Mặc dù việc xác định chính xác "đáy" của thị trường crypto là cực kỳ khó khăn và không có gì đảm bảo những nhận định được đưa ra chính xác 100%. Tuy nhiên, nếu như xem xét ở một số yếu tố thì giai đoạn hiện nay chúng ta có thể bắt đầu phân tích và tìm ra những dự án tiềm năng để đầu tư cho chu kỳ uptrend tiếp theo. Vì vậy, các insights và cách thức mà những "người chơi lớn" như Grayscale sử dụng để chọn ra dự án tiềm năng sẽ là dữ liệu tham khảo rất có giá trị.
Grayscale là một VCs (quỹ đầu tư mạo hiểm) hàng đầu trên thị trường crypto được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. Với kinh nghiệm dày dặn cùng tiềm lực mạnh mẽ, Grayscale không những đưa ra các nhận định có giá trị cao mà quỹ này còn tham gia trực tiếp vào một số hoạt động giúp tăng giá trị cho tài sản trên thị trường.
Trong bài viết ở dưới đây, TradeCoinVN sẽ tổng hợp các insights và những tiêu chí mà Grayscale sử dụng để đánh giá dự án tiềm năng có thể đầu tư, được VCs này chia sẻ trong bài tổng quan về hệ sinh thái Ethereum của họ nhé!
Ethereum là một nền tảng blockchain nổi bật với smart contract - một công nghệ cho phép các nhà phát triển lập trình và xây dựng những hợp đồng có khả năng tự động hoá các hoạt động để đáp ứng yêu cầu giao dịch, tương tác của người dùng. Nhờ vào công nghệ smart contract này mà các dApps (ứng dụng phi tập trung) mới có thể được xây dựng và tạo ra các lĩnh vực như: Decentralized Finance (DeFi), Non-Fungible Token (NFT) và Gaming (GameFi).
Việc phát triển rộng rãi các dApps kể trên sẽ hình thành nên một hệ sinh thái mà nền tảng Ethereum nằm ở trung tâm. Do đó, chúng ta có thể gọi là hệ sinh thái Ethereum để chỉ tất cả những dApps và nền tảng khác được xây dựng bằng smart contract ở trên blockchain này.
Mặc dù token của những dự án này cùng nằm trên một hệ sinh thái và được xây dựng bởi cùng một tiêu chuẩn của Ethereum. Tuy nhiên, nền tảng blockchain này cho phép các nhà phát triển có thể đa dạng hoá những token của dự án thông qua nhiều yếu tố như: use case (cách sử dụng token), supply inflation (nguồn cung lạm phát), mechanisms for value accrual (cơ chế tích lũy giá trị). Điều này cho phép các nhà phát triển tối ưu hoá token để phù hợp với tầm nhìn của dự án mà họ đang xây dựng và tạo ra các giá trị khác nhau cho những loại tài sản này.
Hiện tại, hệ sinh thái Ethereum đã phát triển rất mạnh mẽ và đang có hơn 10.000 loại tài sản khác nhau. Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ chọn ra 3 nhóm có sức ảnh hưởng lớn nhất từ các lĩnh vực được liệt kê theo Grayscale Crypto Sectors (*), bao gồm:
Sau đây sẽ là một số nhận định về hiệu suất tăng trưởng của các tài sản nằm trong hệ sinh thái Ethereum này.
(*) Bạn có thể tìm hiểu thêm về Grayscale Crypto Sectors trong bài viết: Tổng hợp insights và top 20 dự án tiềm năng trong Quý 3/2024, theo Grayscale!
Đầu tiên, chúng ta hãy nói tới Ethereum High Beta, đây là quan điểm mà nhiều người tin rằng khi đầu tư những tài sản nằm trong hệ sinh thái sẽ là một cách đặt cược vào sự phát triển của chính Ethereum và khi nền tảng này phát triển thì những tài sản đó cũng sẽ tăng trưởng theo. Quan điểm này không hoàn toàn sai, một số tài sản cho thấy mức độ tương quan rất cao với ETH trong ngắn hạn nếu tính theo số liệu kể từ đầu năm 2024 cho tới nay (YTD).
Bất kể có mối tương quan cao trong ngắn hạn nhưng khi nhìn vào số liệu giá kể từ đầu năm thì có thể dễ dàng thấy mối tương quan không phải là một chỉ dẫn tốt cho đầu tư trung hạn. Đơn cử như mặc dù giá ETH YTD (số liệu ghi nhận vào ngày 20/08/2024) tăng trưởng 14% nhưng khi so sánh với 2 dự án không chỉ có mức tương quan ngắn hạn mà còn khá giống nhau về số lượng người dùng, chỉ số cơ bản như ARB và POL lại cho thấy mức giảm lần lượt là 54% và 65%.
Do đó, việc áp dụng quan điểm Ethereum High Beta để đầu tư vào các tài sản trong hệ sinh thái này không phải là một chiến thuật quá tốt, đặc biệt là trong trung hạn và dài hạn. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp này cũng sẽ "đề thấp" vai trò của việc phân tích dự án vì mỗi loại tài sản sẽ có các đặc điểm và mô hình khác nhau, ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng của chúng.
Hiệu suất đa dạng của các tài sản trong hệ sinh thái Ethereum sẽ được thể hiện rõ hơn trong danh sách dưới đây.
Từ danh sách trên, chúng ta có một số nhận định như sau:
Tuy nhiên, khi xem xét những yếu tố này, chúng ta cần phải xác định ngữ cảnh phù hợp vì đôi khi những cải tiến mới khiến cho việc đánh giá bị sai lệch, ví dụ như Layer 2 giúp giảm đáng kể phí được tạo ra mặc dù số lượng người dùng vẫn tăng. Ngoài ra, đôi khi sự mạnh lên của các yếu tố này không "đồng pha" với hiệu suất tăng trưởng của token mà nó cho thấy được tiềm lực sức mạnh của dự án, một điều kiện có thể giúp cho tài sản tăng giá trong tương lai.
(*) Sharpe ratio là chỉ số đo lường tỷ suất lợi nhuận trên rủi ro của một loại tài sản, được tính bằng công thức hiệu suất (return) chia cho độ lệch chuẩn (standard deviation).
Sau đây là bài so sánh hiệu suất tăng trưởng của ETH với các nhóm tài sản nằm trong hệ sinh thái Ethereum theo hiệu suất trung bình (average) và trung vị (median).
Đọc thêm: Grayscale đã đặt cược vào những đồng coin nào cho bull run 2024-2025?
Một số kết luận rút ra từ bảng so sánh trên bao gồm:
Những kết luận kể trên đã đề cao chiến lược đầu tư theo danh mục trong giai đoạn như hiện nay. Chiến lược đầu tư này sẽ cho phép chúng ta "trộn lẫn" token của những dự án có tỷ suất tăng trưởng ổn định, rủi ro thấp và tài sản có lợi nhuận cao nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn. Việc cân bằng này sẽ giúp cho các nhà đầu tư vừa có được lợi nhuận từ việc đầu tư nhưng cũng duy trì được vị thế của họ trên thị trường crypto đầy rủi ro này.
Mặc dù việc lập danh mục đầu tư mang lại các lợi ích như chúng ta đã nói đến ở trên và chỉ lựa chọn những dự án nằm trong hệ sinh thái Ethereum cũng có thể được xem là một chiến lược tốt. Tuy nhiên, việc đánh giá dự án có chủ đích theo những tiêu chí hợp lý sẽ có thể mang tới hiệu suất tốt hơn cho danh mục đầu tư của bạn.
Những tiêu chí mà Grayscale Research sử dụng để đánh giá dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ bản (ví dụ: số người sử dụng, vị thế trên thị trường, tính năng hữu ích mới,...) và "chất" xúc tác tiềm năng của tài sản (ví dụ: tỷ lệ lạm phát hợp lý, xu hướng của thị trường,...). Một số điểm quan trọng trong cách đánh giá này bao gồm:
Chiến lược đánh giá theo các tiêu chí kể trên sẽ giúp chúng ta có thể chọn được các dự án có tiện ích thực, tiềm năng tăng trưởng người dùng cao và tokenomic hiệu quả. Những điều này sẽ có thể giúp cho danh mục tài sản của bạn đạt được mức tăng trưởng tốt hơn so với việc chỉ "chọn đại" những dự án nằm trong hệ sinh thái Ethereum. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng chiến lược sẽ cần phải nghiên cứu, đánh giá và điều chỉnh định kỳ để có thể đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Trên đây là bài tổng quan về hệ sinh thái Ethereum và các tiêu chí mà Grayscale sử dụng để xem xét cơ hội đầu tư vào những dự án tiềm năng nằm trên nền tảng smart contract hàng đầu thị trường crypto này.
Với nội tại mạnh mẽ đến từ giá trị thị trường cao cùng với những tính năng hàng đầu được phát triển bởi cộng đồng nhà phát triển tài năng thì những dự án nằm trong hệ sinh thái Ethereum có tiềm năng rất lớn mà chúng ta có thể đầu tư. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý những tiêu chí lựa chọn dự án mà Grayscale chia sẻ và tạo cho mình một danh mục tối ưu để đạt lợi nhuận tốt nhất.
Bạn đánh giá ra sao về góc nhìn tổng quan hệ sinh thái Ethereum của crypto-VCs hàng đầu thị trường - Grayscale? Liệu rằng bạn đã chọn được dự án nào trong hệ sinh thái này để đầu tư cho mùa uptrend sắp tới hay chưa? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn ở phần bình luận phía dưới để thảo luận cùng với anh em trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập