập trung vào hiệu suất và tích hợp công nghệ phức tạp. Avalanche lại ưu tiên phát triển một cơ sở hạ tầng linh hoạt giúp các nhà phát triển xây dựng mạng riêng.
Đội ngũ phát triển
Alex Zhang là CEO & Co-Founder của Pharos Network. Ông từng có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực công nghệ khi từng là CTO của Ant Group Digital Technologies - công ty chuyên về thiết kế blockchain và cơ sở dữ liệu phân tán.
Thông tin nhà đầu tư
Pharos hiện tại mới chỉ có 1 vòng đầu tư seed round, cụ thể như sau:
Thời gian diễn ra: 08/11/2024
Nhà đầu tư: Hack VC, Faction, SNZ Holding, MH Ventures, Chorus One, Hash Global
Số tiền huy động: 8,000,000 USD
Pharos Tokenomics
Token Key Metrics
Token Name: Pharos
Ticker: Updating…
Blockchain: Updating…
Contract: Updating…
Loại token: Updating…
Token supply: Updating…
Circulating supply: Updating…
Giá token: Updating…
Market cap: Updating…
TGE: Updating…
Token Allocation
Updating…
Lịch phát hành token
Updating…
Token Use Cases
Updating…
Roadmap
Hiện tại Pharos chưa có roadmap chi tiết cho thời gian tới.
Tổng kết
Pharos là một dự án blockchain L1 với kiến trúc modular hiện đại, tập trung vào việc cung cấp giải pháp thanh toán thời gian thực, tích hợp RWA,… Điểm nổi bật nhất của Pharos là có tốc độ thực thi giao dịch và băng thông lớn. Đây là yếu tố giúp Pharos sở hữu nhiều use case khác nhau.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các dự án blockchain L1 phổ biến thì Pharos vẫn chưa có gì thực sự vượt trội. Nếu xét về tốc độ thì Solana vẫn nhỉnh hơn và đặc biệt Solana đã build xong hệ sinh thái rất lớn trước đó. Còn về mặt khả năng tùy chỉnh SPNs thì cá nhân mình thấy vẫn chưa có điểm thật sự nổi bật so với Avalanche.
Dù sao thì Pharos là một dự án mới, vì vậy sẽ cần thời gian để chứng minh giá trị và khả năng thực sự của mình. Hiện tại, dự án đang tập trung xây dựng nền tảng công nghệ và mở rộng hệ sinh thái. Những yếu tố như kiến trúc modular, tích hợp RWA và khả năng tuỳ chỉnh SPNs là những điểm mạnh tiềm năng nhưng cần được triển khai một cách hợp lý, tạo ra sức hút đối với cộng đồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Pharos. Anh em nhận định như nào về tiềm năng của dự án? Hãy để comment xuống dưới để trao đổi với mình và các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập