GPU là tài nguyên có thể nói là quý hiếm trong thời đại phát triển AI. Việc thuê trực tiếp trên các nền tảng dịch vụ cloud truyền thống như Amazon Web Services, Google Cloud, Azure,... thường rất đắt đỏ và không phù hợp với các tổ chức, cá nhân có nguồn lực tài chính hạn chế.
Chính vì thế, có nhiều dự án ra đời với mục tiêu tận dụng tài nguyên tính toán nhàn rỗi để cung cấp dịch vụ chi phí thấp hơn. Ví dụ như các dự án DePIN nổi bật IO.net, Aethir, Akash Network,...
Tuy nhiên, vấn đề là khi tài nguyên tính toán được đăng ký trên một nền tảng DePIN, người dùng chỉ có thể sử dụng ở đúng nền tảng đó. Sẽ có những khoảng thời gian mà tài nguyên không có người dùng và đây tiếp tục là một sự lãng phí.
Vì vậy, cách tối ưu hơn cả là tài nguyên nên được dùng trên nhiều nền tảng. Hướng đi này tăng lợi nhuận cho nhà cung cấp và đơn vị thuê GPU sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Đây cũng chính là ý tưởng của GPU Restaking. Liệu rằng GPU Restaking là xu hướng mới đầy tiềm năng cho các dự án DePIN? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
GPU (Graphics Processing Unit) là một bộ xử lý và thực hiện tính toán chuyên biệt. Ban đầu, GPU thiết kế để phục vụ công việc xử lý đồ họa trong các ứng dụng game, các phần mềm chỉnh sửa video hình ảnh.
So với CPU (Central Processing Unit), GPU có khả năng xử lý song song vượt trội. Anh em có thể hiểu là GPU thực hiện được nhiều tác vụ cùng một lúc với tốc độ cao hơn rất nhiều.
Trong trí tuệ nhân tạo (AI), GPU trở thành một phần không thể thiếu nhờ khả năng tăng tốc quá trình training và suy luận (inference) của các mô hình AI. AI yêu cầu xử lý hàng triệu dữ liệu và tính toán mô hình phức tạp. Nếu sử dụng CPU truyền thống thì sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành.
Vậy nên, đồng hành với sự phát triển như vũ bão của AI, nhu cầu sử dụng GPU cũng tăng theo thời gian. Những dự án nhạy bén đón đầu xu hướng liên quan tới GPU sẽ chiếm được nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Dịch vụ cloud ngày càng được sử dụng nhiều ở các công ty công nghệ nhờ tính tiện dụng, linh hoạt và bảo mật. Đặt mình vào vị trí của 1 người làm công nghệ thì anh em sẽ thấy rằng việc mua server, setup từ A tới Z sẽ rất mất thời gian và tệ hơn là có thể xảy ra một số lỗi không thể xử lý được.
Thay vào đó, dịch vụ cloud có sẵn sẽ là giải pháp cực kỳ hiệu quả. Các công ty có thể triển khai hạ tầng kỹ thuật chỉ trong vài phút, không phải đầu tư vào phần cứng đắt tiền, không phải mất hàng giờ setup.
Những ông lớn như Microsoft, Google, Amazon,... là đơn vị cung cấp các dịch vụ cloud. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào họ có thể gây ra những hạn chế:
Do vậy, cần phải phi tập trung nguồn tài nguyên tính toán. Nói đến phi tập trung thì hẳn anh em sẽ nghĩ ngay tới blockchain. Một ý tưởng tiềm năng là xây dựng hệ thống peer-to-peer (P2P) cho phép nhiều bên tham gia cung cấp và sử dụng tài nguyên tính toán. Điều này tạo ra thị trường minh bạch, công bằng và bất kỳ ai cũng có thể hưởng lợi.
Ý tưởng của hệ thống P2P là kết nối bên cho thuê tài nguyên nhàn rỗi với bên có nhu cầu sử dụng. Một ví dụ tiêu biểu cho mô hình này là BOINC (Berkeley Open Infrastructure for Network Computing). Đây là phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp tài nguyên tính toán.
Đọc thêm: DePIN & DeREN có tiềm năng thay đổi "cuộc chơi" Cloud computing như thế nào?
Tính đến năm 2024, tổng lượng tính toán của BOINC đạt trung bình 16.489 PetaFLOPS mỗi ngày. PetaFLOPS là đơn vị đo lường hiệu suất tính toán của máy tính. Ví dụ, một siêu máy tính hiệu suất 1 PetaFLOPS có thể thực hiện cả triệu tỷ phép tính trong một giây.
Như mình đã đề cập trong phần trước, mô hình của BOINC là mã nguồn mở và phi lợi nhuận. Cũng gần giống với BOINC, ý tưởng về các nền tảng P2P cho thuê tài nguyên giá rẻ đang ra mắt ngày càng nhiều. Tuy nhiên, điểm khác biệt là chủ sở hữu sẽ nhận được lợi nhuận từ việc cho thuê tài nguyên nhàn rỗi.
Chúng ta có những dự án crypto nổi bật trong mảng này đó là Akash Network, IO.net,... Mặc dù rất tiềm năng nhưng những dự án này cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định. Một trong số đó là phải kiểm soát kỹ càng chất lượng tài nguyên tính toán.
Hiệu suất, độ tin cậy và bảo mật của tài nguyên tính toán có thể chênh lệch rất nhiều giữa các bên cung cấp. Ngoài ra, dù rẻ hơn so với cloud truyền thống nhưng việc định giá chính xác và công bằng tài nguyên cũng là vấn đề cần giải quyết.
Dẫu vậy, đây vẫn là 1 thị trường màu mỡ với tiềm năng lợi nhuận ấn tượng. Quan sát hình trên, anh em có thể thấy lượt thuê tài nguyên của Akash tăng dần theo thời gian, tính từ khi dự án bắt đầu hoạt động.
Nếu có nhiều dự án DePIN như vậy thì mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Ở góc độ người dùng, họ phải chuyển sang các dự án khác nhau để tìm tài nguyên phù hợp với nhu cầu. Vậy thì, sẽ ra sao nếu như chúng ta có 1 thị trường tổng hợp (aggregation). Muốn thuê tài nguyên gì thì chỉ cần lên đó tìm thôi.
Hoặc một mô hình nữa đó là tư vấn sử dụng dịch vụ cloud. Cloud Nation là 1 ví dụ. Đây là công ty chuyên tư vấn giúp các tổ chức thực hiện chuyển đổi sản phẩm của mình lên cloud.
Tuy nhiên, hướng đi trên cũng có hạn chế như vấn đề kiểm soát tập trung. Các nhà phát triển của nền tảng trung gian sẽ quyết định đơn vị nào được thêm vào thị trường, tạo ra sự kiểm soát một phía và hạn chế tự do lựa chọn của người dùng.
Điều này mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của các thị trường P2P. Vậy nên, chúng ta có khái niệm mới: GPU Restaking.
GPU Restaking là cơ chế cho phép các nhà cung cấp tài nguyên tính toán, chẳng hạn như GPU, có thể đưa tài nguyên của mình lên nhiều nền tảng cùng lúc.
GPU Restaking giúp cho các đơn vị cung cấp tối ưu lợi nhuận. Ở phía người dùng, họ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm tài nguyên phù hợp với nhu cầu. Tương tự như "restaking" trong Crypto, các nhà cung cấp có thể lock tài nguyên tính toán trên một nền tảng, sau đó "restake" chúng trên một nền tảng khác.
Trong GPU Restaking, người bán có thể cung cấp bất kỳ tài nguyên nào mà họ có, ví dụ như dịch vụ cloud, máy tính cá nhân,…
Đọc thêm: Góc nhìn đầu tư AI, Gaming & DePIN: Các mạng lưới GPU phi tập trung hàng đầu hiện nay
Các tài nguyên này sau đó tiếp tục được cho thuê lại trên nền tảng "restaked" như Bagel. Mình sẽ mô tả chi tiết hơn thông qua ví dụ dưới đây.
Giả sử, Halley là nhà cung cấp tài nguyên và Danny là người có nhu cầu thuê:
Mô hình đặt hàng (order model) trong GPU Restaking là phương thức giao dịch mà người mua tạo đơn đặt hàng cho tài nguyên tính toán.
Cụ thể như sau:
Theo góc nhìn cá nhân của mình, ở đây Halley sẽ đóng vai trò tổng hợp các tài nguyên bên ngoài cần thiết cho Danny. Ở phía người có nhu cầu thuê thì Danny sẽ không phải lên nhiều nền tảng để tìm kiếm tài nguyên nữa mà tất cả đều đã được tổng hợp ở Bagel.
Tuy nhiên, điểm yếu của mô hình là có thể xảy ra trường hợp Danny chưa hoàn tất giao dịch thì lại có người khác thuê mất tài nguyên của anh ta. Lưu ý, điểm mấu chốt là nền tảng như Bagel không thể tự tổng hợp tài nguyên. Do đó, vai trò của Halley trong mô hình này rất quan trọng khi chủ động tìm nguồn lực bên ngoài đáp ứng nhu cầu của Danny và kết nối với Bagel.
Cách làm này giúp đa dạng nguồn thu và tận dụng tối đa công suất của tài nguyên tính toán. Đây cũng chính là mục tiêu của GPU Restaking.
Trong mô hình giao dịch offer, Halley (bên cho thuê) sẽ là người đầu tiên đưa ra các thông tin về tài nguyên tính toán hiện có và công bố lên nền tảng Bagel.
Khi này, bất kỳ người mua nào cũng có thể xem danh sách tài nguyên của Halley, cũng như các offer khác trên nền tảng. Để trở thành bên cho thuê, Halley cần mở các tài khoản ký quỹ ở cả nhà cung cấp ban đầu và nền tảng "restaked" (ở đây là Bagel).
Quy trình chung của mô hình này diễn ra như sau:
Trong mô hình này, anh em có thể hiểu Halley giống như 1 “người môi giới” giúp kết nối người mua với nhà cung cấp dịch vụ thông qua nền tảng Bagel.
Mô hình offer ưu việt hơn mô hình order ở điểm là các tài nguyên luôn có sẵn để người dùng lựa chọn và sử dụng. Ở mô hình order thì người dùng phải đặt hàng và chờ đến khi tài nguyên tính toán mong muốn xuất hiện trên nền tảng.
Ý tưởng của GPU Restaking cá nhân mình thấy khá thú vị khi nó giải quyết được sự lãng phí tài nguyên đang tồn đọng ở các dự án DePIN.
Tuy nhiên, có 2 thách thức lớn nhất khi áp dụng mô hình:
GPU Restaking theo mình là một mô hình sáng tạo mang lại nhiều lợi ích cho cả người cung cấp và người sử dụng tài nguyên tính toán. Bằng cách cho phép tài nguyên GPU được sử dụng đồng thời trên nhiều nền tảng, mô hình này tối ưu việc khai thác, giảm lãng phí và tăng thêm lợi nhuận cho nhà cung cấp.
Trong thời đại phát triển AI, khi tài nguyên tính toán nói chung và GPU nói riêng càng ngày càng đắt thì mô hình GPU Restaking là 1 hướng đi rất tốt để giải quyết thách thức này.
Tuy nhiên, GPU Restaking cũng đối mặt với một số rủi ro về quyền sở hữu, sự phức tạp trong khâu quản lý và nguy cơ tập trung hóa tài nguyên. Để thực sự phát huy hiệu quả, cần có biện pháp thúc đẩy tính minh bạch, công bằng và bảo mật trong quá trình vận hành.
Bên trên là những quan điểm cá nhân mình, còn anh em thì sao? Anh em nhận định như nào về mô hình GPU Restaking? Liệu đây có phải là 1 hướng đi mới siêu tiềm năng cho các dự án DePIN? Hãy để lại bên dưới comment để trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập