Khi công nghệ Web3 ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với các dự án SocialFi thì việc có 1 hệ thống giúp phân phối nội dung hiệu quả và bảo mật là vô cùng cần thiết.
Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết giúp phát triển các dự án SocialFi một cách bền vững và có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nền tảng mạng xã hội truyền thống.
RSS3 chính là một trong những dự án giải quyết bài toán này. Dự án này có gì đặc biệt? Tiềm năng của RSS3 như thế nào? Anh em hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
RSS3 là gì?
RSS3 (viết tắt của Really Simple Syndication 3) là một công nghệ giúp tương tác và chia sẻ thông tin trên nền tảng Web3. Dự án được phát triển dựa trên ý tưởng của RSS đời đầu. Đây là công nghệ được Netscape ra mắt vào năm 1999 cho phép người dùng nhận thông báo từ các trang thông tin yêu thích của họ, chẳng hạn như: Video, podcast, blog, tin tức,...
Trang chủ dự án RSS3
Anh em có thể hiểu đơn giản RSS3 giống như kênh tổng hợp thông tin vậy. Có RSS3, anh em sẽ không phải truy cập từng trang để tìm nội dung mình mong muốn nữa. Bên cạnh đó, anh em có thể tương tác với những nội dung này bằng các hoạt động bày tỏ cảm xúc, chia sẻ, comment,...
Tuy nhiên, sản phẩm RSS ban đầu chỉ hoạt động trên các nền tảng Web2. RSS3 là 1 phiên bản nâng cấp và mở rộng của RSS để phù hợp với Web3. Với RSS3, người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu của mình được tốt hơn, dễ dàng trong việc thực hiện chia sẻ thông tin lên nhiều nền tảng khác nhau.
RSS3 giải quyết vấn đề gì?
RSS3 ra đời để giải quyết các hạn chế của RSS2. Một số hạn chế này đó là:
Tính tập trung: RSS2 bị phụ thuộc vào các bên trung gian như Web server, trình kiểm duyệt nội dung,... Nói một cách ngắn gọn, những nội dung mà người dùng muốn đọc sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.
Không tương thích với Web3: RSS2 không hỗ trợ các công nghệ phi tập trung như blockchain, các giao thức P2P,...
Các tính năng tương tác với nội dung còn hạn chế: RSS2 chỉ cung cấp các thông tin cơ bản về nội dung như tiêu đề, các đường link, mô tả và ngày xuất bản. Điều này là không đủ để truyền tải những thông tin đa dạng và phong phú do người dùng tạo ra.
Vì vậy, RSS3 giải quyết các vấn đề này như sau:
Tăng tính mở và phi tập trung: RSS3 không dựa vào bất kỳ bên trung gian nào để tạo và phân phối thông tin. Bên cạnh đó, người dùng có toàn quyền quản lý dữ liệu, họ cũng có thể dễ dàng truy cập vào bất kỳ nền tảng và ứng dụng có hỗ trợ RSS3.
Có khả năng tương tác cross-chain: RSS3 có khả năng kết nối và hoạt động trên nhiều blockchain và các giao thức phi tập trung khác nhau, chẳng hạn như: Ethereum, Arweave, IPFS, Polkadot.
Khả năng tối ưu hoá nội dung: RSS3 sử dụng một schema metadata thống nhất giúp cung cấp thông tin đa dạng hơn, ví dụ như: Danh mục, tác giả, chữ ký và đặc biệt hỗ trợ các cách thức tương tác với nội dung.
Cho những anh em chưa biết thì schema metadata là một bộ khung mô tả chi tiết các thông tin về dữ liệu. Ví dụ, trong một bài blog, schema metadata sẽ ghi rõ tiêu đề bài viết, tên tác giả và ngày đăng để hệ thống hiểu và hiển thị chính xác lên trang web.
Cơ chế hoạt động của RSS3
Trong sơ đồ kiến trúc RSS3, ta có thành phần quan trọng nhất là RSS3 Network Mainnet. Đây là 1 mạng lưới phi tập trung bao gồm các node (hay còn gọi là RSS3 Indexer) giúp thu thập và sắp xếp thông tin. Các RSS3 Indexer sử dụng các thuật toán tiên tiến và mô hình AI để tối ưu chất lượng thông tin.
Sơ đồ kiến trúc của RSS3
Quy trình hoạt động trong kiến trúc của RSS3 như sau:
Đầu tiên, ta có Open Information Consumption, đây là tập hợp các ứng dụng như Blockchain Explorer, Search Engines, Trading, Social Media, Profiles và AI Agents có thể yêu cầu thu thập dữ liệu từ RSS3 Network.
Khi thực hiện yêu cầu, các ứng dụng này cần phải trả 1 khoản phí (request fee) cho RSS3.
Các yêu cầu này sẽ được gửi tới GI (Global Indexer). GI có vai trò điều phối yêu cầu đến các node trong RSS3 Network. Việc điều phối này dựa trên điểm tin cậy (trust score) của node. Điểm tin cậy của node càng cao thì GI sẽ có xu hướng điều hướng truy vấn tới node đó.
Nhờ có GI mà các node sẽ không bị quá tải bởi nhiều truy vấn. Ngoài ra, như mình trình bày ở trên, chỉ các node có điểm tin cậy cao mới được xử lý truy vấn. Điều này giúp nâng cao chất lượng xử lý dữ liệu chung của mạng lưới.
Các node mà mình nói ở trên đều nằm trong RSS3 Data Sublayer (DSL). Nhiệm vụ của layer này là quản lý, lưu trữ và đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động truy xuất dữ liệu.
Hoạt động song song với RSS3 DSL là RSS3 Value Sublayer (VSL). Layer này có vai trò xác minh và bảo mật dữ liệu trong RSS3. Bên cạnh đó, nó còn có nhiệm vụ phân bổ phần thưởng dựa trên công việc của các node. Các node nào có độ tin cậy càng lớn, khối lượng công việc càng nhiều thì phần thưởng càng cao.
Cuối cùng, người dùng có thể tương tác trực tiếp với dữ liệu RSS3 thông qua các dApp.
Một số sản phẩm của RSS3
Các sản phẩm nổi bật của RSS3
RSS3 có khá nhiều sản phẩm nổi bật như RSS3 Social, RSS3 AI và RSS3 Search.
RSS3 Social
Sản phẩm RSS3 Social
RSS3 Social là công cụ hỗ trợ tổ chức và quản lý dữ liệu trên các ứng dụng mạng xã hội. Với RSS3 Social, người dùng có thể:
Tạo nội dung: Users có thể tạo bài viết, video hoặc podcast và chia sẻ lên nền tảng RSS3 Social.
Kết nối và khám phá: Users có thể đọc những nội dung của người dùng khác. Bên cạnh đó, RSS3 Social cũng hỗ trợ người dùng kết nối và tương tác với nhau.
Kiếm tiền: Users có thể kiếm tiền từ các nội dung của mình (giống như X Twitter vậy).
RSS3 AI
RSS3 AI là một tập hợp các sản phẩm AI như RSS3 AI Assistant, RSS3 AI Execution và RSS3 AI Analytics. Cụ thể:
RSS3 AI Assistant: Đây là trợ lý ảo giống như ChatGPT hỗ trợ anh em truy vấn thông tin hiệu quả.
RSS3 AI Execution: Đây là công cụ hỗ trợ thực thi các ý định của người dùng, chẳng hạn như đăng bài, thực hiện giao dịch,...
RSS3 AI Analytics: Đây là công cụ hỗ trợ phân tích hành vi của người dùng trên các nền tảng Web3 theo thời gian thực.
RSS3 Search
RSS3 Search là công cụ hỗ trợ truy xuất thông tin, cụ thể:
Hỗ trợ truy xuất thông tin trên blockchain: RSS3 Search cho phép người dùng tìm kiếm và theo dõi các hoạt động giao dịch trên nhiều blockchain khác nhau.
Hỗ trợ truy xuất thông tin trên các nền tảng mạng xã hội: RSS3 Search cho phép người dùng tìm kiếm các hoạt động được thực hiện trên social media, chẳng hạn như: Ai vừa đăng bài, ai vừa tương tác với nội dung của bạn,...
Joshua Meng - Founder của RSS3. Ông từng tốt nghiệp bằng Cử nhân tại Đại học San Diego. Thông tin trên trang LinkedIn của Joshua khá ít khi phần kinh nghiệm làm việc của ông chỉ gồm 1 mục duy nhất đó là tại RSS3.
Thông tin nhà đầu tư
Thông tin vòng gọi vốn của RSS3
RSS3 đã trải qua 4 vòng gọi vốn, huy động được tổng số tiền 23,43 triệu USD, cụ thể như sau:
Vòng Undisclosed:
Ngày gọi vốn: 11/04/2024
Số tiền huy động: 10,000,000 USD
Quỹ đầu tư tham gia: DWF Labs
Vòng IDO:
Ngày gọi vốn: 12/02/2022 - 15/02/2022
Số tiền huy động: 13,430,000 USD
Diễn ra trên nền tảng: Fjord Foundry
Vòng Undisclosed:
Ngày gọi vốn: 21/12/2021
Số tiền huy động: N/A
Nhà đầu tư tham gia: Coinbase Ventures, CoinShares Ventures, Hashkey Capital, DragonFly Capital,...
Vòng Seed:
Ngày gọi vốn: 22/08/2021
Số tiền huy động: N/A
Nhà đầu tư tham gia: Mask Network, Sky9 Capital, Hash Global
Lượng cung 1,000,000,000 RSS3 được phân bổ như sau:
Partnerships: Lượng token bị khoá trong 1 năm, sau đó được unlock dần dần trong 3 năm
Foundation: Lượng token bị khoá trong 1 năm, sau đó được unlock dần dần trong 2 năm
Ecosystem: 2% lượng token được unlock tại TGE. Lượng token còn lại được unlock dần dần trong 1 năm
Advisor: Lượng token được unlock dần dần trong 12 tháng
Seed Round: Lượng token bị khoá trong 1 năm, sau đó được unlock dần dần trong 2 năm
Private Sale: Lượng token bị khoá trong 1 năm, sau đó được unlock dần dần trong 18 tháng
Public Sale: Unlock 100% tại TGE
Team: Lượng token bị khoá trong 1 năm, sau đó được unlock dần dần trong 3 năm
Hiện tại, lượng token lưu thông đã chiếm hơn 95% tổng cung cho thấy quá trình vesting token của RSS3 cũng sắp kết thúc. Mặc dù lịch vesting tới tháng 02/2026 nhưng lượng token chuẩn bị unlock còn lại không còn nhiều.
Token Use Cases
Token RSS3 được sử dụng trong những trường hợp sau:
Staking: Người dùng có thể stake RSS3 vào các proof node của RSS3 Network và nhận phần thưởng.
Quản trị: RSS3 holder có thể tham gia bỏ phiếu và đưa ra các quyết định phát triển mạng lưới RSS3.
Phần thưởng: RSS3 dùng để thưởng cho các node dựa vào điểm tin cậy của node đó.
Phí: Token RSS3 được dùng làm đơn vị tính phí cho các hoạt động trong mạng lưới, chẳng hạn như request fee mà mình trình bày ở phần cơ chế hoạt động.
Giao dịch và lưu trữ token RSS3 ở đâu?
Giao dịch: Hiện tại anh em có thể giao dịch token RSS# trên các sàn: OKX, Bybit, Gate.io, MEXC,...
Lưu trữ: Anh em có thể lưu trữ token RSS3 trên các ví như Metamask, Trust Wallet.
Roadmap
Roadmap của dự án RSS3
Hiện tại, RSS3 chưa có roadmap cụ thể cho năm 2024. Vì vậy, mình sẽ cùng anh em nhìn lại một số cột mốc mà dự án đã đạt được trong thời gian qua:
Giai đoạn 1:
Hoàn thiện các module ban đầu của RSS3
Ra mắt Whitepaper
Phát triển các ứng dụng demo ban đầu để thu hút người dùng
Giai đoạn 2:
Cải thiện giao thức RSS3
Phát hành các node chạy Testnet
Lập kế hoạch tổ chức các cuộc thi Hackathon
Thiết lập DAO
Giai đoạn 3:
Tiếp tục cải thiện giao thức RSS3
Chuẩn bị chạy Mainnet
Tiếp tục phát triển hệ sinh thái
Tổng kết
RSS3 là 1 dự án tiềm năng giải quyết vấn đề phân phối nội dung. Mặc dù thoạt nhìn đây chỉ là bài toán nhỏ nhưng nó lại rất cần thiết với các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là đối với các dự án SocialFi.
Điều này thể hiện ở việc, RSS3 đã hợp tác với rất nhiều dự án SocialFi đình đám như Farcaster, Friend.tech, Lens Protocol,…Bên cạnh đó, RSS3 cũng được rất nhiều quỹ đầu tư tier-1 để mắt tới. Lượng token chuẩn bị unlock không thật sự quá nhiều, tuy nhiên, để đầu tư token này cần cân nhắc kỹ các yếu tố cơ bản khác nhé anh em.
Anh em nhận định như nào về tiềm năng của RSS3? Hãy để lại comment bên dưới để trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập