Trong bối cảnh cạnh tranh của vô số hệ sinh thái Blockchain, Fantom của “bố già DeFi” Andre Cronje đang nỗ lực đổi mới để không bị bỏ lại. Mấu chốt của tiến trình này chính là nâng cấp công nghệ Sonic, chuyển đổi Opera Network thành Sonic Network (hay Sonic Chain).
Vậy Sonic Chain (S) là gì? Nền tảng Layer 1 mới của Fantom có những điểm cải tiến đáng chú ý nào? Anh em hãy cùng TradeCoin tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Sonic Chain là một Blockchain Layer 1 (L1) mới của Fantom nhằm thay thế cho mạng Opera hiện tại. Đứng đầu dự án là Giáo sư Bernhard Scholz cùng người thuyền trưởng Andre Cronje. Sonic được kết nối với Ethereum nhờ giải pháp Layer 2 bridge chuyên biệt, giúp khai thác lượng thanh khoản, người dùng và mạng lưới giao thức khổng lồ trên Ethereum. Do đó, Sonic Chain không chỉ là L1 hoặc L2, nó được định hình là Blockchain đầu tiên cung cấp những điều tốt nhất của cả hai.
Theo như mô tả của Sonic Foundation, Sonic Chain có thể đạt đến hơn 10.000 TPS và thời gian xác nhận giao dịch chỉ trong 1s. Sonic dự kiến ra mắt vào khoảng tháng 11 - tháng 12/2024, với token gốc là S, thay cho FTM hiện tại.
Opera Network là mạng lưới blockchain ban đầu của Fantom, được ra mắt vào ngày 27/12/2019 bởi Andre Cronje. Opera được triển khai dựa trên các khái niệm công nghệ tiên tiến như Common Knowledge (CCK), Lamport Timestamps và nhiều ý tưởng đột phá khác.
Đây là giao thức đầu tiên sử dụng DAG (Directed Acyclic Graph), một loại cấu trúc dữ liệu đặc biệt, giúp cải thiện đáng kể khả năng mở rộng của Blockchain.
Opera Network tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với Ethereum tại thời điểm đó nhờ khả năng đạt được tốc độ lên đến 200 TPS và thời gian xác nhận giao dịch dưới 600ms (so với 12 TPS và 60s của Ethereum).
Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến và danh tiếng của CEO Andre Cronje, Opera Network đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Fantom từ con số 0 trở thành một trong những Blockchain phổ biến nhất, đạt hơn 10 tỷ USD TVL vào năm 2022.
Tuy nhiên, mạng lưới Opera bắt đầu gặp phải tình trạng tắc nghẽn thường xuyên do thông lượng giao dịch ngày càng tăng cao, làm trải nghiệm người dùng suy giảm trầm trọng.
Sonic (Sonic Chain) đã ra đời để giải quyết triệt để vấn đề này, đây có thể xem là một quyết định táo bạo của đội ngũ Fantom bởi việc phát triển một nền tảng L1 hoàn toàn mới sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh.
Mục tiêu của Sonic là trở thành blockchain có khả năng mở rộng và an toàn hàng đầu với hiệu suất lên đến 2000 TPS, vượt xa mức 200 TPS của Opera.
Sonic Chain được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng mạnh mẽ, giúp hồi sinh hệ sinh thái Fantom với một thương hiệu mới hoàn toàn, tập trung vào việc xây dựng cộng đồng làm trọng tâm.
Một số kế hoạch sắp tới được Sonic Foundation và Sonic Labs đề xuất bao gồm:
Qua các kế hoạch chi tiết mà Sonic Chain công bố, chúng ta thấy được rằng đội ngũ dự án đang tập trung vào việc nâng cao khả năng mở rộng, tối ưu hiệu suất và phát triển hệ sinh thái Blockchain mới cho Fantom.
Đây là nỗ lực đổi mới đang ghi nhận của Fantom, từ việc tái xây dựng thương hiệu, phát hành token mới, và áp dụng những công nghệ tiên tiến như zk-SNARKs, ZK Execution Scaling và Parallel FVM. Những sáng kiến này phản ánh cam kết của Sonic trong việc tạo ra một nền tảng Blockchain hiện đại, hiệu quả, giải quyết triệt để những hạn chế về khả năng mở rộng và hiệu suất.
Thêm vào đó, việc triển khai các cơ chế Staking và Liquid Staking với lãi suất cố định, cùng các chương trình tài trợ và phần thưởng từ Sonic Chain sẽ là nguồn động lực lớn, khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng.
Tóm lại, Fantom đang rất quyết tâm để trở lại với vị thế là một trong những blockchain L1 top đầu thị trường thông qua sự đổi mới, cùng với chiến lược và tầm nhìn rõ ràng của Sonic.
Đứng đầu đội ngũ dự án là Giáo sư Bernhard Scholz, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về phát triển Virtual Machine (máy ảo), cùng với sự dẫn dắt của CEO Andre Cronje ở vị trí CTO.
Cơ chế đồng thuận của Sonic được xây dựng dựa trên 3 thành phần chính: Asynchronous Byzantine Fault Tolerance (ABFT), Directed Acyclic Graphs (DAG) và Proof-of-Stake (PoS). Chúng được kết hợp với nhau để tạo ra một hệ thống phi tập trung nhanh chóng, an toàn và hiệu quả:
Hệ thống lưu trữ dữ liệu của Sonic (Sonic Database Storage) được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí lưu trữ cho các node xác thực. Sonic sử dụng hệ thống này để lưu trữ thông tin tài khoản, mã nguồn của máy ảo và dữ liệu smart contract.
Một tính năng nổi bật của Sonic Database Storage là “cắt tỉa” dữ liệu trực tiếp (live pruning), cho phép phân loại dữ liệu theo thời gian thực mà không cần hệ thống ngừng hoạt động, giúp các node duy trì liên tục và giải phóng đáng kể bộ nhớ lưu trữ.
Sonic Database Storage được chia thành hai phần:
Cơ chế PoS của Sonic giúp đảm bảo an ninh mạng lưới bằng cách yêu cầu các validator stake tối thiểu 50,000 token S. Các validator chịu rủi ro mất tài sản nếu có hành vi gian lận hoặc làm tổn hại đến mạng lưới, cơ chế này khuyến khích họ tuân thủ quy định vì lợi ích chung.
Ngoài ra, PoS giúp Sonic Chain chống lại tấn công Sybil, tiết kiệm năng lượng, trong khi vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mạng lưới.
Dự án đã huy động được 10M$ ở vòng gọi vốn chiến lược do Hashed dẫn đầu, cùng với sự tham gia của UOB Ventures, Signum Capital và Aave Foundation.
Ngoài ra, nhiều angel investor là các Founder nổi tiếng trong mảng DeFi cũng đã rót vốn cho Sonic Chain, bao gồm:
Sonic hiện đang hợp tác với các dự án Alchemy, OpenBlock, Sentio,…
Lưu ý: Token S của Sonic sẽ được quy đổi từ FTM theo tỷ lệ 1:1, do đó, một số thông số Tokenomics hiện tại của S và FTM sẽ tương đồng nhau.
Các use case của token S bao gồm:
Do toàn bộ FTM hiện đã được unlock và lưu thông, nên dự án cần phải mint thêm token để hỗ trợ thực hiện những kế hoạch đã vạch ra. Cụ thể, lượng token mới này dùng để:
6% nguồn cung token S (trong số 3,175B) sẽ được mint thêm sau 6 tháng kể từ ngày Sonic ra mắt. Lượng token này sẽ được sử dụng để airdrop cho cộng đồng người dùng và các nhà phát triển Opera + Sonic.
1.5% nguồn cung token S (trong số 3,175B) sẽ được mint thêm sau 6 tháng kể từ ngày Sonic ra mắt. Lượng token này sẽ được sử dụng cho việc:
Để hạn chế lạm phát, dự án sẽ đốt bỏ lượng token không được sử dụng đến trong mỗi năm, thay vì đưa chúng vào kho bạc.
Lượng token S dành cho Staker và Validator bắt đầu được mint thêm sau năm thứ 4 kể từ ngày ra mắt Sonic. Ngoài ra, phần thưởng khối cho Staker và Validator sẽ bị cắt giảm khi mạng lưới được chuyển từ Opera sang Sonic.
Xét về độ rủi ro thì tokenomics của S không quá đáng ngại, 100% (FTM) đã được unlock trước đó và lượng mint thêm chỉ khoảng 7.5%, chủ yếu cho airdrop.
Có chăng thì S sẽ chịu áp lực xả hàng đồng loạt từ những người được nhận airdrop. Nhưng với giá trị nội tại của dự án, mình nghĩ rằng không khó để thị trường hấp thụ lượng token này.
Dự án chưa công bố lộ trình phát triển chính thức cho giai đoạn tiếp theo, mình sẽ cập nhật sớm nhất ngay khi có thông tin.
Tóm lại, Sonic Chain là một bước ngoặt quan trọng, hứa hẹn sẽ mang lại sự đổi mới cho hệ sinh thái Fantom nhờ việc cải thiện hiệu suất, mở rộng khả năng tương tác và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.
Ngoài ra, sự đổi mới này không chỉ giúp Fantom trở thành một nền tảng mạnh mẽ hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dự án và ứng dụng trong hệ sinh thái.
Anh em đánh giá như thế nào về Sonic Chain? Có phải Fantom đã đi một nước cờ đúng đắn và đây là khởi đầu của một tương lai tươi sáng? Hãy comment ý kiến của anh em xuống bên dưới để trao đổi cùng cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập