Dữ liệu là một nguồn tài nguyên mới, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thời đại kỷ nguyên số. Đặc biệt, dữ liệu lại là nguồn “thức ăn" cho trí tuệ nhân tạo (AI) - công nghệ đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, dữ liệu và nguồn lực AI lại đang chỉ tập trung vào tay các công ty công nghệ lớn như Google, Meta, Twitter,...
Anh em có thể thấy rằng, các công ty khởi nghiệp có chuyên môn tốt thì lại thiếu dữ liệu cho việc phát triển mô hình AI của họ. Ngược lại, một số doanh nghiệp khác thì thu thập được nhiều dữ liệu từ người dùng nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tận dụng nguồn tài nguyên này để phát triển business. Điều này dẫn đến sự “thống trị" của một số ít công ty lớn trong thị trường công nghệ.
Bên cạnh đó, bảo mật dữ liệu cá nhân vẫn đang là vấn đề nóng hiện nay. Anh em hẳn đã nghe rất nhiều tới những vụ hack thông tin, các cuộc gọi giả mạo, những vụ tống tiền do dữ liệu cá nhân bị rò rỉ,... Đây là những vấn đề rất khó để có thể giải quyết một cách triệt để.
Vậy nên, trao đổi và bảo mật dữ liệu đang là những bài toán khó cần giải quyết. Ocean Protocol chính là dự án giúp giải quyết vấn đề này. Vậy có gì nổi bật từ Ocean Protocol? Tiềm năng của dự án này như thế nào? Anh em hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Ocean Protocol (OCEAN) là gì?
Ocean Protocol (OCEAN) là giao thức trao đổi dữ liệu phi tập trung, mang đến giải pháp chia sẻ dữ liệu an toàn và minh bạch. Đây là nền tảng cho phép người dùng toàn quyển kiểm soát data. Bên cạnh đó, họ cũng có thể kiếm lợi nhuận từ việc bán dữ liệu của mình.
Ví dụ, Halley là 1 người rất thích mua sắm online, anh ta có thể chia sẻ thông tin các sản phẩm đã mua, thời gian mua, review sản phẩm lên Ocean. Các công ty nghiên cứu thị trường hoặc các nhà bán lẻ có thể mua dữ liệu này để phân tích xu hướng tiêu dùng và cải thiện dịch vụ của họ.
Ocean Protocol được xây dựng trên nền tảng blockchain và sử dụng các datatoken đại diện cho tài sản dữ liệu. Dự án không chỉ hoạt động như một giao thức độc lập mà còn có vai trò hỗ trợ cho các thị trường dữ liệu khác.
Ngoài ra, Ocean Protocol còn tạo điều kiện cho việc trao đổi dữ liệu được thuận tiện và dễ dàng hơn cho tất cả các bên, cụ thể:
Ở phía nhà cung cấp, họ có thể dễ dàng tiếp cận thị trường lớn để chia sẻ dữ liệu và kiếm tiền.
Ở phía người mua, họ có thể tìm thấy nguồn dữ liệu chất lượng cao với mức giá hợp lý.
Điểm nổi bật của dự án
Dự án Ocean Protocol có những đặc điểm nổi bật sau:
Tính phi tập trung: Ocean Protocol xây dựng 1 sàn giao dịch dữ liệu hoàn toàn phi tập trung. Người dùng có thể tự do trao đổi, mua bán dữ liệu của họ và kiếm về lợi nhuận.
Token hoá dữ liệu: Ocean Protocol sử dụng datatoken để đại diện cho tài sản dữ liệu, giúp dữ liệu có thể được giao dịch một cách an toàn và tiện lợi.
Khả năng tương tác: Dự án hỗ trợ tương thích với nhiều mạng blockchain và nền tảng dữ liệu, giúp cho việc trao đổi data giữa các mạng blockchain trở nên trơn tru.
Cơ chế hoạt động của Ocean Protocol
Ocean Protocol sử dụng 2 công nghệ nổi bật là Datatoken và Compute-to-Data. Mình sẽ trình bày chi tiết cơ chế hoạt động của 2 loại công nghệ này.
DataNFTs (thuộc chuẩn ERC-721) đại diện cho quyền sở hữu 1 tài sản dữ liệu nào đó trên blockchain. Với Datatokens (thuộc chuẩn ERC-20), anh em có thể hiểu đây là giấy phép truy cập vào các tài sản dữ liệu.
Trên Ocean Protocol có 2 loại người dùng chính:
Publisher: Là người đăng tải dữ liệu lên Ocean Protocol với mục tiêu trao đổi hoặc bán dữ liệu đó
Consumer: Là người có mong muốn sử dụng dữ liệu từ Publisher
Để đăng tải 1 tập dữ liệu nào đó lên Ocean Protocol, publisher cần phải tạo 1 DataNFT contract để kích hoạt quyền sở hữu cho dữ liệu đó. Ngoài ra, publisher cũng phải tạo thêm Datatoken contract để cấp quyền sử dụng dữ liệu cho consumer. Consumer chỉ cần sở hữu 1 Datatoken là có thể truy cập và sử dụng dữ liệu tương ứng.
Việc thiết kế Datatoken đóng vai trò như 1 giấy phép sử dụng dữ liệu là một ý tưởng mình thấy khá hay của Ocean Protocol. Vì là token chuẩn ERC-20 nên Datatoken có thể được giao dịch, mua bán trên các sàn DEX hoặc thậm chí là được phân phối qua Airdrop.
Dữ liệu trên Ocean Protocol có thể được lưu trữ trên các nền tảng như Azure, AWS, Filecoin, Arweave,... Ban đầu, nếu chưa muốn cấp quyền truy cập vào dữ liệu của mình, anh em có thể phát hành một DataNFT mà không có Datatoken contract. Còn nếu đã sẵn sàng, anh em có thể phát hành 1 hoặc nhiều Datatoken contract dựa trên DataNFT đó.
Ngoài ra, anh em có thể tùy chỉnh “hạn sử dụng” của Datatoken. Ví dụ, nếu muốn consumer sử dụng dữ liệu của mình trong 1 ngày, anh em có thể sửa hạn sử dụng trong contract Datatoken thành 1 ngày.
Để dễ hiểu hơn, mình sẽ minh hoạ qua 1 ví dụ như sau:
Đầu tiên, ta có 2 nhân vật là Alice và Bob. Alice đóng vai trò Publisher và Bob đóng vai trò là Consumer.
Alice xuất bản tập dữ liệu của mình trên Ocean Protocol bằng cách tạo DataNFTs contract (để khởi tạo quyền sở hữu) và sau đó là datatoken contract (giấy phép truy cập dữ liệu).
Tiếp theo, Alice chuyển 1 Datatokens cho ví của Bob. Bây giờ, Bob đã có giấy phép để tải tập dữ liệu đó.
C2D (Compute-to-Data) là một tính năng của Ocean Protocol cho phép người dùng kiếm tiền từ việc trả về kết quả phân tích, xử lý dữ liệu cho 1 công việc nào đó.
Mình sẽ minh hoạ cơ chế hoạt động thông qua ví dụ dễ hiểu sau:
Halley là 1 kỹ sư AI, anh ta sẽ sử dụng dữ liệu trên Ocean Protocol để huấn luyện mô hình AI của mình.
Việc đầu tiên Halley cần làm là viết code xử lý dữ liệu và mô hình AI.
Sau khi code xong, Halley sẽ tạo 1 API public để những người dùng khác trên Ocean Protocol có thể sử dụng mô hình AI của anh ta.
Vậy thì việc này lợi gì cho Halley và toàn bộ hệ thống? Đó là:
Halley có thể kiếm tiền từ việc bán quyền sử dụng API ở trên Ocean Protocol.
Những người sử dụng API của Halley không hề có quyền truy cập vào dữ liệu huấn luyện của mô hình nếu như anh ta không public. Từ đó đảm bảo tính bảo mật chung của dữ liệu trên hệ thống.
Đội ngũ phát triển
Thông tin đội ngũ phát triển của Ocean Protocol như sau:
Bruce Pon (Co-Founder): Bruce là người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ và blockchain. Trước đó, Bruce từng là Co-Founder tại BigchainDB, vai trò của ông là phát triển công nghệ lõi blockchain cho các dự án của công ty. Không chỉ giữ vai trò quan trọng về mảng công nghệ, Bruce còn có kinh nghiệm quản lý dự án khi từng đảm nhiệm vị trí này tại Daimler AG.
Trent McConaghy (Co-Founder): Trent là một chuyên gia về blockchain và AI. Ông từng là Founder của nhiều startup thành công như ADA và Solido. Hiện tại, Trent đang tập trung vào các lĩnh vực hot trend như Blockchain, Data và AI. Các dự án gần đây của ông chủ yếu thuộc mảng quản lý dữ liệu, ví dụ như: Ascribe, BigchainDB và Ocean Protocol.
Thông tin nhà đầu tư
Cho đến thời điểm hiện tại, Ocean Protocol đã thực hiện 5 vòng gọi vốn, huy động được tổng số tiền là 39.19 triệu USD. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Thông tin phân bổ token ban đầu của Ocean Protocol như sau:
Public Sale: 4%
Pre-Launch Sale: 6.6%
Network Reward: 60%
Founding Team: 20%
Foundation: 5%
Seed sale: 3.32%
Network Launch Sale: 1.08%
Token Release Schedule
Thông tin phát hành token của Ocean Protocol như sau:
Founding team: 1.64% lượng token được unlock tại TGE, số còn lại được unlock dần dần 1.64% hàng tháng. Quá trình unlock kết thúc trong 60 tháng.
Pre-launch sale: 14.3% lượng token được unlock tại TGE, số còn lại được unlock dần dần 14.3% hàng tháng. Quá trình unlock kết thúc trong 6 tháng.
Public sale: Lượng token được unlock 100% tại TGE.
Network Launch Sale: Lượng token được unlock 100% tại TGE.
Seed sale: 7.69% lượng token được unlock tại TGE, số còn lại được unlock dần dần 7.69% hàng tháng. Quá trình unlock kết thúc trong 12 tháng.
Ocean Protocol có 1 lịch vesting kéo dài trong 5 năm. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn tất việc unlock token cho các bên cơ bản. Lượng token được phân bổ cho team ở mức 20% là con số khá hợp lý, thậm chí nó còn được unlock trong vòng 5 năm.
Tuy nhiên, circulating supply của dự án mới chiếm chưa tới 50% so với max supply. Lý do có thể là 1 phần token còn lại đang nằm trong hạng mục Network Reward và Foundation.
Token Use Cases
Token use cases của Ocean Protocol như sau:
Kiểm soát quyền truy cập: Token OCEAN có thể được sử dụng để tạo các Datatokens. Các datatokens này được sử dụng để cấp quyền truy cập vào các bộ dữ liệu trên Ocean Protocol.
Quản trị: Token OCEAN cũng đóng vai trò trong việc quản trị hệ sinh thái Ocean Protocol. Người sở hữu token OCEAN có quyền voting các quyết định của giao thức.
Staking: Người dùng có thể stake token OCEAN trên các bộ dữ liệu cụ thể. Cơ chế staking này giúp đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu trên Ocean Protocol.
Phần thưởng: Token OCEAN có thể được dùng để thưởng cho những người dùng có hoạt động đóng góp, phát triển nền tảng. Ví dụ như: Staking, xác minh dữ liệu,...
Giao dịch và thanh toán: Token OCEAN đóng vai trò như 1 loại tiền tệ, giúp trao đổi, mua bán dữ liệu và thanh toán các dịch vụ trên nền tảng.
Hỗ trợ và phát triển cộng đồng: Token OCEAN được dùng để tài trợ và grant cho các dự án xây dựng trên Ocean Protocol.
Giao dịch và lưu trữ token OCEAN ở đâu?
Giao dịch: Hiện tại anh em có thể giao dịch token OCEAN trên các sàn: Binance, Coinbase Exchange, Uniswap v2, Upbit,...
Lưu trữ: Hiện tại anh em có thể lưu trữ token OCEAN trên ví Metamask, TrustWallet.
Roadmap
Roadmap năm 2024 được Ocean Protocol công bố theo từng mục tiêu như sau:
Phát triển Ocean Predictor:
Cải thiện sản phẩm và dịch vụ cho người dùng nội bộ.
Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Phát triển các công cụ để người dùng có thể phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán.
Giới thiệu C2D Springboard:
Tối ưu giao diện người dùng.
Hỗ trợ C2D Springboard trên nhiều nền tảng khác nhau.
Phát triển admin dashboard.
Đơn giản hóa việc cài đặt và bảo trì.
Các mục tiêu khác:
Phát triển các tính năng và chức năng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Hợp tác với các doanh nghiệp để triển khai Ocean Enterprise.
Phát triển chương trình hỗ trợ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai Ocean Enterprise.
Tiếp tục tổ chức data challenge.
Tổng kết
Ocean Protocol là dự án có ý tưởng khá hay trong việc giải quyết các vấn đề về trao đổi và bảo mật dữ liệu.
Cá nhân mình thấy, dự án sử dụng các cơ chế tương đối độc đáo, giúp người dùng có thể tự do chia sẻ dữ liệu của họ, đồng thời có thể kiếm tiền từ việc bán dữ liệu và các dịch vụ liên quan. Token OCEAN của giao thức có nhiều use case hữu ích để thúc đẩy phát triển hệ thống chung. Ngoài ra, Ocean Protocol cũng chú trọng trong việc phát triển cộng đồng và các dự án được xây dựng trên nền tảng.
Mặc dù tính từ thời điểm hiện tại tới TGE đã được 5 năm nhưng Ocean Protocol vẫn cho thấy tinh thần build “trường kỳ”. Dự án liên tục cập nhật các hoạt động và roadmap thường xuyên, thậm chí rất chi tiết.
Đó là những đánh giá sơ lược từ góc nhìn của mình. Còn anh em thì sao? Anh em nhận định như nào về tiềm năng của Ocean Protocol? Hãy để comment bên dưới cho TradeCoinVN biết nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập