Các dự án Layer-2 vẫn luôn cho thấy tầm quan trọng của nó trong toàn bộ hệ sinh thái blockchain. Anh em đều biết rằng, muốn hướng tới “mass adoption" thì crypto cần đảm bảo các yếu tố cơ bản như: Tốc độ giao dịch nhanh, phí giao dịch thấp, không bị nghẽn mạng,... Nếu chỉ dựa trên Layer-1 (L1) thì chắc chắn sẽ không đáp ứng được yêu cầu này. Do đó các dự án Layer-2 luôn thu hút được nhiều sự chú ý từ cộng đồng crypto.
Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã có khá nhiều dự án Layer-2 (L2) ấn tượng, ví dụ như: Starknet, Optimism, Arbitrum, ZKsync,... Mỗi dự án đều có những câu chuyện riêng và có tiềm năng rất lớn.
Mới đây, chúng ta có thêm dự án MorphL2, dự án L2 sử dụng công nghệ Optimistic zkEVM độc đáo. Vậy tiềm năng của dự án này như nào? Liệu đây có phải là 1 hidden gem mà anh em cần chú ý tới? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
MorphL2 là gì?
MorphL2 là dự án L2 được xây dựng dựa theo kiến trúc Opimistic zkEVM. Opimistic zkEVM là phiên bản độc đáo, kết hợp giữa công nghệ zk Rollups và Optimistic rollup.
Mục tiêu của MorphL2 là tăng khả năng mở rộng và tính bảo mật cho các dApps. Những điểm tinh túy nhất của MorphL2 chủ yếu thể hiện ở khía cạnh công nghệ như:
Decentralized Sequencer: Giống như dự án Metis, MorphL2 triển khai Decentrailzed Sequencer tăng tính bảo mật và độ ổn định cho mạng lưới. Kiến trúc này hạn chế các cuộc tấn công tập trung, giúp cho việc thực thi và gửi dữ liệu tới L1 trở nên an toàn hơn.
Kiến trúc Modular: Với kiến trúc này, MorphL2 sẽ hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tối đa chi phí vận hành của mạng lưới. Ngoài ra, MorphL2 cũng có thể dễ dàng cập nhật hệ thống, tích hợp công nghệ mới trong tương lai.
Điểm nổi bật của dự án
Là dự án đầu tiên áp dụng giải pháp Opimistic zkEVM: MorphL2 sử dụng phiên bản kết hợp zk Rollups và Optimistic rollup giúp tận dụng được ưu điểm của 2 công nghệ này. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh giúp MorphL2 nổi bật hơn so với các đối thủ L2 khác.
Cụ thể, zk Rollups đảm bảo tính bảo mật do sử dụng cơ chế Zero-knowledge proofs còn Optimistic Rollup lại có khả năng mở rộng cao và chi phí giao dịch thấp.
Dễ dàng sửa đổi và cập nhật: Do phát triển theo kiến trúc modular nên MorphL2 có thể dễ dàng tích hợp các công nghệ mới. Ngoài ra, nhờ kiến trúc này mà MorphL2 có thể nâng cấp 1 thành phần độc lập trong khi các thành phần khác không bị ảnh hưởng.
Tính bảo mật cao: Nhờ việc sử dụng Decentralized Sequencer và áp dụng công nghệ zk Rollups nên MorphL2 đảm bảo xử lý và gửi dữ liệu giao dịch một cách bảo mật.
Cơ chế hoạt động của MorphL2
Hình trên là sơ đồ kiến trúc tổng quát của MorphL2. Nhìn qua, anh em sẽ thấy rất phức tạp và nhiều thành phần. Tuy nhiên, vì thiết kế theo kiến trúc modular nên ta hoàn toàn có thể bóc tách và phân tích cụ thể từng bộ phận như sau:
Sequencer Network: Chịu trách nhiệm thực thi giao dịch và thuật toán đồng thuận trong mạng lưới.
Optimistic zkEVM: Có vai trò xác minh và ghi lại giao dịch lên trên blockchain.
Rollup: Có vai trò lưu trữ dữ liệu.
Sequencer Network
MorphL2 là 1 trong những dự án Rollup đầu tiên triển khai từ sớm Sequencer Network trong kiến trúc. Thiết kế Sequencer Network trong MorphL2 đảm bảo các yếu tố:
Sự hiệu quả: MorphL2 chú trọng vào việc cải thiện hiệu suất, chi phí và tốc độ thực thi và đặc biệt vẫn phải đảm bảo tính phi tập trung của hệ thống.
Có khả năng mở rộng và quản lý: MorphL2 ưu tiên tính dễ bảo trì, quản lý và mở rộng hệ thống. Điều này thể hiện ở việc, nếu 1 chức năng cần sửa đổi, nó cũng sẽ không gây ảnh hưởng hay gián đoạn đến các chức năng khác.
Để đạt được các yếu tố trên, Sequencer của MorphL2 phải có những đặc điểm sau:
Tính Modular: Decentralized Sequencer được thiết kế theo cấu trúc phân tầng, dễ dàng sửa đổi và cập nhật nếu cần thiết.
Sử dụng cơ chế đồng thuận BFT (Byzantine Fault Tolerant): MorphL2 sử dụng cơ chế BFT để tạo các block trên L2.
Áp dụng chữ ký BLS: Sequencers sử dụng chữ ký BLS (Boneh-Lynn-Shacham) để ký xác thực đồng thời nhiều block L2. Đây là dạng chữ ký số giúp bảo đảm tính toàn vẹn và xác thực của dữ liệu.
Một trong những ưu điểm nổi bật của chữ ký BLS là nó có khả năng tổng hợp và xác thực nhiều chữ ký khác nhau cùng một lúc. Ngoài ra, BLS cũng giúp giảm đáng kể chi phí so với sử dụng phương pháp ECDSA truyền thống của Ethereum.
Quan sát hình trên, anh em có thể thấy Sequencer Network của MorphL2 có 2 thành phần chính:
Sequencer Set: Đây là thành phần cốt lõi cung cấp các dịch vụ Sequencing.
Sequencer Staking Contract: Đây là 1 smart contract giúp lọc ra các thành viên tham gia nhóm sequencers. Nhóm này có nhiệm vụ chọn giao dịch hợp lệ để tạo block.
Vậy cuối cùng, quy trình hoạt động của Sequencer Network sẽ như sau:
Đầu tiên, người dùng sẽ khởi tạo các giao dịch. Các giao dịch này sau đó sẽ được vận chuyển tới TX Pool (khối màu xanh dương ở trên hình).
Tiếp theo, Sequencer sẽ chọn các giao dịch hợp lệ, tạo block đề xuất và gửi tới Sequencer Set.
Các Sequencer trong Sequencer Set sẽ thực hiện quá trình đồng thuận (kiểm tra thông tin giao dịch, tạo chữ ký BLS).
Cuối cùng, các block đã được đồng thuận sẽ gửi lại Sequencer ban đầu.
Optimistic zkEVM
MorphL2 đề xuất một phương pháp mới gọi là "Responsive Validity Proof" để xác minh trạng thái Layer-2. Đây là sự kết hợp của 2 phương pháp fraud proof và validity proof.
Nhắc lại một chút về 2 phương pháp này, anh em có thể hiểu đơn giản như sau:
Fraud proof: Cơ chế Fraud Proof xác minh thông tin dựa trên giả định rằng tất cả trạng thái (status) đều đúng, trừ phi có một đơn vị nào đó chứng minh đã sai.
Giả sử, Halley gửi cho Danny 5 token APT thông qua hệ thống blockchain. Hiện tại, tất cả giao dịch và trạng thái trên blockchain tạm thời được coi là đúng, trừ khi có ai đó chứng minh là sai. Ken phát hiện ra rằng Halley không có đủ 5 token APT trong tài khoản khi thực hiện giao dịch. Anh ta sẽ tạo 1 bằng chứng gian lận và gửi lên blockchain. Lúc này, các node khác sẽ kiểm tra bằng chứng của Ken. Nếu bằng chứng chuẩn, giao dịch của Halley sẽ bị huỷ bỏ và trạng thái tài khoản quay trở lại như lúc chưa thực hiện giao dịch.
Validity proof: Cơ chế Validity proof xác minh thông tin giao dịch, trạng thái (status) dựa trên bằng chứng hợp lệ. Cụ thể như sau:
Halley gửi 5 token APT cho Danny, hệ thống blockchain khi này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch bằng cách xác minh rằng Halley có đủ (hoặc hơn) 5 token APT trong tài khoản. Nếu giao dịch đúng, hệ thống sẽ tạo ra 1 bằng chứng (proof) hợp lệ chứa các dữ liệu đã xác thực. Sau đó sẽ xác minh bởi hệ thống node rồi thêm thông tin mới vào blockchain. Sau cùng, trạng thái tài khoản của Halley và Danny được cập nhật.
Morph kết hợp Optimistic Rollup với Validity Proof và sử dụng ZK-Proof để xác minh tính đúng đắn của trạng thái. Không giống như ZK-Rollups, ZK-proof chỉ được tạo ra khi có thách thức về trạng thái, giúp giảm chi phí và rút ngắn thời gian giao dịch.
Sự kết hợp trên tạo ra bằng chứng giao dịch mới là Responsive Validity Proof (RVP), mang tới những hiệu quả sau:
Rút ngắn thời gian chuyển giao dịch L2 tới L1 từ 7 ngày xuống còn 1-3 ngày
Giảm đáng kể chi phí giao dịch
Thân thiện hơn với các sequencer trong quá trình xác minh giao dịch
Có thể chuyển đổi kiến trúc sang ZK-Rollup 1 cách nhanh chóng và dễ dàng nếu cần thiết
Đội ngũ phát triển
Thông tin đội ngũ phát triển của MorphL2 như sau:
Cecilia Hsueh - Co-Founder & CEO: Cecilia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu đầu tư. Cô từng làm việc tại J.C.Moritz Investment, tại đây Cecilia chuyên nghiên cứu, tư vấn các giải pháp tài chính và đầu tư cho các công ty. Bên cạnh đó, Cecilia cũng từng là CEO tại Phemex, đây là 1 sàn giao dịch điện tử hoạt động tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada,...
Azeem Khan - Co-Founder & COO: Azeem Khan từng hoạt động trong khá nhiều lĩnh vực như công nghệ, đầu tư và marketing. Đặc biệt, gần đây, ông giữ nhiều vai trò trong mảng crypto, cụ thể là Mentor tại Consensys, đối tác với Foresight Ventures - Quỹ chuyên đầu tư vào các công ty blockchain.
Thông tin nhà đầu tư
Cho đến hiện tại, MorphL2 mới chỉ trải qua 2 vòng gọi vốn, huy động được tổng số tiền 20 triệu USD. Cụ thể như sau:
Vòng Seed:
Ngày gọi vốn: 20/03/2024
Số tiền huy động: 20,000,000 USD
Nhà đầu tư tham gia: DragonFly Capital, Pantera Capital, MEXC, The Spartan Group,…
Vòng Undisclosed:
Ngày gọi vốn: 11/12/2023
Số tiền huy động: N/A
Nhà đầu tư tham gia: Bitget
MorphL2 Tokenomics
Token Key Metrics
Token Name: MorphL2
Ticker: Updating…
Blockchain: Updating…
Address: Updating…
Loại token: Updating…
Token supply: Updating…
Circulating supply: Updating…
Giá token: Updating…
Market cap: Updating…
TGE: Updating…
Token Allocation
Updating…
Token Release Schedule
Updating…
Token Use Cases
Updating…
Roadmap
Roadmap cho năm 2024 được MorphL2 công bố như sau:
Q1/2024: Chạy testnet Sepolia
Tích hợp Optimistic zkEVM
Tích hợp Decentralized Sequencers
Q2/2024: Chạy testnet Holesky
Tích hợp EIP-4844
Cập nhật zkEVM
Q3/2024: Khởi chạy mainnet
Tích hợp cơ chế staking trên Morph
Hỗ trợ hệ sinh thái AI
Q4/2024: Cập nhật mainnet
Tích hợp Account Abstraction
Hỗ trợ Layer-3
Nhìn vào roadmap có thể thấy MorphL2 vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Các mục tiêu hầu như chỉ tập trung cải thiện và phát triển công nghệ của dự án.
MorphL2 cũng chưa có hint gì về việc TGE. Tuy nhiên, vì đây là 1 dự án tiềm năng nên anh em hoàn toàn có thể tham gia testnet sớm, biết đâu lại có thể nhận được airdrop khủng.
Tổng kết
MorphL2 là dự án L2 nổi bật nhờ sáng tạo và sử dụng những công nghệ mới. Cụ thể, đây là những cái tên trending trong mảng L2 như Decentralized Sequencers, thiết kế modular và đặc biệt là sự kết hợp giữa zk Rollups và Optimistic rollup tạo ra Optimistic zkEVM.
Với các công nghệ trên, MorphL2 cải thiện đáng kể hiệu suất và khả năng mở rộng của mạng lưới. Đồng thời, chi phí giao dịch cũng được giảm thiểu và tính bảo mật được đảm bảo. Dự án được nhiều quỹ đầu tư tên tuổi chú ý, ví dụ như DragonFly Capital, MEXC Ventures,... Tuy nhiên, số vốn đầu tư cho MorphL2 vẫn còn khá khiêm tốn so với các dự án L2 khác.
Nhưng vì đây mới chỉ đang là vòng Seed và dự án còn chưa ra token, MorphL2 chắc chắn còn sở hữu nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.
Anh em nhận định như nào về tiềm năng của MorphL2? Hãy để lại comment bên dưới cho TradeCoinVN biết nhé!
Bình luận
Đăng nhập