Sáng tạo (Creativity) đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta và các tác phẩm được tạo ra từ hoạt động này cũng sẽ mang rất nhiều giá trị cả về mặt tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, vấn đề vi phạm bản quyền đang diễn hiện nay đang dần "bóp chết" sự sáng tạo của con người, khiến cho việc chảy máu chất xám ngày càng trầm trọng hơn. Trong bối cảnh này, Story Protocol đã được ra đời để ứng dụng công nghệ blockchain vào việc gỡ bỏ các khó khăn và giúp cho Tài sản trí tuệ trở nên có giá trị hơn.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu về Story Protocol và những đặc điểm nào đã giúp cho dự án này thu hút được đến gần 135 triệu USD nhé!
Story Protocol là gì?
Story Protocol là một dự án blockchain Layer 1 (L1) được xây dựng trên Cosmos SDK và tương thích với Ethereum Virtual Machine (EVM). Mục đích của nền tảng này là giải quyết các vấn đề nhức nhối về bản quyền của Tài sản trí tuệ (Intellectual Property - IP) và xây dựng thêm nhiều chức năng để có thể khai phá các lĩnh vực mới trị giá hàng tỷ USD được tạo ra từ IP Assets.
Với ý tưởng tiềm năng của mình, Story Protocol đã thu hút được gần 135 triệu USD đến từ các VCs (quỹ đầu tư mạo hiểm) trên thị trường crypto như a16zcrypto, Polychain Capital, Samsung Next và Hashed.
Giải pháp Story Protocol mang lại
Hiện nay, Tài sản trí tuệ đang phải gặp rất nhiều vấn đề về vi phạm bản quyền khiến cho công sức và chất xám mà các nhà sáng tạo bỏ ra bị “đánh cắp” trắng trợn. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tinh thần, khiến cho các nhà sáng tạo không còn muốn tiếp tục cống hiến cho xã hội, tạo ra rào cản rất lớn đối với sự phát triển của những loại tài sản này.
Bởi vì lẽ đó cho nên khi blockchain được phát triển mạnh mẽ, các nhà phát triển nhận ra những đặc điểm của công nghệ này có thể mang lại cách để giải quyết được vấn đề nhức nhối kể trên. Tuy nhiên, mặc dù các nền tảng L1 và L2 đã xuất hiện trên thị trường rất nhiều, nhưng những blockchain này vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với sự phát triển mà IP Assets đang hướng đến.
Vì vậy, Story Protocol đã thiết kế và phát triển một blockchain L1 phù hợp nhất với Tài sản trí tuệ. Ngoài ra, nền tảng này còn “mở đường” để xây dựng nhiều các chức năng độc đáo hơn nữa cho IP Assets, giúp tăng thêm giá trị sử dụng cho loại hình tài sản này. Một số lợi ích mà giải pháp của Story Protocol mang tới cho IP bao gồm:
Khả năng token hóa Tài sản trí tuệ (Tokenize the World’s IP)
Cho phép các nhà sáng tạo có thể kiếm tiền từ IP Assets
Tạo khả năng lập trình cho Tài sản trí tuệ (Programmable IP)
Những lợi ích này không chỉ giúp giải quyết vấn đề nhức nhối kể trên mà còn tăng thêm giá trị sử dụng dành cho các Tài sản trí tuệ (IP Assets).
Cấu trúc của Story Protocol
Story Protocol có cấu trúc bao gồm 4 thành phần chính được chia thành 3 layer, bao gồm:
Story Network
Đây là blockchain L1 được xây dựng để tối ưu hóa việc cấu trúc các dữ liệu phức tạp một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Ngoài ra, blockchain này còn được thiết kế để sử dụng một cách dễ dàng và tương thích EVM.
Việc thiết kế riêng một blockchain như vậy sẽ giúp Story Protocol thực hiện được 2 mục đích:
Mở rộng giới hạn của công nghệ blockchain hiện nay: Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều blockchain L1, L2 ở ngoài thị trường. Tuy nhiên, cấu trúc của các blockchain đó không được thiết kế phù hợp với những đặc điểm của Tài sản trí tuệ. Vì vậy, Story Network đã được thiết kế để phù hợp nhất với loại hình tài sản này, cho phép giao dịch tự do, nhanh chóng, chi phí hiệu quả và tích hợp programmable (có thể lập trình) cho IP.
Tạo ra The World’s IP Blockchain (blockchain toàn cầu dành cho IP): Với cấu trúc tương thích EVM được xây dựng trên Cosmos SDK, mạng lưới này cho phép các nhà phát triển có thể nhanh chóng tích hợp các dApp (ứng dụng phi tập trung) hiện có của họ ở hệ sinh thái EVM to lớn vào Story Network. Bên cạnh đó, bộ công cụ mở rộng SDK được cung cấp bởi Story Network cũng sẽ giúp cho một nhóm nhà phát triển mới có thể dễ dàng xây dựng các ý tưởng, dịch vụ liên quan đến IP trên nền tảng này.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái của Story Network phát triển mạnh mẽ và trở thành một World’s IP Blockchain.
Proof-of-Creativity Protocol và Programmable IP License
Proof-of-Creativity Protocol là giao thức được tích hợp sẵn ở trong Story Network để hỗ trợ cho các chức năng đặc biệt của IP như:
Giúp cho IP có thể lập trình: Story Protocol thực hiện điều này bằng cách mã hóa IP với cơ chế modular (mô-đun), giúp những Tài sản trí tuệ này có thể được tương tác một cách tự động, linh hoạt, minh bạch và đáng tin cậy bằng smart contract. Cho phép Permissionless Licensing: Nhờ vào programmable mà Story Protocol tích hợp vào IP, các nhà sáng tạo có thể đơn giản hóa việc cấp phép cho người khác sử dụng tác phẩm mà họ đã đăng ký bản quyền. Một số điều khoản tiêu chuẩn mà Story Protocol tích hợp sẵn để các nhà sáng tạo có thể lựa chọn như: Người mua có được phép kiếm tiền bằng việc bán hoặc phối lại tác phẩm hay không? Nhà sáng tạo sẽ nhận được bao nhiêu tiền bản quyền khi tác phẩm của họ được bán lại?,…
Tự động thanh toán tiền bản quyền: Ngoài ra, programmable của IP còn giúp cho các nhà sáng tạo có thể nhận tiền bản quyền một cách tự động khi có người mua hoặc sử dụng tác phẩm của họ. Bởi vì các khoản thanh toán được thực hiện tự động và dữ liệu được hiển thị minh bạch, đáng tin cậy trên blockchain, chức năng này sẽ giúp hạn chế những tranh chấp không cần thiết, tiêu cực hoặc trì hoãn mà các thỏa thuận bản quyền truyền thống hiện nay đang gặp phải.
Programmable IP License (PIL) là thành phần giúp quản lý và thực hiện các chức năng của Proof-of-Creativity Protocol với những cơ chế bao gồm:
Interconnecting Code and Law: Đây là cơ chế mà Story dùng để đưa các tài sản IP lên trên blockchain (hay còn được gọi là token hóa IP). Giống như stablecoin USDC, việc token hóa này sẽ gắn mỗi IP ngoài đời thực với một mã smart contract. Điều này sẽ giúp tạo ra một mối liên kết hai chiều, cho phép token hóa Tài sản trí tuệ này lên blockchain và liên kết trở lại những tài sản này với hệ thống pháp lý ở ngoài đời thực.
Thỏa thuận cấp phép chung: Cho phép các chủ sở hữu đặt ra những quyền mà người dùng khác có thể thực hiện với IP của họ như: thương mại hóa hoặc phối lại bản gốc để tạo ra những tác phẩm có giá trị hơn. Cơ chế này và những điều khoản được thiết lập trong giấy phép của IP sẽ được thực thi on-chain thông qua smart contract, giúp mang tới transparent (tính minh bạch), autonomous (tự chủ) và permissionless (không cần xin phép) cho IP Assets.
Những điều khoản cấp phép PIL có sẵn: PIL là một thỏa thuận cấp phép chung mà các nhà sáng tạo có thể tùy chỉnh theo nhu cầu dành cho IP của họ. Hiện tại, Story Protocol cung cấp 3 tùy chọn có sẵn để các nhà sáng tạo có thể bắt đầu nhanh chóng, bao gồm: Non-Commercial Social Remixing (phối lại phi thương mại), Commercial Use (sử dụng cho mục đích thương mại) và Commercial Remix (phối lại cho mục đích thương mại).
Application Ecosystem
Đây là lớp bao gồm các giao thức, nền tảng, dApp được xây dựng tận dụng cơ sở hạ tầng của Story Protocol để phát triển các sản phẩm liên quan đến IP, tạo ra nhiều tính năng và trường hợp sử dụng hơn dành cho những Tài sản trí tuệ này.
Ngoài ra, Story Protocol cũng triển khai những chương trình để hỗ trợ cho các developer phát triển ý tưởng của họ trong hệ sinh thái này. Một số hỗ trợ bao gồm:
Story Academy: Cung cấp chuyên môn kỹ thuật, cách tiếp thị, tài trợ và cơ hội tiếp cận với mạng lưới các nhà đầu tư phù hợp với khả năng của mỗi dự án được xây dựng trên Story Protocol.
App Ideas For Builders: Các nhà phát triển có thể sử dụng bất kỳ SDK nào được cung cấp bởi Story Protocol như SDK Typescript, SDK Python và nhiều bộ công cụ sẽ được phát triển trong thời gian tới để xây dựng sản phẩm của họ. Cùng với đó, Story cũng sẽ cung cấp những ý tưởng và hỗ trợ các developer trong việc triển khai để phát triển một hệ sinh thái đầy đủ và đa dạng chức năng dành cho Tài sản trí tuệ.
Story For Creators: Ngoài ra, Story Protocol còn thiết lập các giao diện thân thiện giúp cho các nhà sáng tạo không chuyên về kỹ thuật lập trình có thể nhanh chóng đưa IP Assets lên blockchain và tận hưởng những ưu điểm mà nền tảng Story mang tới cho họ.
IPFi: Những hỗ trợ kể trên sẽ tạo điều kiện để hình thành một không gian mới được Story Protocol được gọi là IPFi. Nó sẽ giống như DeFi, GameFi, nơi mà những tài sản nằm trong đó không chỉ đơn thuần là để mua bán mà còn có thể sử dụng ở trong nhiều trường hợp độc đáo hơn được phát triển ở trong tương lai.
Đội ngũ dự án
Theo những thông tin mà mình tìm được, nhóm phát triển Story Protocol là Programmable IP Labs (PIP Labs) được thành lập bởi 2 Co-Founder bao gồm:
Lee Seung Yoon: Giữ chức CEO tại Story Protocol. Trước đó, anh từng có kinh nghiệm làm việc tại nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau như CEO & Founder tại Radish Fiction, Giám đốc chiến lược tại Kakao Entertainment, Đối tác liên doanh với quỹ đầu tư crypto Hashed.
Jason Zhao: Giữ chức Chief Protocol Officer tại Story Protocol. Trước đây, anh từng làm việc tại Google DeepMind.
Nhà đầu tư và đối tác
Story Protocol đã huy động được tổng cộng 134,3 triệu USD sau 3 vòng gọi vốn kể từ tháng 05/2023. Một số quỹ đầu tư crypto nổi tiếng rót vốn vào trong nền tảng IP Assets này bao gồm: a16zcrypto (dẫn đầu cả 3 vòng đầu tư), Hashed, Polychain Capital, Mirana và quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc một tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Hàn Quốc - Samsung Next.
Story Protocol Tokenomics
Token Key Metrics
Tên: Story Protocol
Ticker: IP (dự kiến)
Blockchain: Updating…
Contract: Updating…
Max supply: Updating…
Total supply: Updating…
Circulating supply: Updating…
Giá: Updating…
Market cap: Updating…
TGE: Updating…
Token Use Cases
Updating…
Token Allocation
Updating…
Token Release Schedule
Updating…
Mua và nắm giữ Story Protocol token ở đâu?
Updating…
Roadmap
Đội ngũ phát triển chưa đưa ra roadmap Story Protocol. Tuy nhiên, họ vừa mới triển khai Testnet Iliad công khai vào ngày 27/08/2024 để người dùng có thể trải nghiệm những tính năng và tiện ích mà nền tảng này mang tới cho IP Assets. Bạn có thể tham gia trải nghiệm testnet của Story Protocol để có cơ hội được dự án “tri ân” khi ra mắt chính thức nhé.
Trên đây là bài tổng quan về Story Protocol - Nền tảng blockchain L1 được xây dựng với sứ mệnh giải quyết vấn đề về vi phạm bản quyền và mang tới một tương lai tốt đẹp hơn cho IP Assets (Tài sản trí tuệ).
Với ý tưởng rất tiềm năng cùng với sự hậu thuẫn cực kỳ chất lượng đến từ các quỹ đầu tư hàng đầu thị trường crypto, Story Protocol có rất nhiều điều kiện để có thể thực hiện được sứ mệnh của họ và trở thành nền tảng hàng đầu cho sự phát triển của thế giới IPFi.
Bạn đánh giá ra sao về Story Protocol? Theo bạn thì thiết kế của nền tảng này có thể giải quyết được vấn đề vi phạm bản quyền và giúp nâng cao giá trị cho Tài sản trí tuệ hay không? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn ở phần bình luận phía dưới để thảo luận cùng với anh em trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập