Trong thị trường Crypto, nếu không có kiến thức về Tokenomics thì mọi hành động mua bán của anh em chỉ đơn giản là theo cảm tính, bộc phát và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi đầu tư một cách mù quáng như vậy, 90% anh em sẽ gặp thất bại.
Nghiên cứu Tokenomics chính là kỹ năng quan trọng nhất đối với mỗi nhà đầu tư. Kỹ năng này giúp ta có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về giá trị thực sự của một token, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả hơn.
Trong bài viết này, TradeCoinVN sẽ hướng dẫn cho anh em cụ thể về cách phân tích Tokenomics của dự án Crypto. Bắt đầu nhé!
Ban đầu, khi tìm hiểu một token (lấy ví dụ như ARB) trên các trang Web thống kê phổ biến như Coinmarketcap hay Coingecko, anh em sẽ thấy các thông tin quan trọng sau:
Những thông tin này giúp chúng ta đánh giá một cách sơ bộ tiềm năng của token ARB, nhưng để hiểu rõ hơn giá trị thực sự của chúng thì chừng đó là không đủ. Nghiên cứu về Tokenomics dự án Arbitrum mới là những gì anh em cần làm.
Tokenomics là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các khía cạnh của một mô hình kinh tế token, bao gồm tổng cung, cung lưu thông ban đầu, cách phân phối, tiện ích sử dụng,...
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao cần nghiên cứu Tokenomics khi đầu tư Crypto?
Bởi vì Tokenomics là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị và tiềm năng phát triển của một dự án Crypto. Trong thị trường tiền điện tử, nơi các dự án mới xuất hiện liên tục và giá trị token biến động mạnh, việc hiểu rõ tokenomics của một dự án giúp đánh giá đúng giá trị thực và tiềm năng dài hạn của token. Từ đó đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và hạn chế tối đa rủi ro.
Cụ thể hơn, nghiên cứu Tokenomics sẽ giúp anh em xác định các yếu tố quan trọng như cung và cầu của token, tỷ lệ phân bổ và lịch vesting, tỷ lệ lạm phát hoặc giảm phát, và các tiện ích mà token mang lại cho hệ sinh thái của dự án.
Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng duy trì giá trị của token trong tương lai. Ví dụ, một token có tỷ lệ lạm phát cao hoặc phân bổ không hợp lý có thể gây ra tình trạng giảm giá kéo dài do nguồn cung tăng quá nhanh.
Ngoài ra, Tokenomics cũng phản ánh cam kết của đội ngũ phát triển đối với dự án. Các dự án có kế hoạch phân bổ dài hạn và cơ chế vesting chặt chẽ thường cho thấy đội ngũ phát triển có ý định gắn bó và xây dựng giá trị lâu dài, thay vì tìm cách “úp bô” nhà đầu tư từ sớm. Điều này giúp xây dựng niềm tin từ phía cộng đồng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Tóm lại, nghiên cứu tokenomics là kỹ năng không thể thiếu đối với mọi nhà đầu tư Crypto, giúp đánh giá mức độ rủi ro và tiềm năng phát triển của dự án để đạt hiệu quả hơn trong quá trình đầu tư.
Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào từng khía cạnh một khi nghiên cứu Tokenomics nhé.
Hãy thử tưởng tượng nếu 50% nguồn cung được phân bổ cho các Investor và trả 100% khi TGE, họ có thể xả token hàng loạt và biến anh em trở thành cái bô thanh khoản.
Đây là lý do tại sao Allocation & Distribution là yếu tố chính quyết định chất lượng của một Tokenomics. Nó ảnh hưởng đến sự thành công của dự án khi ra mắt (TGE) và giá trị lâu dài của token.
Có 2 cách phân phối token cơ bản:
Pre-Mined là cách phân phối theo tỷ lệ khác nhau giữa các bên liên quan, thường bao gồm:
Ngày nay, hầu hết các dự án Crypto đều áp dụng hình thức Pre-Mined nhằm thu hút và huy động vốn đầu tư, đồng thời dễ dàng kiểm soát và quản lý nguồn cung.
Thông thường, một Tokenomics tiêu chuẩn có tỷ lệ phân bổ token cho mỗi nhóm khoảng dưới 20%. Nếu bắt gặp một dự án phân bổ quá nhiều token cho một hoặc một số nhóm, đặc biệt là Investor, Team, Advisor và Partner, thì tốt nhất anh em nên có sự đề phòng.
Fair Launch là cách phân phối công bằng, tất cả mọi người đều có vị thế như nhau để sở hữu token.
Ví dụ điển hình nhất về Fair Launch là Bitcoin (BTC), tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau để đào Bitcoin từ những ngày đầu tiên, không bán hoặc phân phối riêng cho một nhóm cụ thể nào.
Tuy nhiên, ngoại trừ memecoin thì rất hiếm dự án công nghệ nào hiện nay áp dụng Fair Launch để phân phối token.
Có 3 khái niệm chính cần nắm khi xem xét lịch trả token của một dự án:
Ví dụ, một dự án có Token Release Schedule đối với nhóm Investor như sau:
Nghĩa là các Investor được nhận 10% token vào ngày TGE (01/01/2024), sau đó 12 tháng, họ mới tiếp tục được nhận 90% token còn lại. Lượng token này được trả dần hàng tháng trong vòng 48 tháng.
Đối với Token Release Schedule, TGE allocation nên dưới 15%, Cliff Period nên tối thiểu 6 tháng và Vesting Period nên kéo dài trên 3 năm để được coi là một lịch trả token hợp lý.
Nguồn cung token có thể tăng lên (lạm phát) hoặc giảm xuống (giảm phát) tùy vào cơ chế và mục tiêu của từng dự án.
Lạm phát xảy ra khi token mới được phân phối và lưu thông ngoài thị trường, lượng tăng thêm này được gọi là emission (phát hành thêm token). Emission rate (tốc độ phát hành thêm token) cao là không tốt vì nó làm tăng nguồn cung, thường dẫn đến giảm giá token.
Tuy nhiên, nếu tốc độ phát hành thêm token diễn ra chậm thì cũng không có ảnh hưởng đáng kể. Nói cách khác, một lượng nhỏ token được phát hành thêm trong một khoảng thời gian dài sẽ ít có khả năng gây ra áp lực giảm giá.
Trường hợp ngược lại, giảm phát xảy ra khi nguồn cung token giảm theo thời gian. Điều này chỉ có thể xảy ra khi một dự án mua lại token (buy back) và đốt bỏ chúng (burn) vĩnh viễn.
Thông thường, giảm nguồn cung sẽ làm tăng giá token, nhưng đây chỉ là trên lý thuyết vì còn nhiều yếu tố tác động khác. Dù vậy thì nếu Tokenomics có thêm cơ chế “buy back and burn” là một điểm cộng lớn.
Yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công của bất kỳ dự án Crypto nào chính là nhu cầu. Đây là động lực thúc đẩy mọi người mua và làm tăng giá trị token.
Ví dụ như đồng đô la, mặc dù lạm phát năm này qua năm khác nhưng mọi người vẫn cần nó để duy trì cuộc sống.
Nhìn chung, có 3 yếu tố thúc đẩy nhu cầu sở hữu token:
Chúng ta hãy đi sâu vào từng yếu tố nhé!
Khả năng lưu trữ giá trị là cốt lõi quan trọng nhất đối với bất kỳ loại tài sản Crypto nào, nhất là trong bối cảnh chúng ngày càng được công nhận rộng rãi, thậm chí được xem là công cụ chống lại lạm phát hiệu quả. Điển hình nhất chính là Bitcoin, nó được ví như là “vàng điện tử”.
Sự thật là tất cả mọi người đều mua những gì họ nghĩ sẽ kiếm được tiền!
Ngoài yếu tố công nghệ, niềm tin của cộng đồng chính là sức mạnh của Crypto. Một đồng coin, token, dự án hay bất cứ thứ gì nếu có tính cộng đồng sẽ thúc đẩy nhu cầu một cách mạnh mẽ.
Chẳng hạn như memecoin, chúng được tạo ra bởi cộng đồng, do cộng đồng sở hữu, giá trị của chúng cũng được bơm thổi chỉ vì cộng đồng.
Tùy vào cơ chế của mỗi dự án, một số tiện ích mà token mang lại cho chủ sở hữu có thể kể đến như:
Nhìn chung, token càng có nhiều tiện ích thì càng làm tăng nhu cầu sở hữu, từ đó góp phần quan trọng làm tăng giá trị token.
Tóm lại, thay vì đầu tư mù quáng do thiếu căn cứ, anh em cần đánh giá kỹ lưỡng và thực hiện nghiên cứu Tokenomics dựa trên các yếu tố sau đây:
Hãy luôn nhớ rằng dù dự án có chất lượng đến đâu, nhu cầu có cao như thế nào thì điều quan trọng là phải biết rõ những ai đang nắm giữ token và khi nào họ có thể xả hàng.
Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp mặc dù thiết kế Tokenomics xấu, nhưng token vẫn có thể tăng giá bền vững. Và ngược lại, một Tokenomics tốt không đồng nghĩa với việc token chắc chắn tăng giá.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của TradeCoinVN về kinh nghiệm nghiên cứu Tokenomics các dự án Crypto. Nếu anh em có thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn đóng góp thêm ý kiến, hãy comment xuống phía dưới để cùng nhau trao đổi nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập