Hiện nay, chúng ta đang sống trong thế giới công nghệ 4.0, được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Blockchain và các loại tiền mã hóa (Crypto).
Sự biến động mạnh của các loại tiền điện tử gắn liền với nhiều thách thức kể từ năm 2009. Crypto và Blockchain ban đầu đều bị giới truyền thông gọi là bong bóng tài chính. Tuy nhiên, cả hai đã chứng tỏ sức mạnh nội tại với ứng dụng thực tiễn liên quan trực tiếp đến tiền tệ hiện đại.
Tuy nhiên, dù là người mới hay đã có nhiều năm kinh nghiệm chinh chiến trong thị trường Crypto thì bạn cũng sẽ rất bất ngờ về lịch sử của blockchain từ những năm đầu tiên đó. Vậy quá trình hình thành này có gì đáng chú ý? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu về những giai đoạn phát triển hào hùng của blockchain và Crypto thông qua bài viết này nhé!
Blockchain (tên gốc ban đầu là Chain of Blocks) là công nghệ chuỗi khối hoạt động dựa trên các node của mạng máy tính (A computer netwwork’s nodes). Được biết đến nhiều nhất với vai trò mã hóa tất cả các dữ liệu và phân chia thành nhiều khối khác nhau, sau đó kết nối lại thành một chuỗi dài liên tục.
Hơn nữa, với cấu trúc phi tập trung, các thông tin trong chuỗi được sao lưu và phân phối tự động thông qua nhiều máy chủ khác nhau đã kết nối Internet. Điều này giúp tất cả mọi người đều có quyền tham gia, dễ dàng kiểm tra thông tin giao dịch một cách minh bạch nhất.
Theo tạp chí Fortune, ở những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước đó, các nhà phát minh đã không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu thuật toán được mã hóa để có thể giải quyết vấn đề an ninh, bảo mật thông tin trên mạng Internet.
Tuy nhiên, những cố gắng này gặp phải rất nhiều khó khăn vì tác động của bên thứ ba, đặc biệt là các tội phạm chuyên truy cập phạm pháp về an ninh mạng.
Đến năm 1982, trong luận án tiến sĩ tại Đại học California, Berkeley, dựa trên ý tưởng xây dựng mạng lưới người dùng cá nhân riêng lẻ, không quen biết nhau mà vẫn tạo nên hệ thống, nhà mật mã học David Chum đã đề xuất dự án nghiên cứu “Computer Systems Established, Maintained, and Trusted by Mutually Suspicious Groups”.
Chỉ từ ý tưởng sơ khai này mà đã có rất nhiều nhà nghiên cứu nung nấu ước mơ có thể tạo ra mạng lưới Blockchain mang tên “Time-stamping” (tạm dịch Đánh dấu mốc thời gian của một sự kiện).
Năm 1991, công trình nghiên cứu "How to time-stamp a digital document" của Stuart Haber và W. Scott Stornetta ra đời. Họ nêu ra cách thức sử dụng chuỗi khối như một con dấu thời gian để xác thực tài liệu điện tử còn nguyên vẹn.
Với mục đích chính là để hỗ trợ người dùng dễ dàng tra cứu những mốc thời gian của hàng loạt sự kiện lịch sử quan trọng trong quá khứ, đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực về thời gian của tài liệu kỹ thuật số, phương pháp này cho phép đánh dấu thời điểm tài liệu được tạo ra hoặc chỉnh sửa lần cuối, ngăn chặn việc gian lận thêm hoặc bớt thời lượng.
Tuy nhiên, phương pháp Time-stamping của Stuart Haber và W. Scott Stornetta chưa thực sự đáng tin cậy. Các chuyên gia tin rằng những số liệu trong Time-stamping cần sự xác thực từ một bên thứ 3 mới có thể đảm bảo được mức độ chính xác, an toàn. Điều này tạo ra sự phụ thuộc và tiềm ẩn nguy cơ gian lận hoặc mất lòng tin nếu bên thứ ba không trung thực.
Ngoài ra, cách thức trên vẫn có khả năng bị can thiệp bởi các bên trung gian hoặc trực tiếp từ users. Người dùng có thể thay đổi những chi tiết nhỏ nhất của dữ liệu như ngày, tháng diễn ra sự kiện, dẫn đến sai lệch thông tin và gây ra hàng loạt hiểu lầm sau đó. Điều này làm liên lụy đến tính toàn vẹn và minh bạch của thông tin khi lưu trữ trên hệ thống.
Chính vì những lí do trên mà Stuart Haber và W. Scott Stornetta đã phát minh ra hệ thống mạng lưới dành riêng cho việc tối ưu Time-stamping. Và hệ thống đó mang tên "Chain of Blocks", nơi lưu giữ tất cả dữ liệu Time-stamping nhưng có tính minh bạch, không bị giám sát từ các tác nhân bên ngoài có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng data.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, năm 1979, họ nhận thấy các dữ liệu đang ngày một chồng chất và nếu chỉ mình "Chain of Blocks" đảm nhiệm thì chắc chắn sẽ không thể kham nổi hàng triệu thông tin cả trong tương lai và hiện tại.
Do đó, hai kỹ sư đã phát triển tiếp một cấu trúc hỗ trợ mang tên “Merkle Tree”. Đây là tổ hợp bao gồm các hash (hàm băm) dữ liệu giao dịch được sắp xếp dưới dạng giống sơ đồ cây phân cấp.
Cấu trúc này không chỉ tăng cường hiệu suất hoạt động mạng lưới mà còn nâng cao tính minh bạch và bảo mật, giúp lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trong cùng một không gian khối.
“Chain of Blocks” và “Merkle Tree” đã được ứng dụng trong một số hệ thống trước khi Bitcoin ra đời, ví dụ như hệ thống DigiCash của David Chaum (1983) và hệ thống b-money của Adam Back (1998). Tuy nhiên, 2 công nghệ này đã vi phạm tới một số vấn đề về pháp lý liên quan tới bằng sáng chế hết hiệu lực.
Cuối cùng, năm 2008, Satoshi Nakamoto đã ứng dụng 2 công nghệ “Chain of Blocks” và và “Merkle Tree” vào giao thức Bitcoin. Blockchain hoạt động như chuỗi các khối dữ liệu được liên kết chặt chẽ bằng mã hoá, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật. Merkle Tree giúp sắp xếp và xác minh hiệu quả các dữ liệu giao dịch. Sự kết hợp này trở thành nền tảng cho Bitcoin và mở đường cho các ứng dụng công nghệ hiện đại sau này.
Bên cạnh đó, Satoshi cũng đưa ra những cải tiến quan trọng như:
Bitcoin chính là mạng lưới đầu tiên không bị can thiệp bởi bất cứ bên trung gian nào nhưng vẫn có thể lưu trữ được toàn bộ thông tin, tránh sự chồng chất dữ liệu như 2 phương pháp của Stuart Haber và W. Scott Stornetta.
Năm 2013 là năm có rất nhiều sự kiện lớn diễn ra như:
Vì vậy, Vitalik đã rời công ty sau khi bị phản đối về ý kiến sẽ thay đổi ngôn ngữ lập trình Bitcoin. Sau đó, anh đã phát triển mạng lưới Ethereum bằng các ngôn ngữ lập trình quen thuộc, dễ dàng tiếp cận dành cho anh em developers có nhu cầu thành lập dự án riêng.
Đây không chỉ là một loại tiền mã hóa như Bitcoin mà còn là nền tảng tiên phong hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApp) và hợp đồng thông minh (smart contract). Những đổi mới này là xuất phát điểm của thị trường DeFi, mở ra cơ hội cho các nhà phát triển xây dựng dự án với ngôn ngữ lập trình linh hoạt, phục vụ cho mục đích của thị trường tài chính phi tập trung.
Dẫu vậy, BTC không gặp áp lực từ sự xuất hiện của Ethereum (ETH). Thực tế, Bitcoin tiếp tục đứng đầu thị trường với khoảng 90-95% tổng vốn hóa. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi kể từ năm 2017, thời điểm bùng nổ các đợt phát hành coin huy động vốn ICO.
Trong những năm gần đây, thế giới đang dần đón nhận Blockchain như một cuộc cách mạng công nghệ nở rộ. Kèm theo đó là hàng loạt sự kiện nổi bật như:
Ta có thể thấy rằng, Crypto dần được áp dụng và chấp nhận bởi mọi người và chính phủ. Thị trường tiền điện tử nói riêng và công nghệ Blockchain nói chung cũng đã có nhiều bước xoay chuyển nổi bật hơn.
Trên đây là một số thông tin về lịch sử phát triển của Blockchain. Hiểu được quá trình hình thành của lĩnh vực này, bạn sẽ xây dựng được nhiều niềm tin để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn hơn trong tương lai.
Qua bài viết này, bạn nghĩ sao về tiềm năng tăng trưởng của Blockchain cũng như Crypto? Liệu đây có còn là bong bóng kinh tế như các chuyên gia đã từng bình phẩm? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn xuống bên dưới và cùng thảo luận với anh em trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập