Blast là một trong những hệ sinh thái Layer 2 thu hút được lượng lớn sự chú ý cũng như dòng tiền trong vài tháng trở lại đây. Đây là L2 có tốc độ tăng trưởng TVL nhanh nhất, đạt 3 tỷ USD chỉ trong chưa tới 7 tháng, tính từ cuối 11/2023 đến 06/2024.
Với sự phát triển vượt bậc này, các dự án bên trong hệ sinh thái Blast cũng hưởng lợi, tăng trưởng với tốc độ vô cùng “chóng mặt”. Nổi bật lên trong đó là Particle, nền tảng giao dịch đòn bẩy được Polychain Capital rót vốn đầu tư.
Vậy Particle có gì đặc biệt? Dự án này đang cung cấp những sản phẩm nào? Hãy cùng TradecoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Particle là một nền tảng DEX (Decentralized Exchange) với mô hình LAMM (Leverage Automated Market Maker). Hiểu rõ hơn, LAMM là cơ chế cho phép giao thức list và trade các token ERC-20 có đòn bẩy mà không cần được cấp phép.
Người dùng có thể Long/ Short bất kỳ token nào trên Particle và thanh khoản sẽ được đảm bảo bởi các LPs (Liquidity Provider).
Dự án từng nằm trong danh sách thắng cuộc trong chương trình Big Bang do chính Blast tổ chức.
Tính năng Trade của Particle cho phép người dùng Long/ Short các tài sản với đòn bẩy tùy chỉnh. User cũng có thể swap các token như bình thường nếu không muốn tận dụng leverage. Khi sử dụng tính năng Trade, người dùng sẽ được trực tiếp kiểm tra vị thế của mình bao gồm Entry, Price Leverage, Collateral, Position Size, PNL,...
Để mở một vị thế đòn bẩy trên Particle, sẽ có hai phần chính là Collateral (tài sản thế chấp) và Premium (phí bảo hiểm). Với mỗi lệnh sẽ đi kèm 3 loại fee gồm: Open Swap Fee, Open Position Fee và Close Swap Fee.
Ngoài ra, Particle còn tính thêm 2% phí bảo hiểm dựa trên lượng collateral của người dùng.
Portfolio là tính năng cho phép người dùng kiểm tra lại toàn bộ các vị thế đang mở của mình trên Particle. User có thể xem thời gian vào lệnh, giá, đòn bẩy họ đã mở, lợi nhuận hiện tại,... ngay tại giao diện Portfolio.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể tracking lịch sử giao dịch swap của mình trong tính năng này.
Earn là tính năng cho phép người dùng nhận lợi suất bằng cách cung cấp thanh khoản vào các pool hiện tại trên Particle. Mỗi pool sẽ có các mức APR khác nhau, đa dạng để user có thể tự do lựa chọn.
Particle mang đến cho người dùng trải nghiệm Add Liquidity tương tự như trên Uniswap V3. Cụ thể, họ được phép cung cấp thanh khoản trên bất kỳ phạm vi giá nào mà họ muốn. Điều này sẽ đảm bảo cho các LPs kiếm được lợi nhuận tốt hơn, trong khi giảm thiểu Impermanent Loss (tổn thất tạm thời).
Liquidation là tính năng giúp người dùng kiểm tra những vị thế đang có khả năng hoặc sắp bị thanh lý của họ.
Particle sẽ thanh lý vị thế theo 2 tiêu chí:
Quy trình thanh lý sẽ gồm các giai đoạn như sau:
LFG (Leverage Fighting Game) là một cuộc thi trading do Particle tổ chức. Những người chơi chiến thắng và nằm trên top đầu sẽ được nhận Blast Gold cùng với Particle Points.
Hiện cuộc thi đã đi tới vòng thứ 10, với các mức thưởng cụ thể như sau:
Leaderboard là tính năng cho phép người dùng kiểm tra và theo dõi các thông số của Particle như Total Value Locked, Total Trading Volume, Total Users, Total Blast Gold.
Bên cạnh đó, user còn có thể theo dõi danh sách các địa chỉ ví nhận được số lượng point cao nhất hiện tại trên Particle. Cũng tại giao diện Leaderboard, anh em có thể check lại số lượng Particle Points và xếp hạng của mình.
Trong thời gian sắp tới, dự án sẽ kết hợp với Thruster để cho phép user theo dõi Thruster Credits trực tiếp tại giao diện của Leaderboard.
Dou Exchange hiện đang là một sản phẩm được xây dựng riêng biệt của Particle. Tương tự như Particle, Dou cho phép user giao dịch đòn bẩy nhưng với UI/UX đơn giản hơn.
Người dùng có thể nạp ETH, WETH, USDB, USDe vào Dou để được hưởng native yield (lợi suất gốc) của Blast và Particle Point.
Dou hiện đang hỗ trợ 4 chế độ để người dùng lựa chọn khi tham gia cung cấp thanh khoản trên nền tảng gồm:
Particle đã gọi vốn thành công cho Seed Round của mình với số tiền không được dự án tiết lộ. Vòng gọi vốn của Particle được dẫn đầu bởi quỹ Polychain Capital.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của nhiều VC trong ngành như Nascent, Inflection, NeonDAO...
Bên cạnh đó, Particle còn nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhà đầu tư Angel, là các founders của nhiều dự án lớn. Nổi bật có thể kể tên Arthur Hayes (Co-Founder BitMex), Richard Ma (Co-Founder Quantstamp), Kalos (Co-Founder Parallel)...
Sau một giai đoạn phát triển của mình, Particle công bố quan hệ đối tác với nhiều án lớn. Nổi bật trong đó có Ethena, Thruster, Renzo Protocol, OKX Wallet,...
Dự án chưa cập nhật roadmap mới nhất trong năm 2024 của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án Particle, nền tảng giao dịch đòn bẩy hàng đầu trên Blast.
Tại thời điểm viết bài (06/06/2024), Particle đang là sàn DEX top 2 trên hệ sinh thái Blast với TVL hơn 300 triệu USD, một con số đáng chú ý khi giao thức này chỉ mới hoạt động được vài tháng.
Với sự phát triển của hệ Blast, kết hợp việc Layer 2 này dự kiến sẽ ra mắt token vào tháng 6 này sẽ là những điểm cộng hưởng giúp cho Particle có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Những nhận định trên đều mang ý kiến cá nhân của mình. Còn bạn nghĩ sao về tiềm năng của dự án này trong tương lai? Liệu Particle sẽ giữ vững phong độ của mình hay sẽ sớm nở chóng tàn? Hãy cùng để lại bình luận để chia sẻ cùng TradeCoinVN thêm nhiều góc nhìn hơn ở phía bên dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập