Trải qua hơn 15 năm kể từ khi ra đời, Bitcoin đang dần cho thấy giá trị của một loại tài sản trú ẩn an toàn, tách biệt khỏi những biến động về giá cả và cung tiền của hệ thống tài chính thế giới. Đây cũng là động lực chính quyết định xu hướng giá trong những năm gần đây của Bitcoin.
Cụ thể thì xu hướng giá BTC và các điều kiện kinh tế vĩ mô liên quan đến nhau như thế nào? Liệu BTC có cơ hội tăng giá trong năm 2024? Anh em hãy cùng TradecoinVN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Trong bối cảnh các loại tài sản truyền thống như tiền tệ fiat, trái phiếu và hàng hóa đều phụ thuộc vào những yếu tố vĩ mô như lãi suất, lạm phát và thanh khoản, Bitcoin đã xuất hiện như một tài sản kỹ thuật số độc lập. Dù không bị kiểm soát bởi các cơ quan tài chính tập trung, Bitcoin vẫn có khả năng điều chỉnh nhanh chóng với những thay đổi của kinh tế vĩ mô.
Bản chất khan hiếm và phi tập trung của Bitcoin đã biến nó trở thành một nơi trú ẩn an toàn, tương tự như vàng. Trong khi đồng đô la đang dần mất giá, BTC lại tăng giá, thậm chí tăng rất mạnh. Điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch dòng vốn từ tiền mặt vào các loại tài sản khan hiếm và có giá trị nội tại, bất chấp rủi ro như Bitcoin.
Ngoài ra, Bitcoin còn có một tính chất đặc biệt, đó là sự liên quan mật thiết với cổ phiếu và các tài sản rủi ro cao. Khi thanh khoản toàn cầu dồi dào, chẳng hạn như trong các giai đoạn FED cắt giảm lãi suất hoặc các ngân hàng trung ương in thêm nhiều tiền, dòng vốn có xu hướng đổ vào các tài sản rủi ro như cổ phiếu, vàng và Bitcoin, giúp giá trị của chúng tăng cao.
Tuy nhiên, bản chất của từng loại tài sản có sự khác nhau rõ rệt. Vàng từ lâu đã được coi là một tài sản ổn định, chống lạm phát, ít chịu tác động từ các biến động của kinh tế vĩ mô. Ngược lại, cổ phiếu phản ánh trực tiếp tình hình kinh tế và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nên chịu ảnh hưởng mạnh từ các biến động về lãi suất và kỳ vọng tăng trưởng.
Bitcoin lại đứng giữa hai thái cực này, vừa chống lại lạm phát giống vàng, vừa chịu ảnh hưởng từ yếu tố vĩ mô như cổ phiếu. Điều này giải thích vì sao có những giai đoạn Bitcoin biến động khác so với vàng và cổ phiếu. Nó tùy thuộc vào việc yếu tố chính nào tác động đến thị trường, tăng trưởng kinh tế, lãi suất hay mức độ thanh khoản.
Những yếu tố kinh tế vĩ mô chính sau đây có khả năng cao ảnh hưởng đến giá BTC:
Vậy cụ thể thì xu hướng giá BTC đã chịu ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô như thế nào, anh em hãy đọc tiếp trong phần tiếp theo nhé!
Đây là giai đoạn mà Bitcoin đã tăng trưởng cực mạnh và đạt ATH ở 69K$ (tháng 1/2021), phần lớn nhờ vào các yếu tố vĩ mô, bao gồm việc Fed hạ lãi suất thực xuống mức âm để kích thích nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Thời điểm đó chứng kiến một lượng tiền lớn được in ra và đổ vào các loại tài sản rủi ro, gồm cả Bitcoin.
Thậm chí BTC đã chạm đỉnh hai lần trong năm 2021, một hiện tượng được gọi là “đỉnh kép”. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế kết hợp với lạm phát cao đã đẩy giá các loại tài sản lên đỉnh điểm.
Đọc thêm: Liệu Ethereum có thể "soán ngôi" Bitcoin trong năm 2024 không?
Trong biểu đồ trên:
Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại và các chỉ số lạm phát đạt mức cao nhất, Fed bắt đầu có động thái tăng lãi suất trở lại. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế và rút tiền dần khỏi các tài sản rủi ro, trực tiếp gây ra áp lực giảm giá đối với BTC.
Đây cũng là năm mà Fed bắt đầu tăng lãi suất liên tục để đối phó với tình trạng lạm phát cao, làm giảm thanh khoản trên thị trường. Lúc này, dòng vốn bị rút khỏi các tài sản rủi ro để quay về những nơi mang lại lợi nhuận cố định như tiền mặt và trái phiếu, tuy thấp hơn nhưng an toàn hơn nhiều.
Việc không còn dòng tiền đổ vào khiến Bitcoin trải qua một đợt điều chỉnh lớn và thị trường Crypto rơi vào downtrend như chúng ta đã biết.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao BTC không giảm tiếp khi lãi suất thực vẫn tăng vào năm 2023?
Mặc dù lãi suất vẫn tiếp tục tăng trong năm 2023, nhưng BTC không còn tiếp tục giảm sâu như năm 2022, thậm chí hồi phục rất mạnh vào cuối năm. Để trả lời cho câu hỏi nêu trên, có 3 nguyên nhân chính như sau:
Sau khi tăng giá mạnh ở giai đoạn cuối năm 2023 - đầu năm 2024, Bitcoin đã điều chỉnh khoảng 30% kể từ Q2/2024 đến nay, chủ yếu do tác động từ việc bán tháo BTC của các chính phủ Đức, Mỹ, cùng sự kiện liên quan đến sàn Mt. Gox.
Còn về yếu tố vĩ mô, có 2 sự kiện lớn nhất đã khiến cho BTC giảm giá trong thời gian qua.
Thứ nhất, rất có thể Bitcoin đã bị ảnh hưởng từ việc thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm vào khoảng nửa cuối tháng 4/2024. Cụ thể, chỉ số Dow Jones đã giảm hơn 570 điểm trong một ngày, còn S&P 500 giảm 3,7% trong 30 ngày gần nhất, chấm dứt mạch tăng kéo dài từ tháng 11/2023.
Nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư cho rằng lạm phát sẽ cao hơn dự kiến và Fed tiếp tục tăng lãi suất. Và vì Bitcoin là loại tài sản rủi ro cao giống như cổ phiếu, nên khi chúng đồng loạt giảm giá, Bitcoin cũng chịu ảnh hưởng và giảm theo.
Các mốc thời gian trên cũng hoàn toàn trùng khớp với thời điểm BTC bắt đầu tăng mạnh (Q4/2023) và giảm mạnh (Q2/2024).
Thứ hai, xuất phát từ mối lo suy thoái kinh tế tại Mỹ, chiến tranh trung đông và việc Fed vẫn chưa chịu cắt giảm lãi suất, một làn sóng bán tháo cổ phiếu và các loại tài sản rủi ro khác đã xảy ra.
Đã có gần 3 nghìn tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán chỉ trong 1 ngày (5/8/2024), chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ. Bitcoin và thị trường Crypto cũng bị ảnh hưởng nặng nề, giá BTC giảm gần 20% từ hơn 60K$ xuống dưới mốc 50K$.
Đọc thêm: Chúng ta nên Bearish hay Bullish về ETH trong bối cảnh thị trường hiện tại?
Một lần nữa, chúng ta thấy rõ mối tương quan giữa BTC và thị trường chứng khoán, cũng như tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến xu hướng giá BTC.
Trong thời gian tới, nhiều chuyên gia dự đoán rằng Fed sẽ bước vào chu kỳ cắt giảm lãi suất sau khi kiểm soát được lạm phát. Thực tế là sau khi số liệu CPI tháng 6 của Mỹ được công bố, khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 9 đã tăng lên mức hơn 90% theo đánh giá của giới đầu tư.
Ngoài ra, không loại trừ khả năng Fed sẽ tiếp tục triển khai các chương trình mua tài sản hoặc hỗ trợ thanh khoản giống như đã từng làm khi ngân hàng SVB xảy ra sự cố. Hành động này là cần thiết nhằm ổn định lại thị trường tài chính sau những cú sốc bán tháo cổ phiếu vừa qua.
Khi lãi suất giảm, thanh khoản vĩ mô tăng lên thì đây là cơ hội để BTC hồi phục sau gần nửa năm điều chỉnh. Có khả năng BTC sẽ bắt đầu tăng trở lại vào tháng 9 trước kỳ họp chốt lãi suất từ FED vào 19/9, sau đó điều chỉnh nhẹ và tiến đến mức ATH mới vượt qua 80K$ trước bầu cử US tháng 11, xa hơn là chạm đến mốc kỷ lục 100K$ vào Quý 1 2025.
Mặc dù vẫn tồn tại rủi ro, chẳng hạn như việc Fed cắt giảm lãi suất không được như kỳ vọng hoặc tình hình kinh tế xấu đi, tuy nhiên hiện tại thì các điều kiện vĩ mô đang ủng hộ nhiều hơn cho xu hướng tăng của BTC.
Bitcoin đang cho thấy nó liên kết chặt chẽ như thế nào với thanh khoản vĩ mô toàn cầu. Các yếu tố như chính sách tiền tệ của Fed, lãi suất thực và tăng trưởng kinh tế đều tác động mạnh mẽ đến giá BTC trong suốt thời gian qua.
Trong dài hạn, xu hướng giá Bitcoin khả năng cao vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô. Nếu thanh khoản tiếp tục được duy trì và lãi suất giảm dần, Bitcoin có thể hưởng lợi do dòng tiền đổ vào các tài sản rủi ro, qua đó thúc đẩy tiềm năng tăng giá. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tồn tại nếu nền kinh tế gặp khó khăn hoặc chính sách tiền tệ không diễn ra như dự kiến.
Anh em đánh giá như thế nào về tác động của kinh tế vĩ mô lên giá BTC? Sẽ có các yếu tố thuận lợi giúp Bitcoin phục hồi vào cuối năm nay, hay giá sẽ tiếp tục điều chỉnh? Hãy comment ý kiến của anh em xuống phía dưới để trao đổi cùng cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập