Để phát triển và vận hành các mô hình AI mạnh cần lượng tài nguyên tính toán khổng lồ. Đây là lý do tại sao chỉ có những Big Tech hoặc các công ty có tiềm lực tài chính tốt mới có thể theo đuổi được xu hướng AI. Điều này thể hiện ở cổ phiếu NVIDIA, công ty sản xuất GPU top đầu thế giới, liên tục phá ATH trong 1 năm trở lại đây.
Dẫu vậy, dù có nhu cầu lớn nhưng thị trường vẫn tồn tại những tài nguyên tính toán nhàn rỗi chưa được tận dụng hết công suất. Vậy thì, sẽ ra sao nếu chúng ta có thể cho thuê lượng tài nguyên này với giá rẻ và thu về lợi nhuận?
Đây chính là mảnh đất màu mỡ để các dự án DePIN & AI có thể khai thác, điển hình là Akash Network. Vậy Akash đã thiết kế mô hình kinh doanh như thế nào? Tiềm năng của dự án này ra sao? Anh em hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Akash Network (AKT) là gì?
Akash Network (AKT) là một thị trường phi tập trung cho thuê tài nguyên tính toán với giá rẻ. Cụ thể, người cho thuê và người có nhu cầu sử dụng có thể kết nối với nhau thông qua nền tảng Akash Network để thực hiện các giao dịch. Có thể hiểu, Akash chính là Airbnb cho thị trường tài nguyên tính toán.
Với Akash, đơn vị sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận và thuê các tài nguyên cần thiết với giá hợp lý. Trong khi đó, đơn vị cho thuê có thể tận dụng tối đa công suất GPU/CPU của mình để có thêm thu nhập thụ động.
Điểm đặc biệt của Akash Network là mọi giao dịch đều diễn ra một cách phi tập trung và tự động thông qua các smart contract trên blockchain. Bên cạnh đó, Akash cung cấp sự lựa chọn đa dạng và linh hoạt hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ cloud truyền thống.
Akash Network giải quyết vấn đề gì?
Akash Network giải quyết một số hạn chế trong các dịch vụ cloud hiện hiện nay, cụ thể như sau:
Chi phí cao: Các nhà cung cấp dịch vụ cloud lớn như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud và Microsoft Azure hiện đang chiếm lĩnh thị trường với giá khá là cao.
Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ tập trung: Hầu hết các doanh nghiệp và nhà phát triển hiện nay đều phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn. Điều này dẫn đến tình trạng tập trung hóa và tiềm ẩn các rủi ro về bảo mật, quyền riêng tư.
Hẳn anh em còn nhớ đến lỗi “màn hình xanh” của Window trên toàn cầu vào hồi tháng 07/2024. Sự cố này làm hàng ngàn chuyến bay phải huỷ bỏ, các hệ thống ngân hàng, bệnh viện bị ngừng hoạt động.
Mặc dù Window của Microsoft không phải là 1 dịch vụ cloud đúng nghĩa nhưng anh em có thể thấy nếu bị quá tập trung, phụ thuộc vào 1 bên thì khi sự cố xảy ra, hậu quả sẽ lớn như thế nào.
Lãng phí tài nguyên tính toán: Nhiều máy chủ và tài nguyên tính toán trên toàn cầu không được sử dụng hết công suất, đây là 1 sự lãng phí lớn.
Hạn chế sự độc quyền: Từ khi AI trở thành xu hướng, cuộc đua lĩnh vực này ngày càng khốc liệt. Kể cả khi tổ chức có tiền thì cũng chưa chắc mua được GPU để training AI. Lý do là các GPU luôn được đặt hàng từ rất sớm bởi các ông lớn như Google, Facebook, OpenAI,...
Mô hình hoạt động của dự án
Các thành phần và cơ chế hoạt động của Akash Network như sau:
Photon Blockchain: Akash Network sử dụng Photon Blockchain để ghi nhận các giao dịch và quản lý trạng thái hệ thống. Blockchain này được thêm các block mới thông qua quá trình đồng thuận giữa các Delegate.
Delegate: Các Delegate trong hệ thống thực hiện quá trình đồng thuận để xác nhận các giao dịch và tạo ra các block mới trên Photon blockchain. Quá trình này đảm bảo rằng chỉ những giao dịch hợp lệ mới được ghi vào chuỗi.
Providers: Các Provider kết nối với blockchain để cung cấp tài nguyên tính toán cho client. Providers giao tiếp với nhau qua mạng peer-to-peer và tương tác với các thành phần khác trong hệ thống thông qua mạng riêng tư (private overlay network).
Client: Client kết nối với Akash Network để tìm kiếm và thuê tài nguyên tính toán từ các providers. Các giao dịch của khách hàng được ghi nhận trên Photon Blockchain thông qua các Delegate.
End User: End user (người dùng cuối) tương tác với các dịch vụ hoặc ứng dụng được triển khai trên các tài nguyên do Providers cung cấp. Các tương tác này thường diễn ra qua giao thức như HTTP hoặc TCP.
Cung cầu GPU
Trong thời đại này, khi AI được ví như mỏ vàng thì GPU chính là cuốc xẻng. Nhận thấy nhu cầu về GPU tăng mạnh, Akash bắt đầu chuyển sang thị trường cho thuê GPU.
So với các ông lớn công nghệ, giá thuê GPU của Akash rẻ hơn rất nhiều (từ 30% - 80%).
Có 19 nhà cung cấp GPU khác nhau cho mạng Akash với 15 loại chip. Nhà cung cấp lớn nhất là Foundry - công ty được hậu thuẫn bởi Digital Currency Group (DCG).
Nguồn cung GPU Akash sẽ được collect từ 4 thành phần chính:
Các công ty công nghệ lớn: Các công ty lớn như AWS, GCP, Azure cho phép người dùng chia sẻ GPU nhàn rỗi lên thị trường Akash.
Các công ty công nghệ khác: Ví dụ như CoreWeave, Lambda Labs,... cũng cho thuê GPU với giá rẻ hơn các công ty công nghệ lớn.
Thợ đào Crypto: Các công ty hoặc cá nhân đào crypto còn dư GPU.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các startup về trí tuệ nhân tạo cũng có thể cho thuê lượng tài nguyên GPU chưa sử dụng hết của họ.
Vậy, Akash có nguồn cung GPU dồi dào cho thuê. Thế còn bên nguồn cầu thì sao?
Nếu nói về riêng GPU, đây là sản phẩm luôn có nhu cầu lớn nhờ làn sóng AI. Tuy nhiên, việc thuê và sử dụng GPU trên môi trường phi tập trung vẫn còn mới.
Vậy nên, Akash đã tìm các cách để xóa bỏ rào cản của người dùng với thị trường này bằng cách cải thiện trải nghiệm và mở rộng các use case, cụ thể:
Thanh toán bằng USDC: Akash gần đây đã cho phép thanh toán bằng USDC. Khách hàng sẽ không còn gặp rào cản khi thuê GPU với nỗi lo biến động giá của AKT.
Hỗ trợ ví Metamask: Akash đã triển khai Metamask Snap để sử dụng dễ dàng hơn so với việc dùng ví của Cosmos.
Nhiều sự lựa chọn về chip: Tạo điều kiện cho users sử dụng các loại chip khác nhau theo nhu cầu.
Như vậy, có thể nói Akash đang xây dựng nguồn cung cầu ngày một hoàn thiện.
Rủi ro và thách thức
Mặc dù có tiềm năng lớn trong việc tái định hình ngành công nghiệp điện toán đám mây nhưng dưới góc nhìn cá nhân mình, Akash sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức:
Cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud, và Microsoft Azure đã có vị thế vững chắc trên thị trường với hạ tầng mạnh mẽ và tập khách hàng rộng lớn.
Rủi ro về bảo mật và sự cố kỹ thuật: Mặc dù blockchain có nhiều ưu thế về bảo mật nhưng Akash vẫn có thể đối mặt với các cuộc tấn công mạng, lỗi phần mềm hoặc sự cố kỹ thuật.
Rủi ro về mặt pháp lý: Môi trường pháp lý xung quanh blockchain và các nền tảng phi tập trung vẫn là dấu hỏi. Các quy định mới hoặc thay đổi trong luật pháp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Akash.
Dù lượt thuê tài nguyên trên Akash đang tăng đều theo thời gian, dự án cần cân nhắc đến những rủi ro có thể gặp phải để phát triển bền vững trong tương lai.
Đội ngũ phát triển
Thông tin đội ngũ phát triển của Akash Network như sau:
Greg Osuri (Founder): Greg có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và lãnh đạo các tổ chức công nghệ. Ông từng là CEO của Overclock Labs. Trước khi tạo ra Akash, Greg đã sáng lập AngelHack, tổ chức Hackathon với hơn 150,000 nhà phát triển tham gia tại 50 quốc gia toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Adam Bozanich (Co-founder & CTO): Adam có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm và công nghệ. Ông đã từng làm việc tại One King’s Lane, Symantec, và Marketron với vai trò là Software Engineer.
Thông tin nhà đầu tư
Thông tin các vòng huy động vốn của Akash theo CryptoRank như sau:
Thông tin token allocation ban đầu của Akash Network như sau:
Mining: 70.9%
Investors: 10.0%
Team & Advisors: 7.8%
Foundation: 5.7%
Ecosystem: 2.3%
Testnets: 1.5%
Vendors & Marketing: 1.2%
Public Sale: 0.5%
Lịch phát hành token AKT
Lịch phát hành token của Akash như sau:
Mining: Unlock dần dần đến năm 2030, dựa trên cơ chế halving
Investors: Lượng token bị khoá trong 1 năm, sau đó unlock 6 tháng 1 lần
Team & Advisors: Giống investor, lượng token bị khoá trong 1 năm, sau đó unlock 6 tháng 1 lần
Foundation: 1,000,000 AKT unlock tại TGE, sau đó unlock 6 tháng 1 lần
Ecosystem, Testnets, Vendors & Marketing: Lượng token bắt đầu được unlock sau TGE 1 tháng và unlock dần dần 6 tháng 1 lần
Public Sale: Unlock hoàn toàn tại TGE
Quan sát phân bổ token AKT, phần lớn token được dành cho hoạt động mining (70.9%).
Anh em có thể thấy điều này phản ánh chiến lược tập trung vào việc duy trì tính bảo mật và mở rộng mạng lưới thông qua khuyến khích sự tham gia của các đơn vị cung cấp tài nguyên. Ngoài ra, Akash có 1 lịch vesting rất dài, khoảng 11 năm. Điều này cho thấy tầm nhìn dài hạn của dự án.
Token Use Cases
Token AKT có các use cases sau:
Chia sẻ doanh thu
Quản trị
Staking
Phương tiện thanh toán
Giao dịch và lưu trữ token AKT ở đâu?
Giao dịch: Hiện tại anh em có thể giao dịch token AKT trên các sàn: Gate.io, Coinbase, HTX, MEXC, Kucoin,...
Lưu trữ: Anh em có thể lưu trữ token AKT trên các ví như Metamask, Trust Wallet,...
Roadmap
Tính tới thời điểm hiện tại, Akash Network chưa công bố roadmap phát triển sản phẩm chi tiết trong năm 2024.
Tổng kết
Akash Network là một dự án DePIN & AI với mục tiêu dân chủ hóa dịch vụ điện toán đám mây. Dự án cung cấp thị trưởng mở, trong đó, người dùng có thể tự do thuê và cho thuê tài nguyên tính toán.
Ở góc nhìn đã trải nghiệm dịch vụ này thì mình thấy Akash có cách tiếp cận rất gần gũi với người dùng. Các thao tác trên nền tảng rất đơn giản và giá cả cũng phải chăng cho anh em có nhu cầu sử dụng. Điểm nhấn khác là số lượt thuê tài nguyên trên Akash vẫn tăng theo thời gian, cho thấy dự án nhận được sự quan tâm và chấp thuận từ phía người dùng.
Thật ra, ý tưởng thuê và cho thuê tài nguyên tính toán nhàn rỗi không phải là mới. Chúng ta đã có những dự án tương tự như IO.net, Render Network, Aethir,... Tuy nhiên, điều làm Akash Network nổi bật chính là sự linh hoạt và dễ tiếp cận.
Cá nhân mình thấy đây là 1 dự án tiềm năng, rất đáng để theo dõi trong danh mục DePIN. Anh em nhận định như nào về tiềm năng của Akash Network? Hãy để comment xuống dưới để trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập