Nếu anh em đã ở trong thị trường này đủ lâu thì chắc chắn đã quen với việc thị trường Crypto bị thao túng như thế nào, các FUD được MM (nhà tạo lập thị trường) tung ra để hợp thức hóa đường giá ra sao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ điều này, nhất là với những người mới.
Sau đây, TradeCoinVN sẽ cùng anh em tìm hiểu những cách mà MM thao túng thị trường Crypto để không tiếp tục bị họ “dắt mũi” nữa nhé! Bắt đầu nào!
Thị trường Crypto đã nhiều lần bị xem là "kết thúc", trước và sau mỗi đợt uptrend:
Thời gian gần đây chúng ta có gì? Chính phủ Đức bán tháo BTC, Mt. Gox đang trả dần BTC cho các nạn nhân (BTC đã xx rất nhiều lần kể từ năm 2014), và sẽ còn nhiều FUD hơn nữa sẽ đến trong thời gian tới.
Có thể anh em đã nghe nói nhiều về MM (cá voi, cá mập, sàn giao dịch, các VC,...) và cách họ thao túng thị trường, nhưng anh em không biết rằng điều này xảy ra thường xuyên như thế nào.
Hơn thế nữa, họ sẵn sàng sử dụng bất kỳ hình thức nào phù hợp, miễn là thuận tiện cho hành vi thao túng giá, chuyện này vẫn luôn xảy ra như vậy từ trước đến nay.
Ví dụ tin tức gần đây về việc Mt.Gox di chuyển BTC để bắt đầu trả cho khách hàng của họ. Nhiều người sẽ hoảng loạn và bán tháo vì cho rằng toàn bộ lượng BTC này sẽ bị xả do các nhà đầu tư đã có lợi nhuận quá cao.
Và đây chính xác là những gì MM muốn cho anh em thấy để dễ dàng “thao túng tâm lý”.
Họ lặp đi lặp lại các hành động làm giá tương tự để đạt được mục tiêu đề ra theo từng giai đoạn với một mô tip chung thường là: Tích lũy -> Pump thử -> Tích lũy lại -> Pump thật -> Phân phối hàng -> Dump thử -> Tiếp tục phân phối hàng -> Dump thật (exit hoàn toàn).
Trong đó, các đợt Pump thử và Dump thử là để test thanh khoản thị trường. Chu trình này cứ tiếp tục lặp lại như vậy cho bất kỳ đồng crypto nào.
Vậy MM thường thao túng giá bằng những cách nào, mời anh em đến với phần tiếp theo.
Sử dụng tin tức là một trong những chiến lược chủ chốt của các MM nhằm tác động đến tâm lý và hành vi của các nhà đầu tư.
Họ có thể tung ra các thông tin tích cực về một dự án crypto cụ thể, chẳng hạn như sự kiện cập nhật công nghệ, đốt bỏ token, tình hình huy động vốn,... Điều này thu hút sự quan tâm từ cộng đồng, tạo ra kỳ vọng tăng giá đối với các nhà đầu tư.
Ngược lại, MM cũng có thể lan truyền các tin tức tiêu cực, chẳng hạn như những vấn đề pháp lý, rủi ro, các vụ hack,... Điều này gây ra sự lo lắng cho cộng đồng và dẫn đến hành động bán ra, khiến giá giảm xuống.
Ngoài ra, MM thường chọn cách tung tin vào những thời điểm chiến lược nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Ví dụ, vào giai đoạn thị trường tích lũy, MM cần gom được nhiều hàng với mức giá rẻ nhất, họ sẽ tung ra các tin tiêu cực để retails (các nhà đầu tư nhỏ lẻ) sợ hãi và xả hết hàng.
Dữ liệu on-chain được ghi lại và lưu trữ trên blockchain một cách bất biến và minh bạch. Những dữ liệu này thường bao gồm lịch sử giao dịch, thông tin về các địa chỉ ví và các hoạt động khác của người dùng trên Blockchain.
Tương tự như việc sàn Mt.Gox di chuyển BTC làm cộng đồng dậy sóng như mình đã đề cập ở phần trên, các MM thường thực hiện các hoạt động chuyển tiền và giao dịch một cách công khai. Và vì bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra các hoạt động on-chain nên MM sẽ cho chúng ta thấy những gì họ muốn.
Ví dụ, một ví Whale thực hiện nạp 1000 ETH lên ví sàn Binance, lúc này các retails sẽ cho rằng lượng ETH này sắp bị xả ồ ạt và họ sẽ hoảng loạn bán tháo trước khi quá muộn.
Spoofing the market là cách thao túng thị trường bằng cách đặt lệnh giả để mua hoặc bán. Các Whale thường sử dụng các lệnh giao dịch giả này để đánh lừa cảm xúc của những trader nhỏ lẻ, khiến họ hành động sai lầm.
Ví dụ, Whale tạo một tường mua lớn (buy wall) làm cho thị trường có tâm lý lạc quan, tin rằng giá sẽ tăng và bắt đầu mua theo, sau khi đạt được mục đích thì họ ngay lập tức hủy lệnh. Tương tự, Whale cũng có thể đặt các lệnh bán lớn (sell wall) khiến thị trường sợ hãi mà bán tống bán tháo.
Để phòng tránh các trường hợp kiểu này, anh em cần quan sát và follow kỹ hành động của Whale đối với các tường mua/bán mà họ tạo ra, đồng thời luôn nhớ cài stop loss/limit đầy đủ.
Two-Sided Market (Thị trường 2 chiều) là cách Whale đặt lệnh lớn ở cả hai bên mua và bán nhằm đẩy giá lên để bán hoặc đẩy giá xuống trong khi mua.
Cụ thể, họ đặt buy walls để tạo áp lực mua, khi giá được fomo đẩy lên, họ sẽ bán ra ở mức giá cao hơn. Ngược lại, họ cũng đặt sell walls để tạo áp lực bán, đẩy giá xuống, sau đó họ sẽ mua vào ở mức giá thấp hơn.
Two-Sided Market thường tạo ra các đợt tăng hoặc giảm giá mạnh, khiến các trader nhỏ lẻ dễ bị thua lỗ vì họ không có khả năng tài chính và công cụ (bot) để giao dịch đồng thời ở cả hai chiều như Whale.
Tương tự như Spoofing, để tránh rủi ro từ Two-Sided Market, anh em cần quan sát kỹ order book để nhận biết sự bất thường và cài stop loss/limit đầy đủ.
Wash Trading là hình thức mua và bán cùng một tài sản trong cùng một thời điểm để tạo ra hoạt động giao dịch giả mạo. Ví dụ Whale đặt lệnh mua 10 BTC, rồi chính Whale tự mua 10 BTC đó luôn.
Mục đích của hành vi này là để fake volume giao dịch và thanh khoản trên thị trường, làm cho tài sản đó trông có vẻ như đang được giao dịch nhiều và thu hút sự quan tâm từ các trader.
Sử dụng Wash Trading là vi phạm pháp luật và bị cấm ở nhiều thị trường, tuy nhiên vẫn chưa có quy định nào cho Crypto.
Để nhận biết hành vi Wash Trading thì ngoài volume trade, anh em cần kiểm tra thêm tính thanh khoản thực theo 2 cách sau:
Closing the Jaws là một chỉ báo giúp nhận biết thời điểm thị trường chuẩn bị thay đổi xu hướng. Cách Whale lợi dụng chỉ báo này như sau:
Đây là hình thức Whale bẫy “trap” các trader, cụ thể:
Painting the Charts (vẽ biểu đồ) ám chỉ việc Whale cố ý tạo ra các mô hình chart vì họ biết rằng các trader thường xem chúng là tín hiệu dẫn dắt hành động tiếp theo của thị trường.
Với một thị trường dễ lái giá như Crypto, việc quá phục thuộc vào chart có thể khiến trader phải trả giá.
Thị trường Crypto thường xuyên bị thao túng bởi các MM qua việc sử dụng tin tức, dữ liệu on-chain và các thủ thuật trading như spoofing, Two-Sided Market và wash trading.
Để tự bảo vệ mình, anh em cần phải thật tỉnh táo để không bị cuốn quá sâu vào tin tức, dữ liệu và tín hiệu thị trường. Đồng thời, phải quan sát kỹ hành động của các Whale, cài đặt đầy đủ stop loss/limit.
Hy vọng bài chia sẻ về các cách thao túng thị trường Crypto trên đây sẽ giúp anh em tránh được những cái bẫy của MM trong quá trình đầu tư.
Ngoài danh sách kể trên thì anh em còn bắt gặp hình thức thao túng giá nào khác không? Hãy để lại comment để trao đổi cùng cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập