Bất kể ai khi tham gia thị trường đều có một vài thời điểm trải qua cảm giác hụt hẫng khi công sức bỏ ra không nhận lại phần thưởng tương xứng. Hay khi thị trường tăng trưởng mạnh mẽ và mọi người đều có lợi nhuận nhưng hiệu suất tài khoản cá nhân lại rất kém.
Nhìn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs) hàng đầu, họ đều sở hữu mức ROI rất tốt kể cả khi market ở xu hướng tiêu cực. Có bao giờ bạn tự hỏi những VCs phân tích dự án như thế nào trước khi rót tiền đầu tư không? Quy trình đánh giá của họ có gì đáng chú ý? Hôm nay, hãy cùng mình tìm lời giải thông qua bài viết sau nhé!
Thị trường crypto được tạo thành bởi một số thành phần cốt lõi như Đơn vị tạo lập thị trường (Market Maker), Quỹ phòng hộ (Hedge Funds), Quỹ thanh khoản (Liquid Funds), Venture Capital Funds (VCs),... Trong đó, VCs có điểm khác biệt so với phần còn lại vì họ là những người mua token trước khi niêm yết, hay còn được gọi là mua private. Mục đích là để hỗ trợ đội ngũ dự án ngay từ những bước đầu triển khai.
Các VCs có chung một quan điểm mạnh mẽ rằng việc ủng hộ sớm vào một dự án có tiềm năng là điều đúng đắn, dù cho đội ngũ dự án chưa launching sản phẩm rõ ràng. Có thể xem đây là một ván cược có cơ sở bởi khi dự án thành công, họ sẽ thu được nguồn lợi nhuận rất lớn, ngược lại, nếu thất bại thì phải chịu khoản lỗ sâu.
Tỷ lệ Risk/Reward ở đây khá cao nhưng hình thức Đầu tư mạo hiểm không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đầu tư, mà còn hỗ trợ và phát triển dự án cùng đội ngũ sáng lập nhằm hướng đến sự mục tiêu lâu dài.
Theo đó, mỗi VC sẽ có 3 thành phần chính gồm Đối tác đặc biệt (Limited Partner - LP), Đối tác chung (General Partner - GP) và Người sáng lập (Founder) với các chức năng sau:
Việc LP chuyển số vốn đầu tư cho GP cũng khá dễ hiểu khi họ chỉ việc gửi tiền và chờ đợi kết quả lợi nhuận. Điều quan trọng nhất mà LP phải làm chính là lựa chọn đúng về những người quản lý tài sản (GP). Các LP thường không tham gia quá sâu về quá trình hoạt động của các công ty startups mà việc này sẽ do GP phụ trách.
Bên cạnh đó, các LP có thể sử dụng các mối quan hệ của mình để đem về những deal, đưa GP phân tích, đánh giá xem có đáng đầu tư không. GP thường thực hiện các hoạt động báo cáo kiểm toán, thống kê theo tháng/quý/năm để cho các LP nắm bắt rõ được tình hình của quỹ.
Điều đó cũng bao gồm cả việc cung cấp những thay đổi trong chiến lược đầu tư, tâm lý thị trường, tổng quan các thương vụ đã hoàn thành, mức PnL đã/chưa được ghi nhận.
Mục tiêu của các GP là vận hành theo cách minh bạch và rõ ràng nhất có thể bởi vì hoạt động đầu tư mạo hiểm luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Thông thường chỉ 1 - 2 trong số 100 công ty/startups có thể vươn mình trở thành những kỳ lân mà thôi.
Các quỹ VC hàng đầu hiện nay đang hoạt động theo mô hình 2/20. Trong đó, GP sẽ lấy phí 2% mỗi năm trên tổng số vốn mà các LP đã rót vào. Mục đích của việc này nhằm chi trả cho chi phí vận hành như tiền lương, quan hệ đối tác, pháp lý,…
Bên cạnh đó, GP sẽ lấy mức phí 20% cho mỗi thương vụ thành công mà họ thực hiện được hay ta có thể hiểu đơn giản đó là hoa hồng.
Ví dụ: thương vụ X được GP thực hiện thành công kéo về mức lợi nhuận là 1 triệu USD thì 200k USD sẽ được trả cho GP và 800k USD sẽ thuộc về LP.
Tuy nhiên ở một vài thời điểm, các quỹ VC không có hiệu suất hoạt động tốt. Vậy lý do gì khiến cho các LP vẫn tiếp tục rót vốn đầu tư? Hầu hết các hoạt động của VCs không có thanh khoản cho đến khi dự án được niêm yết. Bên cạnh đó, vì vấn đề pháp lý nên các tài sản crypto cũng chưa có nhiều sự liên kết với các loại tài sản truyền thống khác.
Các VCs thường trích ra một phần nhỏ từ AUM (tổng tài sản quản lý) của họ để phòng ngừa rủi ro các tình huống xấu, thông thường sẽ nằm ở mức 5-10%. Tuy nhiên, ở mặt tích cực thì nếu GP có hiệu suất hoạt động tốt thì các thương vụ có thể mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Trong mốc thời gian 3-5 năm kể từ khi rót vốn, các LP có thể nhận lại mức lợi nhuận cao hơn gấp 3-10 lần, điều rất khó xảy ra ở các loại tài sản khác ngoài crypto. Vậy tiêu chí chọn lựa các nhà quản lý quỹ xuất sắc là gì? Chúng ta cùng qua phần tiếp theo nhé!
Đọc thêm: Grayscale đã đặt cược vào những đồng coin nào cho bull run 2024-2025?
Để đầu tư vào các công ty startups thì vấn đề đầu tiên chính là tiền đâu? Các VCs vẫn phải đi huy động vốn ở thời điểm bắt đầu và GP sẽ phải sử dụng đến kỹ năng thuyết trình để tìm kiếm LP. Tương tự như cái cách mà các Founders vẫn làm trước VCs.
Quy trình này cũng không có nhiều điểm khác biệt so với các quỹ đầu tư truyền thống. Tuy nhiên, có 1 điều đáng chú ý là các VCs chỉ có thể đầu tư vào các startup về crypto do pháp lý chưa rõ ràng.
GP đều là những chuyên gia sở hữu đa dạng kiến thức & kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác như E-commerce, bất động sản,... Điều họ cần làm chính là chứng minh cho các LPs thấy khả năng đem lại lợi nhuận từ các thương vụ tiềm năng.
Thông thường, thuật ngữ cho quy trình này được gọi là Fund Thesis (Luận án Quỹ) và nó cũng chứa đựng các thông số giúp bạn đưa ra các quyết định chính xác hơn.
Các thông số tiêu biểu gồm:
Nhiều người nói rằng VCs chỉ có tiền, điều này vẫn đúng nhưng cũng sẽ là yếu tố để bạn phân biệt giữa một VC tier-1 và một VC bình thường. Nếu như trong mùa downtrend, các VC tier-1 luôn đưa ra kế hoạch hỗ trợ dự án vượt qua giai đoạn khó khăn thì ngược lại, các VC bình thường lại im lặng.
Trong giai đoạn thị trường bùng nổ, có hàng loạt dự án gọi vốn và thậm chí là rất nhiều vốn. Tất cả những nhà đầu tư đều bị cuốn theo con sóng tăng trưởng chung, đặc biệt là các retailers vì ngay cả token của 1 dự án tệ cũng có thể giúp họ x10.
Các VC rất đắn đo để phân bổ quỹ khi nhu cầu FOMO token tăng cao trong thời điểm bùng nổ. Vì họ khó kiểm soát được tỷ lệ Risk/Reward và dù sao thì mọi thứ cũng sẽ tăng trong thời điểm uptrend mà thôi. Tới giai đoạn downtrend, sẽ có rất nhiều builders cần vốn để hoạt động vì đây cũng được xem là thời điểm yên bình, rất tốt cho việc xây dựng một thứ gì đó.
Đó cũng là lúc các VC tier-1 thể hiện được kinh nghiệm của mình trong quá trình chọn lọc dự án thông qua số liệu thống kê, đội ngũ, chiến lược phát triển, tokenomics,... Ngoài ra, trực giác cũng là yếu tố góp phần lớn vào quyết định cuối cùng của các VC.
Các VCs cũng xem yếu tố con người là quan trọng nhất. Với các VCs quy mô nhỏ có mức quản lý tài sản dưới 50 triệu USD thì cơ cấu nhân sự của họ không quá 10 người. Phần lớn sẽ vận hành theo flow sau:
Tìm kiếm các công ty startup => Chọn lọc những công ty tốt nhất => Tiến hành rót vốn đầu tư => Đồng hành và hỗ trợ các startup phát triển => Bán số cổ phần (token) đã nhận trước đó => Thu về lợi nhuận.
Và một dream team thường được cơ cấu như sau:
Đây là một số tiêu chí đánh giá về công ty startup. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng thiết lập 1 bộ tiêu chuẩn cho riêng mình mỗi khi research dự án.
Đọc thêm: Hiểu rõ cách MM thao túng thị trường Crypto để không bị mắc bẫy khi đầu tư
Bài viết trên của mình đã phân tích về cách một VCs hoạt động và góc nhìn của họ khi tham gia rót vốn cho một dự án. Còn thông tin nào mà bạn nghĩ sẽ tác động đến quyết định đầu tư của các VCs? Hãy để lại bình luận xuống dưới để trao đổi với thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé.
Lưu ý: bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo và không phải là lời khuyên đầu tư dưới bất cứ hình thức nào. Hãy thực hiện việc DYOR và có trách nhiệm với kế hoạch đầu tư của mình!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập