DeSci (Decentralized Science - Khoa học phi tập trung) là một keyword tuy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mới nhận được sự chú ý gần đây. Đặc biệt, sau khi hai nhân vật có sức ảnh hưởng tới thị trường crypto là Vitalik Buterin và CZ đồng loạt bullish về DeSci, buzzword này nhanh chóng thu hút sự fomo mạnh mẽ của cộng đồng.
Nhà đầu tư bắt đầu ráo riết tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới. Dự án nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả chính là ResearchHub, một trong những cái tên tiên phong xu hướng, được giám đốc sàn giao dịch top 1 Hoa Kỳ Coinbase - Brian Armstrong thiết kế.
Vậy cụ thể ResearchHub là gì? Dự án này đang có những sản phẩm sáng tạo nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
ResearchHub (RSC) là dự án DeSci cung cấp nền tảng nghiên cứu mở (open-science) kết nối cộng đồng với nhà khoa học và cung cấp các công cụ để thảo luận, đánh giá, công bố kết quả nghiên cứu,… Tại đây, nhà nghiên cứu có thể đăng tải toàn bộ dự án của mình và sử dụng token RSC để khuyến khích người đọc thực hiện việc research, đánh giá chất lượng.
Người dùng còn có thể huy động vốn để hỗ trợ cho dự án, sau đó mở nhiệm vụ (bounties) cho các công việc như lập trình khoa học hoặc phân tích dữ liệu. Một số task sẽ hoàn thành nhanh chóng nhờ vào sự tham gia của cộng đồng researcher trên ResearchHub.
Ngoài ra, các công ty đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển cũng có thể tận dụng hệ thống bounty của ResearchHub để tối ưu quy trình và đẩy mạnh sáng tạo trong research.
ResearchHub được sinh ra để giải quyết các vấn đề mà hệ thống xuất bản truyền thống đang gặp phải:
Hiểu được những vướng mắc này, ResearchHub ra đời để cung cấp giải pháp hoàn thiện hơn so với hệ thống xuất bản hiện hành. ResearchHub tạo ra môi trường mở cho các researcher cộng tác, trao đổi và công bố nghiên cứu nhanh chóng, giảm thời gian xuống bằng ngày thay vì năm như trước đây.
Đặc biệt, dự án còn cho phép người dùng nhận thưởng với mỗi đánh giá chất lượng. Từ đó tạo động lực để phát triển một môi trường nghiên cứu cạnh tranh hơn.
Hai phần chính trên nền tảng ResearchHub được sử dụng để tổ chức, chia sẻ và hợp tác nghiên cứu là Journals và Hubs.
Journals là nơi tập hợp các tạp chí khoa học đã được duyệt, cho phép người dùng khám phá toàn bộ kho tài liệu trên ResearchHub.
Bằng cách tích hợp preprint (các report đã trải qua đánh giá đồng cấp - peer review), ReserarchHub thúc đẩy việc lan tỏa nhanh chóng các nghiên cứu, cho phép người dùng kịp thời thảo luận và review các công trình khoa học.
Nhờ Journals mà việc truy cập cùng lúc vào các bài báo khoa học trở nên đơn giản hơn, từ đó hỗ trợ quá trình chia sẻ và tiếp cận kiến thức nhanh chóng, hiệu quả.
Ngoài ra, dự án mới ra mắt ResearchHub Journal là tạp chí riêng của nền tảng ResearchHub, được thiết kế với cấu trúc khuyến khích mới mẻ nhằm hỗ trợ cộng đồng khoa học.
Tạp chí này tuân thủ nguyên tắc truy cập mở (open-access), đảm bảo mọi bài báo được công bố miễn phí cho tất cả người dùng. Điểm nổi bật của ResearchHub Journal là phản hồi nhanh chóng từ cộng đồng dự án, giúp tác giả nhận được đánh giá kịp thời và rút ngắn thời gian xuất bản.
Đặc biệt, một phần phí xuất bản (APC) sẽ được phân bổ thưởng cho các chuyên gia đánh giá đồng cấp (Peer Reviewers) với mục tiêu ghi nhận và khuyến khích đóng góp giá trị.
Hiện dự án đang thưởng $150 cho mỗi Peer Reviewers tham gia đánh giá.
Hubs là khu vực người dùng có thể kết nối, chia sẻ kiến thức và cùng nhau cộng tác. Đây là cách tiếp cận tập trung vào cộng đồng để tổ chức các cuộc thảo luận nghiên cứu. Hiểu đơn giản Hubs giống như kho phân loại bài nghiên cứu, người dùng có thể chọn một hoặc nhiều Hubs để đăng tải nội dung gốc của mình.
Nhằm tạo môi trường phát triển lành mạnh, mỗi Hubs sẽ chọn ra một Editors quản lý riêng. Đây là người đóng vai trò thúc đẩy thảo luận khoa học và điều phối nội dung trong Hubs.
Post là tính năng cho phép nhà nghiên cứu chia sẻ kiến thức, tương tác với cộng đồng và đóng góp cho nền tảng.
Người dùng có thể earn RSC token thông qua chia sẻ nhiều loại nội dung khoa học khác nhau lên ResearchHub như:
Mỗi bài đăng sẽ được gắn với một Hub hoặc lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.
Notebook là tính năng cho phép người dùng cộng tác để soạn thảo nội dung nghiên cứu. Nhờ Notebook, các researcher có thể cùng làm việc trên một tài liệu, chỉnh sửa và phát triển nội dung đồng bộ, khá giống với Google Docs ở truyền thống.
Sau khi hoàn thiện, nội dung có thể được xuất bản trực tiếp trên ResearchHub, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hoá quy trình nghiên cứu. Công cụ này là giải pháp lý tưởng để hỗ trợ dự án nhóm và sáng kiến hợp tác trong nghiên cứu khoa học.
Peer Reviews là quy trình đánh giá đồng cấp, áp dụng cho bất kỳ bài nghiên cứu nào trên nền tảng ResearchHub. Khi thực hiện đánh giá, người dùng sẽ được yêu cầu xem xét các khía cạnh khác nhau về chất lượng của bài viết và cung cấp điểm số định lượng kèm theo ý kiến nhận xét cá nhân.
Một số tiêu chính chí bao gồm:
Grants là tính năng khuyến khích tài chính và thúc đẩy sáng tạo nội dung khoa học. Người dùng có thể tạo khoản tài trợ để mời gọi cộng đồng tham gia vào những nhiệm vụ cụ thể họ quan tâm.
ResearchHub được thành lập bởi một đội ngũ vô cùng uy tín, bao gồm:
ResearchHub đã gọi vốn thành công 5 triệu USD thông qua 2 vòng:
Mặc dù đã phát triển được hơn 4 năm nhưng số lượng đối tác của ResearchHub khá ít ỏi. Một số partner nổi bật của nền tảng này có thể kể đến như VitaDAO, ValleyDAO, HairDAO, AthenaDAO,...
Hiện RSC được sử dụng với các tiện ích như sau:
Token RSC sẽ được phân bổ trong các mục sau đây:
Hiện người dùng có thể giao dịch token RSC trên một số sàn tập trung như Gate.io, CoinEx hoặc sàn DEX Uniswap. Để lưu trữ token RSC người dùng có thể sử dụng ví EVM phổ biến như Metamask, Rabby Wallet, Trust Wallet,... hoặc một số ví lạnh như Ledger, Trezor,...
Dự án chưa cập nhật roadmap mới nhất trong năm 2024 của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án ResearchHub thuộc mảng thị trường tiềm năng DeSci. Nền tảng này đang định hình lại cách khoa học kết nối và hợp tác, vượt qua những rào cản truyền thống của hệ thống xuất bản học thuật.
Với bộ tính năng như Post, Notebook, Peer Reviews,... ResearchHub không chỉ tăng tốc quy trình nghiên cứu mà còn khuyến khích sự tham gia và đóng góp tích cực từ các nhà khoa học trên toàn cầu.
Đặc biệt là với sự dẫn dắt của Brian Armstrong, tương lai của dự án càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hơn. Kết hợp với mảng DeSci vẫn còn non trẻ thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng về tiềm năng phát triển của ResearchHub.
Những nhận định trên đều mang ý kiến cá nhân của mình. Còn bạn nghĩ sao về tiềm năng của dự án này trong tương lai? Liệu ResearchHub có thể trở thành dự án top đầu mảng DeSci không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với mình và các thành viên cộng đồng TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập