Nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ dự án blockchain nào. Nếu có ý tưởng hay, sản phẩm tốt mà không có nguồn vốn để triển khai thì dự án đó cũng khó có thể hoạt động được.
Không chỉ phía dự án được hưởng lợi từ hoạt động gọi vốn mà các nhà đầu tư cũng có cơ hội tham gia mua token từ sớm với mức giá ưu đãi so với niêm yết rất nhiều. Vậy nên, việc huy động vốn là điều vô cùng quan trọng mà các dự án cũng như nhà đầu tư Crypto quan tâm.
Trong thực tế, thị trường crypto có rất nhiều hình thức huy động vốn như ICO, IDO, IEO với mức lợi nhuận và rủi ro hoàn toàn khác nhau. Nếu không có khả năng phân biệt và lựa chọn được các hình thức phù hợp, anh em sẽ rất khó để kiếm được tiền trong market này.
Vậy ICO, IDO, IEO là gì? Và đâu là nền tảng Launchpad uy tín bậc nhất trong thị trường? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết này nhé!
ICO (Initial Coin Offering) là thuật ngữ phổ biến trong thị trường Crypto giai đoạn 2016-2019, để chỉ việc phát hành một token. Hình thức này khá giống với IPO (Initial Public Offering) được sử dụng trong thị trường chứng khoán khi muốn huy động vốn.
Điều khác biệt chính là ICO không đòi hỏi công ty hay dự án phải có sản phẩm, đôi khi chỉ là ý tưởng độc đáo cũng có thể huy động vốn rồi. Về cơ bản, quy trình sẽ là nhà đầu tư và dự án trao đổi mua bán token trực tiếp với nhau.
Ví dụ, vào ngày 20/07/2014 đến ngày 02/09/2014, Ethereum đã mở bán gần 60 triệu ETH theo hình thức ICO. Nhà đầu tư sẽ phải thanh toán bằng Bitcoin (BTC) với mức giá 1 BTC = 2000 ETH.
Sau 14 ngày số ETH nhận được sẽ giảm dần, vậy nên ai càng mua sớm thì số coin nhận về càng nhiều. Đến khi kết thúc ICO, team Ethereum đã kêu gọi được 31.529 BTC tương đương hơn 18 triệu USD vào năm 2014.
IDO - Initial DEX Offerings là cách các dự án huy động vốn trên sàn phi tập trung (DEX). Khác với IEO, các dự án sẽ không mất quá nhiều chi phí cũng như thời gian để được niêm yết trên DEX. Bởi vì hầu như các tiêu chí để xét duyệt IDO sẽ dễ thở hơn so với IEO.
Ngoài ra, nếu tham gia vào IDO, nhà đầu tư sẽ không cần quá quan tâm về quy trình KYC phức tạp. Vậy nên, hình thức này sẽ giúp tất cả users mua được nhiều token hơn.
Đổi lại, để tham gia vào IDO, người dùng cần có kiến thức, kinh nghiệm trong việc kết nối và sử dụng ví Web3, tương tác Defi,... Đặc biệt, vì tiêu chí xét duyệt dễ hơn nên nhà đầu tư sẽ cần phải dành nhiều thời gian và công sức để research kỹ càng về dự án. Nếu không thì nhiều khả năng bạn sẽ “đu đỉnh”.
IEO - Initial Exchange Offerings là hình thức phát hành coin trên các sàn giao dịch tập trung (CEX). Ở đây, các nhà đầu tư sẽ được sàn cung cấp các thông tin cụ thể về dự án.
IEO mang lại độ an toàn cao hơn hình thức ICO và IDO vì các dự án đã được kiểm tra và chọn lọc kỹ lưỡng. Bởi nếu không có các hoạt động thẩm định thì uy tín của sàn sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp dính phải dự án lừa đảo.
Nếu một dự án đáp ứng được những tiêu chí sau thì khả năng cao sẽ được tham gia IEO:
Lý do mà các CEXs đưa ra nhiều yếu tố như này là vì nếu dự án phát triển tốt, token liên tục tăng giá thì sàn cũng sẽ nâng cao uy tín, kéo được nhiều người dùng hơn. Ngoài ra, các dự án IEO sẽ được niêm yết trên sàn luôn, vậy nên, việc mua bán của anh em cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt đối với newbie chưa biết sử dụng ví Web3.
Dẫu vậy, với hình thức này, dự án phải mất một khoản phí nhất định để được niêm yết trên sàn. Đây sẽ là một yếu tố cản trở cho những dự án chưa có nguồn lực dồi dào.
Yếu tố | ICO | IEO | IDO |
Thanh khoản | Trung bình | Cao | Trung bình |
Độ an toàn | Thấp | Cao | Trung bình |
Điều kiện xét duyệt | Dễ | Khó | Trung bình |
Độ tin cậy | Thấp
| Cao | Trung bình |
Vừa rồi các bạn đã có được cái nhìn tổng quan nhất về các hình thức huy động vốn trong thị trường Crypto. Vậy thì với cương vị là một nhà đầu tư, hình thức nào là tốt nhất?
Theo mình, sẽ phụ thuộc vào tính cách và chiến lược đầu tư của mỗi người. Ví dụ anh em muốn mang về lợi nhuận cao và sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì hãy chọn IDO hoặc ICO. Ngược lại, nếu muốn đầu tư an toàn hơn thì có thể chọn IEO vì các dự án tham gia hình thức này đã được sàn CEX kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Đây là một trong những nền tảng IEO uy tín nhất hiện nay, tính tới tháng 07/2024. Các dự án tham gia Binance Launchpad đều phải trải qua một quy trình kiểm duyệt kỹ lưỡng để đảm bảo tính minh bạch cũng như tiềm năng phát triển.
Vậy nên anh em có thể hoàn toàn yên tâm khi tham gia Binance Launchpad. Được mua token trước khi dự án listing thì lợi nhuận mang lại cũng tương đối ấn tượng. Điển hình như dự án Polygon ($MATIC), có giá IEO là 0.00263 USD. Sau đó giá token này đã tăng hơn 1000 lần (tính theo giá ATH là 2,92 USD) từ thời điểm launchpad trên Binance.
CoinList là một nền tảng cung cấp dịch vụ huy động vốn cho các dự án tiềm năng, tức người dùng sẽ có cơ hội đầu tư sớm, còn dự án thì nhận được vốn để tiếp tục phát triển.
Tương tự như Binance Launchpad, các dự án trên CoinList đều có quy trình kiểm duyệt chặt chẽ, tuy nhiên, anh em vẫn nên tìm hiểu thông tin thật kỹ càng trước khi tham gia. Trong quá khứ, CoinList đã được biết đến như nơi “đổi đời” của rất nhiều người. Khi nền tảng này hỗ trợ nhiều dự án nổi bật trong đó có Solana - Blockchain Layer 1 cố vốn hóa lớn thứ 5 thị trường (thời điểm 19/7/2024).
Sau token sale trên CoinList với giá 0,22 USD, Solana đã có sự tăng trưởng hơn 1180 lần để cán mốc ATH là 260 USD.
Tương tự như Binance Launchpad, Bybit Launchpad cũng là nền tảng huy động vốn theo hình thức IEO.
Cho anh em nào chưa biết thì Bybit là một sàn giao dịch tập trung (CEX) có tới 20 triệu người dùng trên toàn thế giới. Vào thời điểm viết bài (19/7/2024), Bybit được CoinMarketcap xếp vào vị trí thứ 4 trong các sàn giao dịch lớn nhất thị trường Crypto.
DAO Maker là nền tảng launchpad nổi tiếng theo hình thức IDO của thị trường Crypto. Dạng huy động vốn này không giống IEO như Binance Launchpad hoặc CoinList.
Điểm đặc biệt của nền tảng này chính là cơ chế Dynamic Coin Offering. Tức là nhà đầu tư có quyền yêu cầu hoàn lại vốn sau một khoảng thời gian nhất định nếu dự án không đạt được các mục tiêu đề ra. Điều này giúp giảm rủi ro cho nhà đầu tư.
Kể từ khi ra mắt, DAO Maker đã giúp hơn 150 dự án huy động vốn với tổng số tiền gọi được lên tới 86,22 triệu USD. Theo thống kê từ Coincarp, thì lợi nhuận trung bình nền tảng này mang lại là 2.938% (tính đến ngày 30/6/2024) - con số khá ấn tượng với một nền tảng launchpad nên anh em có thể nghiên cứu nhé!
zkStarter là nền tảng cho phép các dự án huy động vốn theo hình thức IDO một cách dễ dàng. zkStarter được phát triển bởi Holdstation - dự án ví DeFi Account Abstraction đã nhận grant từ Chainlink và ZKSync.
Tính đến thời điểm hiện tại 19/7/2024, ZkStarter đã huy động vốn cho 3 dự án.
Ngày nay, các mô hình như IEO, IDO và ICO đã trở thành công cụ không thể thiếu khi các dự án muốn huy động vốn và thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Mỗi mô hình đều có những đặc điểm và lợi thế riêng. Vậy nên sẽ có rất nhiều sự lựa chọn đầu tư dành cho anh em tùy thuộc vào mục tiêu và khẩu vị rủi ro. Ngoài ra, bài viết này còn cung cấp thông tin về những nền tảng Launchpad uy tín nhất hiện nay, tính tới tháng 07/2024.
Anh em đã từng tham gia nền tảng gọi vốn nào trên đây chưa? Trải nghiệm của anh em về nền tảng đó như thế nào? Hãy chia sẻ quan điểm xuống bên dưới và cùng thảo luận với thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập