Trong 1 thập kỷ trở lại đây, Blockchain là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm vì đã mang tới những cải cách đột phá về mô hình kinh tế và ứng dụng công nghệ.
Công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang gây bão thế giới với tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng chóng mặt của các thuật ngữ lĩnh trong vực này. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm hiểu về Blockchain, đặc biệt là các thuật ngữ thì nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều đấy.
Hãy cùng mình khám phá top 8 thuật ngữ trong hệ sinh thái Blockchain mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm bắt nhé. Bắt đầu nào.
Blockchain được liên kết từ “block” là khối và “chain” là chuỗi, chính vì vậy, tên dịch ra tiếng việt của nó là chuỗi khối. Blockchain khác với các cơ sở dữ liệu thông thường, giống như tên gọi, blockchain là một chuỗi các khối. Bên trong mỗi khối lại chứa rất nhiều thông tin về giao dịch tài chính được liên kết với nhau thông qua mật mã.
Với tên gốc ban đầu là Chain of Blocks, blockchain là nơi mã hóa tất cả các dữ liệu và phân chia thành nhiều khối khác nhau, sau đó kết nối lại thành một chuỗi dài liên tục. Mỗi khi có thêm thông tin thì một khối mới sẽ được tạo ra và nối tiếp vào khối cũ để không làm đứt chuỗi dữ liệu. Do đó, data luôn liền mạch, làm cho dữ liệu không thể thay đổi nên có tính bảo mật rất cao.
Ví dụ:
Thông tin số 1: Block số 1
Thông tin số 2: Block số 2
Block số 1 nối với block số 2 thông qua một mã hash. Mã hash được ví như một dấu vân tay vì tính độc nhất, không thể trùng lặp. Các khối sau đó đều ra đời như vậy.
Nếu có ai đó cố tình xóa, thay đổi thông tin trong chuỗi khối thì hệ thống sẽ tự động báo lỗi và vô hiệu hóa tức thì. Một khi dữ liệu được thêm vào blockchain thì chúng có thể ghi lại thông tin như ai gửi, gửi cái gì, khi nào, ở đâu, bao nhiêu,... Và chúng chỉ có thể tạo ra một khối mới với thông tin mới, chứ không thể chỉnh sửa.
Layer 0 là lớp nền tảng làm cầu nối giữa các hệ sinh thái blockchain với nhau. Cụ thể hơn, nhiệm vụ của layer 0 là giữ liên kết, truyền thông tin liền mạch và tối ưu hóa dữ liệu/tài sản giữa các blockchain.
Đọc thêm: 11 sai lầm đau đớn trader hay mắc phải và cách khắc phục hiệu quả
Ví dụ như Cosmos (ATOM) là một trong những dự án dẫn đầu mảng layer 0 với mô hình Internet of Blockchain, nhằm kết nối các chuỗi khối độc lập trong hệ với nhau. Các mảnh ghép cơ bản cùng với số lượng ngày càng tăng của các blockchain đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái Cosmos.
Ví dụ như bản nâng cấp V4 của dYdX sử dụng cơ chế đồng thuận PoS được xây dựng dựa trên Cosmos SDK, Celestia sử dụng IBC relayer để kết nối với các blockchain khác,…
Layer 1 (L1) là cấp độ cơ bản của một kiến trúc blockchain. Các blockchain L1 có khả năng xác thực, hoàn thiện và xử lý các giao dịch trên chính nó mà không cần sự hỗ trợ từ các mạng khác. L1 sở hữu native token riêng biệt đóng vai trò làm công cụ thanh toán phí giao dịch. Hơn nữa, L1 cũng cho phép các dApps và giao thức khác xây dựng trên đó.
Ví dụ như Aptos (APT) - blockchain layer 1 (L1) sử dụng ngôn ngữ Move tập trung phát triển hướng tới mục tiêu cung cấp chuỗi khối có khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng, giảm thiểu độ trễ thông qua giao thức đồng thuận BFT.
Tính đến tháng 07/2024, hệ sinh thái Aptos đã phát triển đầy đủ các mảng bao gồm DeFi, Wallet, Launchpad, Marketplace, Bridge, NFT và Gaming với rất nhiều dự án nổi bật, có thể kể đến như Aries Market, Souffi3,...
Layer 2 (L2) là tên gọi chung cho các giải pháp nâng cấp được xây dựng dựa trên L1 nhằm mục đích mở rộng, kế thừa tính năng bảo mật,… Từ đó giúp tăng thông lượng và khả năng xử lý giao dịch. L2 luôn cố gắng duy trì tính phi tập trung từ L1 và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm chi phí thông qua các biện pháp khác nhau.
Ví dụ như dự án Optimism (OP) - Giải pháp L2 mở rộng Ethereum đã sử dụng công nghệ Optimistic Rollups.
Đây là công nghệ giúp cải thiện thông lượng, giảm tắc nghẽn bằng cách xử lý dữ liệu off-chain trước khi tổng hợp lại thành 1 lô và chuyển lên Ethereum mainnet.
Layer 3 (L3) là lớp được xây dựng trên nền tảng của các blockchain layer 1 và layer 2, có thể cải thiện, tối ưu khả năng tương tác với các yếu tố như công nghệ, chức năng, dịch vụ hỗ trợ người dùng trong các hệ sinh thái khác nhau.
Layer 3 có khả năng đáp ứng được các nhu cầu chi tiết với độ tùy chỉnh cao trong khi vẫn thừa hưởng tính bảo mật từ L1 và khả năng mở rộng của L2. Layer 3 thường tập trung vào một lĩnh vực nhất định như DeFi, NFT, Gaming,...
Ví dụ như Xai (XAI) - blockchain L3 mảng gaming được xây dựng trên mạng lưới L2 Arbitrum. Xai đem lại trải nghiệm chơi game on-chain mượt mà với thao tác dễ dàng, giao diện thân thiện tới các game thủ. Trong đó, nhờ có Arbitrum Rollup mà Xai được thừa hưởng khả năng bảo mật từ Arbitrum và phí gas được giảm khá nhiều nhờ công nghệ AnyTrust.
Tùy vào từng ngữ cảnh sử dụng của từng lĩnh vực mà protocol mang các định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, trong lĩnh vực Crypto, protocol như một bản tổng hợp các cơ chế, quy tắc và quy trình được thiết kế để bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ thống blockchain, đồng thời quản lý hành vi người tham gia trong mạng phi tập trung.
Ví dụ như Bitcoin Protocol, đây là một tập hợp các quy tắc và quy trình thiết kế nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra một hệ thống tiền tệ phi tập trung. Mỗi khối mới được tạo ra sau mỗi 10 phút, giúp duy trì tốc độ phát hành Bitcoin ổn định và ngăn chặn việc lạm phát.
Các giao dịch trên mạng lưới cần phải được xác thực bởi các node thông qua quá trình giải các bài toán mật mã phức tạp. Cơ chế này được gọi là mining. Quá trình sẽ xác minh tính hợp lệ của tất cả giao dịch và thêm các khối mới vào blockchain.
dApp (decentralized Application) là ứng dụng độc lập được vận hành bởi hợp đồng thông minh (smart contract) xây dựng trên blockchain.
Dễ hiểu hơn thì dApp khá giống với các ứng dụng (App) trên thiết bị điện tử chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhưng chúng có điểm khác biệt lớn nhất là dApp được vận hành phi tập trung. Điều này có nghĩa là dApp sẽ không bị giám sát hay phụ thuộc vào bất kỳ bên trung gian nào. Quyền sở hữu dữ liệu sẽ được trả lại cho cộng đồng người dùng.
Đọc thêm: 10 nguyên tắc đầu tư newbie cần biết khi tham gia thị trường Crypto
Ví dụ như AAVE - một trong những dApps nổi tiếng nhất trong lĩnh vực Lending và Borrowing. Người dùng có thể gửi tiền vào dApp này để kiếm lãi hoặc vay tiền với các tài sản thế chấp được hỗ trợ như WBTC, ETH, LINK,... Ở AAVE, bộ phận trung gian sẽ là hợp đồng thông minh (smart contract).
Cross-chain là thuật ngữ diễn tả hành động thực hiện giao dịch, gửi tin nhắn, tương tác chéo,... từ blockchain A sang blockchain B. Cụ thể, chuỗi chéo là thuật ngữ đề cập đến sự kết nối của hai hoặc nhiều chuỗi khối hoàn toàn riêng biệt. Chúng cho phép trao đổi thông tin, dữ liệu, tài sản trên các blockchain vốn tách biệt với nhau.
Nói một cách đơn giản thì cross-chain giống như việc chúng ta đổi USD sang tiền Việt Nam để có thể dễ dàng sử dụng hợp pháp vậy.. Các giải pháp cross-chain được nhiều người tin dùng hiện nay có thể kể đến như LayerZero, Wormhole,...
Trên đây là top 8 thuật ngữ cơ bản trong một hệ sinh thái Blockchain mà anh em cần phải biết. Hiểu được các khái niệm đó phần nào sẽ giúp bạn rút gọn thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này.
Nếu anh em còn biết thêm các thuật ngữ nào khác thì đừng quên chia sẻ xuống phía dưới phần comment để cùng thảo luận với thành viên cộng đồng TradeCoinVN nhé.
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập