Trong số các Blockchain POW (Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận PoW), Kaspa là dự án gây ấn tượng mạnh khi được coi là nền tảng BlockDAG đầu tiên với tốc độ cao và khả năng mở rộng hoàn toàn nhanh nhất thế giới.
Vậy Kaspa (KAS) là gì? Blockchain Layer 1 này có những điểm nổi bật đáng chú ý nào? Anh em hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Kaspa là một Blockchain thế hệ mới, được thiết kế để giải quyết các vấn đề về tốc độ và khả năng mở rộng của Monolithic Blockchain (Blockchain nguyên khối truyền thống). Kaspa sử dụng kết hợp cơ chế đồng thuận PoW và công nghệ DAG (Directed Acyclic Graph), tạo ra sự khác biệt so với các Blockchain nguyên khối như Bitcoin (PoW) và Ethereum (PoS).
Kaspa được phát triển bởi DAGlabs và dần trở thành một dự án cộng đồng, được ra mắt công khai dưới dạng mã nguồn mở, không huy động vốn hay phân bổ riêng cho team. Kaspa cũng không có tổ chức quản trị trung tâm và không áp dụng mô hình kinh doanh.
KAS là đồng coin được sử dụng trên hệ sinh thái Kaspa cho việc thanh toán phí gas và phần thưởng khối cho miner.
Hầu hết các đồng Crypto tương tự Bitcoin (Litecoin, Dogecoin,...) sử dụng phương pháp đồng thuận Nakamoto (Nakamoto consensus), dựa trên các nguyên tắc được đề xuất bởi Satoshi Nakamoto, người tạo ra Bitcoin.
Phương pháp này tập trung vào bảo mật và duy trì tính chính xác của Blockchain bằng cách sử dụng PoW. Tuy nhiên, nó tồn tại một vài vấn đề nghiêm trọng và Kaspa với giao thức GHOSTDAG chính là giải pháp khắc phục.
Đầu tiên, trong các Blockchain sử dụng Nakamoto consensus, đôi khi có những block (khối) “bị bỏ qua” vì xuất hiện đồng thời với các block khác, những block bị bỏ qua này được gọi là "orphan block". Nghĩa là chúng được tạo ra nhưng không được đưa vào Blockchain, do đó không bao giờ được xác nhận.
Hơn nữa, khi tốc độ mạng tăng lên (bằng cách tăng tần suất tạo block hoặc kích thước block), số lượng các orphan block cũng tăng lên theo. Điều này làm giảm tính bảo mật của mạng vì hacker có thể dễ dàng bỏ qua các block hợp lệ, sau đó thay thế bằng block của chúng.
Để giải quyết bài toán này, Kaspa sử dụng BlockDAG (DAG), trong đó, mỗi block có thể tham chiếu đến nhiều block khác chứ không chỉ một block được tạo ra trước đó. Cơ chế này cho phép nhiều block cùng tồn tại song song, loại bỏ được các orphan block, từ đó ngăn chặn hacker khai thác lỗ hổng bảo mật.
Như mình đã đề cập, Kaspa được mệnh danh là BlockDAG đầu tiên với khả năng mở rộng hoàn toàn nhanh nhất trên thế giới. BlockDAG là một loại cấu trúc dữ liệu đặc biệt, cho phép nhiều block được tạo ra cùng lúc và tồn tại song song, khác với Monolithic Blockchain là các block chỉ được thêm vào một cách tuần tự.
Để làm được điều này, BlockDAG sử dụng giao thức GHOSTDAG, thay vì bỏ qua các orphan block, GHOSTDAG cho phép tất cả block cùng tồn tại song song và sắp xếp chúng theo một trật tự. Đây là cơ chế giúp duy trì tính bảo mật và đồng thuận trong mạng lưới, đồng thời cải thiện tốc độ xác nhận giao dịch.
Nhờ BlockDAG, Kaspa có thể đạt được tốc độ cao hơn và tăng đáng kể khả năng mở rộng, vì các giao dịch được xác nhận đồng thời mà không cần chờ đợi một block mới được thêm vào. Kaspa có thể tạo ra 1 block mỗi giây và mục tiêu trong tương lai là đạt 10, thậm chí 100 block mỗi giây.
Ngoài ra, Kaspa sử dụng PoW (Proof of Work), một cơ chế đồng thuận yêu cầu miner giải các bài toán phức tạp để tạo ra block mới. PoW là cơ chế hiệu quả giúp Kaspa bảo vệ mạng lưới khỏi bị tấn công và đảm bảo tính chính xác cho các giao dịch.
Một số đặc điểm công nghệ nổi bật khác của kaspa bao gồm:
Nhìn chung thì Blockchain Kaspa hướng đến sự đơn giản, loại bỏ các yếu tố phức tạp nhưng vẫn đảm bảo đạt được hiệu suất cao, giúp hệ thống dễ dàng duy trì và nâng cấp.
Hơn hết, những công nghệ mà Kaspa áp dụng đều nhằm loại bỏ sự phụ thuộc vào các thực thể tập trung, giữ tính phân quyền cốt lõi, nguyên bản của Bitcoin. Chẳng hạn, Kaspa tận dụng cơ chế đồng thuận mà Bitcoin sử dụng (PoW), nhưng cải tiến để phù hợp với cấu trúc BlockDAG.
Về mặt này, Kaspa khác với một số Blockchain nổi bật như Solana hay Ripple, tuy chúng nhanh hơn nhưng lại tập trung hơn, làm giảm tính phân quyền và an ninh của mạng lưới. Còn nếu so với các Blockchain PoS (như Ethereum), mặc dù chúng có khả năng mở rộng tốt hơn, nhưng vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề bảo mật và tính phi tập trung.
Ban đầu, có thể đào (mining) được Kaspa bằng CPU, GPU, thậm chí cả trên smart phone. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có thể mining Kaspa bằng ASIC, thiết bị mining chuyên dụng này đang chiếm phần lớn hashrate của mạng Kaspa.
Tương tự như nhiều đồng coin PoW khác, có 2 chế độ mining Kaspa: solo và pool.
Trong solo mining, các thợ đào (miner) hoạt động đơn lẻ một mình, họ phải trực tiếp tương tác với node của mạng Blockchain để nhận, giải quyết và gửi lại các block cho node.
Trong pool mining, nhiều miner cùng kết hợp lại thành một nhóm để hoạt động chung. Máy chủ của nhóm (pool server) sẽ đại diện kết nối với node mạng để nhận block, sau đó điều chỉnh độ khó của bài toán để các miner dễ dàng giải quyết hơn.
Các miner tiến hành giải bài toán và chuyển kết quả cho pool server để gửi lại cho node mạng. Nếu một kết quả là đúng và hợp lệ, nó đủ điều kiện để được công bố lên Blockchain, đồng thời phần thưởng được phân phối cho miner dựa trên thỏa thuận ban đầu với pool mining.
Nhìn chung, solo mining có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng thiếu ổn định, đi kèm với rủi ro lớn về chi phí, thời gian. Trong khi đó, pool mining giúp giảm thiểu đáng kể các rủi ro liên quan và cung cấp lợi nhuận ổn định hơn, nhưng đổi lại sẽ mất phí tham gia.
Tóm lại, việc lựa chọn giữa solo mining và pool mining phụ thuộc vào khả năng tài chính, thiết bị khai thác và mức độ chấp nhận rủi ro của từng miner.
Một số thành viên chủ chốt trong đội ngũ phát triển dự án Kaspa bao gồm:
Như mình đã đề cập ở phần trên, Kaspa là một dự án cộng đồng, không gọi vốn từ bất kỳ nhà đầu tư nào.
Các use case của KAS bao gồm:
Kaspa không phân bổ nguồn cung cho bất kỳ nhà đầu tư hay cá nhân nào, kể cả team dự án, 100% do cộng đồng quản lý.
Tất cả nguồn cung được lưu thông từ đầu ngoài thị trường, không có lịch vesting hay unlock nào trong tương lai.
Việc Kaspa không phân bổ nguồn cung cho bất kỳ nhà đầu tư hay cá nhân nào và 100% KAS được lưu thông từ đầu là điểm độc đáo đáng chú ý, đảm bảo tính minh bạch và công bằng của dự án. Tuy nhiên, cơ chế này có thể ảnh hưởng đến việc duy trì động lực cho đội ngũ phát triển, đặc biệt là nguồn tài chính để duy trì dự án.
Nhìn chung, sự thành công của Kas sẽ phụ thuộc nhiều vào niềm tin, sự đóng góp của cộng đồng để duy trì và phát triển dự án một cách bền vững.
Dự án chưa công bố lộ trình phát triển chính thức cho giai đoạn tiếp theo, mình sẽ cập nhật sớm nhất ngay khi có thông tin.
Một số dự án Blockchain L1 tương tự sử dụng BlockDAG như Kaspa có thể kể đến như:
Nhìn chung, Kaspa đang có được một vị thế khá vững trong số các dự án PoW nhờ những tiến bộ công nghệ nổi bật, đặc biệt là BlockDAG. Khác với các Blockchain L1 truyền thống, Kaspa có thể xử lý các giao dịch với tốc độ cao nhưng vẫn duy trì bảo mật và tính phi tập trung nguyên bản như Bitcoin.
Kaspa chính là đại diện cho sự đổi mới trong lĩnh vực Blockchain với sự kết hợp giữa PoW và BlockDAG, từ đó mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển của các ứng dụng và dịch vụ trong hệ sinh thái Crypto.
Anh em đánh giá như thế nào về Kaspa? Liệu BlockDAG có thể giúp Kaspa tạo ra sự đột phá so với các đối thủ? Hãy comment ý kiến của anh em xuống phía dưới để trao đổi cùng cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập