Sự thành công của những dự án RWA như Ondo Finance hay BlackRock BUIDL chỉ là bước khởi đầu trong hành trình tạo ra cuộc cách mạng trong ngành tài chính. Bắt đầu từ US T-Bills, các mảng khác đang dần dần được hình thành để tiếp tục khai phá tiềm năng của RWA, một trong số đó là PayFi với đại diện mang tên Huma Finance.
Vậy Huma Finance là gì? Dự án RWA đầu tiên làm về mảng PayFi này có điều gì đặc biệt? Anh em hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Huma Finance là một giao thức Lending sử dụng các tokenized RWA (tài sản thực được token hóa) làm tài sản thế chấp, cho phép mọi người tiếp cận nguồn vốn một cách linh hoạt và dễ dàng hơn.
Cụ thể, Huma Finance token hóa các tài sản thực (RWA) như hóa đơn, hợp đồng và các khoản phải thu trên blockchain. Sau đó, các doanh nghiệp và cá nhân có thể thế chấp tokenized RWA để vay vốn trên các nền tảng DeFi.
Hình thức này được gọi là PayFi, khái niệm được đưa ra lần đầu tiên bởi Lily Liu - chủ tịch của Solana Foundation.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có một hóa đơn trị giá 100 triệu đồng nhưng chưa được thanh toán. Thay vì chờ đợi để nhận tiền, doanh nghiệp có thể sử dụng Huma Finance để token hóa hóa đơn này trên blockchain (thành token B). Sau đó, doanh nghiệp thế chấp token B để vay tiền từ các nền tảng DeFi. Để lấy lại tài sản (token B), họ phải hoàn trả khoản tiền gốc đã vay kèm theo lãi suất.
Như vậy, PayFi giúp doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh hơn mà không cần chờ đợi các khoản phải thu, trong khi đó, các nhà đầu tư trên nền tảng DeFi kiếm được lợi nhuận từ việc cho vay.
Về cơ bản, Huma Finance đang giải quyết vấn đề về khả năng tiếp cận vốn và tính tiện ích của Crypto đối với hệ sinh thái DeFi.
Trong tài chính truyền thống, các lĩnh vực thẻ tín dụng, tài trợ thương mại và thanh toán xuyên biên giới đã thúc đẩy thanh khoản bằng các cơ chế hỗ trợ hiệu quả:
Ví dụ, khi người mua hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, họ không cần trả tiền ngay lập tức. Thay vào đó, ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ sẽ "cho vay" số tiền đó để mua hàng trước, sau đó khách hàng sẽ trả lại tiền sau (có thể kèm lãi suất).
Cơ chế này giúp người tiêu dùng có thể mua sắm ngay cả khi chưa có đủ tiền ở một thời điểm nào đó, giúp thúc đẩy chi tiêu và tăng đáng kể lượng thanh khoản trong hệ thống tài chính. Huma Finance cũng hoạt động dựa trên cơ chế tương tự để tăng cường thanh khoản trong hệ sinh thái DeFi.
Có thể thấy, nếu không có các cơ chế tài chính thanh toán hiệu quả, toàn thế giới sẽ thiếu thanh khoản nghiêm trọng. Vấn đề tương tự cũng sẽ xảy ra với Crypto, cụ thể là những hạn chế về tiện ích và khả năng áp dụng. Huma Finance và PayFi - giải pháp được xem là “biên giới mới” của RWA đã ra đời để giải quyết vấn đề nêu trên.
Huma Finance cung cấp thanh khoản tức thời cho các khoản thanh toán xuyên biên giới, loại bỏ bước pre-fund (đặt cọc trước) ở các tài khoản quốc tế.
Cụ thể hơn, với hệ thống thanh toán xuyên biên giới truyền thống, các ngân hàng thường phải giữ sẵn một số tiền (pre-fund) trong tài khoản ngân hàng tại nhiều quốc gia để đảm bảo giao dịch quốc tế được thực hiện trơn tru. Quy trình này tiêu tốn nhiều chi phí và khá phức tạp.
Trong khi đó Huma Finance cung cấp thanh khoản ngay lập tức trên blockchain mà không cần pre-fund, giúp giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và cho phép thanh toán diễn ra 24/7 mà không bị chậm trễ.
Ngay cả những RWA có thanh khoản cao nhất như US T-Bills cũng phải mất từ 2 đến 4 ngày để xử lý giao dịch, vì các tài sản gốc phải trải qua giai đoạn bán ra/mua vào, sau đó nhà đầu tư mới có thể nạp/rút tiền.
Ngược lại, các pool thanh khoản trên Huma Finance có thể được xử lý tức thời, 24/7 với nhiều loại tài sản khác nhau cùng lúc, đảm bảo giao dịch nhanh chóng và minh bạch.
Thông qua PayFi, Huma Finance có khả năng đưa hàng nghìn tỷ USD từ các tài sản tài chính truyền thống lên blockchain bằng cách cung cấp lợi suất bền vững và khả năng sinh lời cao, giúp tối ưu hóa giá trị dòng tiền.
Huma Finance có tiềm năng tạo ra tác động đáng kể đối với các doanh nghiệp và cá nhân trên toàn thế giới nhờ giải pháp Lending hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, giúp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu.
Giao thức Huma Finance hiện đang được triển khai trên các mạng lưới Celo và Polygon, dự kiến sẽ được mở rộng sang Stellar và Solana vào cuối năm 2024.
Các thành phần chính của giao thức Huma Finance bao gồm:
Ngoài ra, các bên tham gia trong mô hình hoạt động của Huma Finance bao gồm:
Lender (người cho vay)
Lender cung cấp thanh khoản cho các pool trên Huma, đổi lại họ nhận được một phần lợi nhuận của pool dựa trên số tiền đã gửi vào. Cơ chế của Huma giúp Lender tham gia linh hoạt và kiếm lợi nhuận tùy theo mức độ rủi ro mà họ mong muốn, đồng thời có thêm lựa chọn giữa việc nhận lợi nhuận ngay hoặc tái đầu tư. Cụ thể:
Có 2 loại "tranche" cho Lender:
Một pool có thể có cả 2 tranche này, hoặc chỉ có junior tranche hoạt động. Ngoài ra, những Lender trong mỗi tranche được chia thành 2 nhóm:
Borrower (người vay)
Những người vay tiền trên giao thức Huma có nghĩa vụ thanh toán lãi đúng hạn. Trong một số trường hợp, theo điều khoản của pool mà họ vay, Borrower có thể phải hoàn trả một phần tiền gốc mà họ đã vay ban đầu cùng với lãi suất trong mỗi kỳ thanh toán.
Pool Admin
Pool Admin là những người quản trị pool thanh khoản trên Huma (các sản phẩm mà Huma đang cung cấp), bao gồm chủ sở hữu pool, người vận hành pool, và các Evaluation Agent.
Hiện tại, Huma Finance chưa công bố thông tin về các thành viên trong đội ngũ phát triển, mình sẽ cập nhật ngay khi có info mới nhất từ dự án.
Dự án đã huy động được tổng cộng 46,3 triệu USD qua 2 vòng gọi vốn (seed & Series A) do Distributed Global và Race Capital dẫn đầu, cùng với sự tham gia của HashKey, Circle, ParaFi Capital,…
Huma Finance hiện là đối tác của các dự án Arf, impactMarket, Rain Cards, Jia, Bsos,...
Dự án chưa công bố lộ trình phát triển chính thức cho giai đoạn tiếp theo, mình sẽ cập nhật sớm nhất ngay khi có thông tin.
Huma Finance hiện đang là dự án RWA đầu tiên làm về PayFi, một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, cung cấp giải pháp tiếp cận nguồn vốn bằng cách tận dụng các tài sản tài chính như hóa đơn, hợp đồng và các khoản phải thu.
Dự án đã thu hút được sự chú ý từ các nhà đầu tư lớn và có kế hoạch mở rộng trên nhiều mạng lưới với nhiều sản phẩm khác nhau. Tất cả nhằm chứng minh tiềm năng và giá trị thực tiễn mà Huma Finance có thể mang lại, đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu.
Anh em đánh giá như thế nào về Huma Finance? Liệu đây có phải là dự án đáng quan tâm trong mảng RWA? Hãy để lại ý kiến đánh giá phía dưới để trao đổi cùng cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập