Bitcoin là 1 blockchain lâu đời nhưng use case của đồng coin này vẫn còn hạn chế, chủ yếu dùng để trao đổi, mua bán. Việc tận dụng những điểm mạnh của Bitcoin như thanh khoản lớn, khả năng bảo mật tốt là mục tiêu mà các dự án Liquid Restaking luôn hướng đến.
Lorenzo Protocol là 1 dự án tiêu biểu phát triển để thực hiện mục tiêu này. Dự án hỗ trợ stake BTC để tăng tính bảo mật cho các blockchain PoS và các nền tảng DeFi. Bên cạnh đó, nhờ cơ chế restaking mà các BTC holders có thể tối ưu lợi nhuận của mình.
Vậy có gì đáng chú ý từ Lorenzo Protocol? Đâu là ưu nhược điểm của dự án khi đem lên bàn cân so với các giao thức Liquid Restaking Bitcoin khác? Anh em hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Lorenzo Protocol (LRZ) là giao thức Liquid Restaking Bitcoin được xây dựng dựa trên Babylon Chain. Dự án ra đời với 2 mục tiêu chính là giải quyết vấn đề thanh khoản Bitcoin cho hệ sinh thái DeFi và tối ưu lợi nhuận cho các Bitcoin holders.
Vì được xây dựng trên Babylon Chain nên Lorenzo kế thừa một đặc điểm gọi là Bitcoin Shared Security. Anh em có thể hiểu đây là một hình thức tận dụng lượng thanh khoản dồi dào của Bitcoin để tăng cường bảo mật cho các blockchain khác.
Cụ thể, Babylon cho phép users restaking Bitcoin của mình vào các Proof-of-Stake (PoS) blockchain, từ đó tăng tính bảo mật cho các blockchain này. Tất nhiên, người dùng sẽ được nhận thêm yield từ việc stake Bitcoin của họ.
Với Lorenzo, giao thức này sẽ thực hiện token hoá lượng Bitcoin được stake thành Liquid Principal Tokens (LPTs) và Yield Accruing Tokens (YATs). Mình sẽ diễn giải dễ hiểu thông qua ví dụ dưới đây nhé:
Staking thì hẳn anh em đã nghe nhiều rồi. Đây là hoạt động lock token vào 1 mạng lưới blockchain nhằm làm tăng tính bảo mật cho blockchain đó.
Tại sao việc lock token này lại làm tăng tính bảo mật cho blockchain?
Giả sử để hack được mạng blockchain Proof-of-stake (PoS) thì một thực thể phải sở hữu tối thiểu 51% lượng token đã stake trong blockchain đó.
Với blockchain lớn như Ethereum, để sở hữu 51% lượng token thì đòi hỏi phải có số tiền khổng lồ. Do vậy, khi lượng token được stake càng lớn thì ít đơn vị nào có đủ số tiền để hack, như vậy mạng sẽ được bảo mật tốt hơn.
Tuy nhiên, dễ thấy rằng việc staking sẽ làm cho anh em bị chôn vốn. Vì lý do này, rất nhiều người e ngại hoạt động stake. Vậy nên, ta cần giải pháp có tên là Liquid Staking.
Ý tưởng của Liquid Staking khá đơn giản. Ví dụ, Halley có 1 ETH và muốn stake kiếm yield. Anh ta sẽ gửi 1 ETH vào giao thức Liquid Staking nào đó.
Giao thức này sẽ stake ETH của Halley và trả lại cho anh ta 1 LST-ETH, ví dụ như nền tảng Lido là 1 stETH.
LST-ETH này có giá trị tương đương 1 ETH và Halley có thể giao dịch hoặc sử dụng nó trong các ứng dụng DeFi mà không cần đợi đến khi quá trình stake kết thúc.
Do đó, lợi ích của Liquid Staking đem lại là:
Một điểm thú vị nữa là LST có thể đóng vai trò giống như token ban đầu và tiếp tục đem stake cho các giao thức Defi khác, quá trình này gọi là Liquid Restaking.
Như vậy, anh em vừa có yield từ việc stake ETH ban đầu vừa có yield từ stake LST như stETH. Vậy tại sao lại restaking BTC ở đây?
Bitcoin là blockchain có tính bảo mật tốt nhất và thanh khoản của BTC rất dồi dào. Thay vì chỉ dùng BTC như 1 đồng coin để giao dịch, ta có thể đem BTC thực hiện 2 việc:
Và tất nhiên, BTC holder sẽ tối ưu lợi nhuận của mình. Đây chính là mục tiêu của Lorenzo Protocol.
Cơ chế hoạt động của Lorenzo như sau:
Trong trường hợp Staker muốn rút lại Bitcoin, quy trình sẽ như sau:
Quy trình khá dễ hiểu nhưng hẳn anh em sẽ đặt câu hỏi là tại sao mọi hoạt động lại đều phải thông qua Staking Agent?
Lý do là việc thanh toán đủ các token restaking Bitcoin cho Staker không phải là nhiệm vụ đơn giản.
Ví dụ, Halley thực hiện stake 10 BTC lên Lorenzo và được nhận lại 10 stBTC. Sau vài hoạt động giao dịch, lượng stBTC của Halley tăng lên thành 15 stBTC.
Khi này, anh ta muốn chốt lời bằng việc unstake. Vì sở hữu 15 stBTC nên khi unstake Halley sẽ được nhận lại 15 BTC.
Do có sự chênh lệch giữa lượng BTC được stake và unstake (5 BTC) nên hệ thống thanh toán của Lorenzo phải có khả năng lấy 5 BTC bổ sung từ các Staker khác và chuyển cho Halley.
Vậy nên, Lorenzo phải có khả năng di chuyển BTC của các Staker, nếu không thì lượng BTC sẽ không đủ để thanh toán và hệ thống sẽ gãy.
Thay vào đó, Lorenzo chọn làm việc với các Staking Agents. Đây là các tổ chức nắm giữ Bitcoin ở cả DeFi lẫn TradFi. Do có đủ thanh khoản BTC nên họ sẽ lo nhiệm vụ phát hành và thanh toán.
Điểm lưu ý là chỉ những tổ chức đủ điều kiện mới được đưa vào whitelist nhận BTC của các staker và phát hành LPT và YAT. Whitelist có thể thay đổi theo thời gian. Nếu Staking Agent vi phạm quy định, họ sẽ bị xoá khỏi danh sách này.
Thông tin đội ngũ phát triển của Lorenzo Protocol như sau:
Tính tới thời điểm viết bài, Lorenzo mới chỉ thực hiện 1 vòng IDO trên nền tảng People's Alliance.
Tại vòng này, dự án huy động được con số khiêm tốn là 1000 USD. Giá token mở bán IDO là 0.00476 USD. Số token được bán là 210,000 token.
Lorenzo Protocol là 1 dự án có cách tiếp cận khá mới mẻ trong việc quản lý thanh khoản Bitcoin và tối ưu lợi nhuận cho Staker.
Điểm hay mà mình thấy ở Lorenzo là việc phát hành LPT và YAT giúp người dùng kiếm thêm lợi nhuận từ số Bitcoin đã stake. Ví dụ như anh em có thể dùng LPT và YAT để giao dịch, làm tài sản thế chấp cho các giao thức Lending.
Dẫu vậy, Lorenzo Protocol là dự án mới nên các thông tin về token còn hạn chế, anh em có thể theo dõi và làm các nhiệm vụ stake của dự án để có cơ hội nhận airdrop.
Anh em nhận định như nào về tiềm năng của Lorenzo Protocol? Hãy để lại comment xuống dưới nhằm trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập