Crypto là thị trường đầy cạnh tranh với rất nhiều mảng cùng vô số dự án hoạt động. Khốc liệt nhất có thể kể đến Layer 1 (L1) với hàng trăm blockchain đang cạnh tranh với nhau.
Tốc độ, bảo mật và khả năng mở rộng luôn là yếu tố quyết định sự thành công của một L1. Conflux Network đã nổi lên như ngôi sao sáng với những bước tiến công nghệ đột phá. Nhờ kết hợp sức mạnh của hai cơ chế đồng thuận PoW và PoS, Conflux Network không chỉ vượt trội về mặt hiệu suất mà còn mở ra cánh cửa mới cho khả năng tương tác, an ninh cao.
Vậy những điều gì thực sự khiến Conflux trở nên khác biệt? Dự án L1 này đang có những sản phẩm nào? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Conflux Network (CFX) là blockchain L1 sử dụng cơ chế đồng thuật hybrid, kết hợp giữa PoW (Proof-of-Work) và PoS (Proof-of-Stake), giúp blockchain hoạt động nhanh chóng, an toàn và có khả năng mở rộng tốt.
Cụ thể hơn, blockchain này có thể đạt khả năng xử lý giao dịch lên đến 3000 TPS (transaction per second) với thời gian xác nhận dưới 1 phút, trong khi vẫn duy trì mức độ phi tập trung không hề kém cạnh với Bitcoin và Ethereum.
Conflux Network được hoạt động dựa trên cấu trúc Tree-Graph độc đáo và khác biệt so với các blockchain phổ thông khác như Bitcoin và Ethereum.
Nhờ vào cấu trúc này, Conflux có thể xử lý nhiều khối (blocks) cùng một lúc, thay vì thực hiện tuần tự như các hệ thống khác. Điều này giúp cho dự án có được tốc độ xử lý giao dịch cao hơn nhiều, mang lại hiệu quả vượt trội.
Cấu trúc Tree-Graph của Conflux kết hợp với cơ chế đồng thuận GHAST (Greedy Heaviest Adaptive SubTree) để quản lý thứ tự thực thi các giao dịch và đảm bảo khả năng mở rộng. GHAST còn có khả năng tăng cường bảo mật, giúp phát hiện và ngăn chặn một số loại tấn công phổ biến vào blockchain như 51%.
Ngoài ra, Conflux còn vận hành bởi hệ thống các node phi tập trung, cho phép Layer 1 này mở rộng thêm khi số lượng node tăng lên.
Có 3 loại node chính trong mạng lưới Conflux, bao gồm:
Nhờ cấu trúc tiên tiến kể trên và khả năng nâng cấp mạnh mẽ, Conflux vừa có thể xử lý nhiều giao dịch một cách nhanh chóng, vừa đảm bảo tính bảo mật và mở rộng của mạng lưới khi số lượng người dùng tăng lên.
Trước tiên, để nắm được các sản phẩm của Conflux Network, chúng ta cần hiểu rõ về từ khoá Spaces. Đây là khái niệm chỉ sub-chain từ mạng lưới Conflux gốc, được dùng để phân biệt giữa các giao dịch theo định dạng của Conflux và Ethereum.
Hiện Conflux Network đang có ba sản phẩm chính là Conflux Core Space, Conflux eSpace và Conflux L2. Ba space này hoạt động độc lập về mặt logic và không ảnh hưởng lẫn nhau.
Conflux Core Space là space gốc của mạng lưới Conflux, sử dụng cấu trúc sổ cái Tree-Graph mang lại hiệu suất cao hơn so với Bitcoin và Ethereum nhưng vẫn duy trì tính phi tập trung. Smart contract của Conflux Core Space tương thích với EVM (máy ảo Ethereum), cho phép các nhà phát triển có thể dễ dàng triển khai hợp đồng thông minh bằng ngôn ngữ lập trình Solidity.
Đặc biệt, Conflux Core Space còn cải tiến nhiều công nghệ, trong đó bao gồm cơ chế quản lý hợp đồng (contract administration) và tài trợ phí giao dịch để mạng lưới hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Conflux Core Space còn tích hợp sẵn các một số contract để thực hiện các tính năng như staking, giao tiếp giữa các space (cross-Space communication), quản trị on-chain,...
Để tương tác với Conflux Core Space, người dùng cần sử dụng các loại ví độc quyền và các bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) riêng biệt. Lý do là vì định dạng địa chỉ trên Space này khác với địa chỉ Ethereum bình thường.
eSpace là một EVM chain, hoàn toàn tương thích với Ethereum, mang lại trải nghiệm tương tự như trên Ethereum nhưng có phí gas thấp hơn và tốc độ giao dịch cao.
Các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên Ethereum có thể dễ dàng được triển khai lên Conflux eSpace mà không cần phải thay đổi quá nhiều về code. Đơn cử như ví Metamask hay các dịch vụ cơ sở hạ tầng như TheGraph đều có thể sử dụng trực tiếp trên eSpace.
Conflux eSpace sẽ hoạt động độc lập với Core Space về các giao dịch, trạng thái account,... nhưng chia sẻ cùng một sổ cái để lưu trữ dữ liệu. Conflux Core Space và eSpace có thể giao tiếp với nhau thông qua hợp đồng CrossSpaceCall.
Đây là Layer 2 (L2) trên Bitcoin có tương thích với EVM, đóng vai trò như một bridge có thể chuyển các tài sản trên mạng lưới Bitcoin như BTC hay token xRC20 (BRC20, ARC20,...) thông qua hợp đồng thông minh.
Conflux Network tận dụng cơ chế PoS của mình với hơn 300 node đang hoạt động và sử dụng công nghệ Verifiable Secret Sharing (VSS) cho việc quản lý tài sản BTC.
VSS là một kỹ thuật mật mã học cho phép phân phối Secret Key thành nhiều key nhỏ, với mỗi node sẽ giữ một key. Phương pháp này đảm bảo độ bảo mật, phù hợp tôn chỉ của dự án về một cơ sở hạ tầng blockchain an toàn và có khả năng mở rộng.
L2 của Conflux sẽ sử dụng BTC làm token chính để trả phí gas trên nền tảng. Ngoài ra, dự án còn giới thiệu cơ chế staking cho BTC, từ đó staker có thể tham gia vào mạng lưới đồng thuận. Hiện tại BTC L2 Space đang ở giai đoạn xây dựng, dự kiến ra mắt testnet trong thời gian tới.
Ngoài ba sản phẩm trên, Conflux Network cũng từng phát triển ShuttleFlow - một cross-chain bridge được ra mắt vào 2020, áp dụng cơ chế đồng thuận mới có tên là Alliance. Tuy nhiên, team Conflux đã thông báo ngừng dịch vụ này vào tháng 11/2023 và chuyển giao cho Zero Gravity để tiếp tục phát triển.
Tính tới tháng 10/2024, hệ sinh thái của Conflux Network đã có hơn 120 dự án đang phát triển với đầy đủ các mảnh ghép cần thiết như DeFi, Gaming, NFT, Wallet.
Một số dự án tiêu biểu đang hoạt động trên hệ sinh thái Conflux Network dựa trên TVL gồm:
Conflux Network được thành lập vào năm 2018 bởi một đội ngũ gồm nhiều thành viên đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực như hệ thống phân tán, khoa học máy tính, an ninh mạng, mật mã học,...
Conflux gọi vốn tổng cộng 102.91 triệu USD thông qua 4 vòng Funding Rounds và 3 vòng Public Sale. Chi tiết hơn:
Sau hơn 4 năm phát triển, Conflux Network đã xây dựng một mạng lưới đối tác vô cùng hùng hậu. Chỉ tính riêng trong năm 2023, dự án đã có hơn 28 dự án đối tác, trong đó có thể kể đến như Alchemy Pay, Particle Network, LayerZero, OmniHub, IoTeX, MAP Protocol,...
Token CFX được sử dụng với một số tiện ích như sau:
Token CFX của Conflux được phân bổ cụ thể như sau:
Hiện người dùng có thể giao dịch token CFX trên một số sàn tập trung như Binance, Gate.io, BingX, OKX,… Để lưu trữ token CFX người dùng có thể sử dụng ví EVM phổ biến như Metamask, Rabby Wallet, Trust Wallet,... hoặc một số ví lạnh như Ledger, Trezor,...
Conflux Network vừa công bố roadmap dài hơi của mình từ 2024 đến 2028, với rất nhiều cột mốc phát triển, trong đó:
Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan về dự án Conflux Network. Với tầm nhìn sáng tạo, Conflux Network đã và đang mở ra những tiềm năng mới, từ việc hỗ trợ đa chuỗi, tăng cường quyền riêng tư các giao dịch cho đến tham vọng phát triển những công nghệ tiên tiến như Proof of Useful Work để mang lại giá trị thực tiễn cho blockchain.
Mình thấy đây là một cái tên vô cùng tiềm năng trong danh mục hold dài hạn. Tuy nhiên, nhận định trên là ý kiến cá nhân của mình, còn bạn nghĩ sao về tiềm năng của dự án này trong tương lai? Bạn đánh giá thế nào về ý tưởng và cách thực hiện của Conflux Network?
Hãy chia sẻ góc nhìn của bạn với thành viên cộng đồng TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập