Nổi bật giữa hàng trăm layer 1 (L1) trên thị trường Crypto, Monad đang là cái tên nhận được sự quan tâm rất lớn trong 1 năm trở lại. Sự chú ý của Monad khởi nguồn từ việc blockchain này gọi được số vốn khủng lên đến 244 triệu USD, đồng thời là L1 ứng dụng Parallel Execution có khả năng xử lý 10 nghìn giao dịch trên một giây.
Chính vì sự vượt trội của Monad, các dự án xây dựng bên trong hệ sinh thái cũng được hưởng lợi tương đối. Đặc biệt, phải kể đến cái tên Kintsu - nền tảng Liquid Staking cung cấp liquid staking token (LST) có khả năng tương thích cross-chain.
Vậy Kintsu hoạt động như thế nào? Dự án có những ưu điểm và nhược điểm gì? Hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Kintsu là gì?
Kintsu là một giao thức Liquid Staking thế hệ mới hiện đang hoạt động trên blockchain chính Monad và phụ là Aleph Zero. Dự án cho phép người dùng vừa tham gia vào các hoạt động bảo mật mạng lưới Proof-of-Stake, vừa hưởng lợi từ việc staking kiếm tiền.
Đồng thời, khi stake trên Kintsu, user sẽ nhận lại được LST gọi là sToken để tiếp tục tham gia vào các hoạt động DeFi hoặc các dApps khác. LST của Kintsu còn có thể tương tác qua lại trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau.
Kintsu được hoạt động như thế nào?
Quy trình staking
Người dùng nạp Gas token (native token của blockchain họ chọn stake), khởi tạo giao dịch staking với Vault Contract.
Vault sẽ kiểm tra trọng số và phân bổ Gas token vào các Nomination Pool.
Các Nomination Pool sau đó sẽ tiếp tục chuyển Gas Token đến cho các Validator để thực hiện staking trên mạng lưới blockchain.
Vault tính toán và phát hành sToken gửi tới người dùng dựa trên tỷ lệ quy đổi hiện tại. User sau đó sẽ có thể dùng sToken để tiếp tục tham gia vào các giao thức DeFi khác nhằm gia tăng thêm lợi nhuận của mình.
Quy trình unstaking
Người dùng thực hiện yêu cầu unstaking bằng cách nhập lượng sToken để quy đổi ra số Gas token muốn nhận lại. sToken này được chuyển vào Vault và bị giữ trong khoảng thời gian quy định của Batching Period.
Vault tổng hợp tất cả các yêu cầu unstake trong cùng một khoảng thời gian.
Yêu cầu unstake sẽ được gửi đến Validator và người dùng sẽ phải đợi hết Cooldown Period.
Sau khi xong thời gian Cooldown Period, người dùng sẽ nhận lại số Gas token mình yêu cầu.
Lợi ích và rủi ro mà Kintsu mang lại
Ưu điểm
Bảo mật cao: Kintsu còn tích hợp cả công nghệ Zk-Knowledge Proof và MPC (multi-party computation) để đảm bảo quyền riêng tư bảo mật của người dùng trên giao thức của mình.
Tính tương thích: sToken của Kintsu sẽ sử dụng công nghệ cross-chain tân tiến để có thể dễ dàng tích hợp và di chuyển liền mạch trên các dApps DeFi, gaming,... trong nhiều blockchain khác nhau.
Tăng cường thanh khoản: Khi stake trên Kintsu, người dùng sẽ nhận lại sToken, cho phép họ vừa stake nhận thưởng mà vẫn kiếm thêm lợi nhuận DeFi. Điều này sẽ giúp cho tài sản của user không hoàn toàn bị lock, có thể tiếp tục giao dịch, từ đó tăng cường thanh khoản cho hệ sinh thái.
Đa dạng use case: Kintsu xây dựng nhiều use case cho sToken như sử dụng để staking, swap, lending, tham gia vào các dự án gaming,... Từ đó, giúp LST của Kintsu có tính cạnh tranh, nhiều giá trị hơn so với các liquid staking token khác.
Ngưỡng tham gia thấp: Kintsu cho phép người dùng stake với bất kỳ số lượng token nào, đồng thời dự án cũng không có thời gian lock tài sản của user.
Phi tập trung: Dự án sẽ được hoạt động với nhiều Validator, đảm bảo không có sự tập trung ở một vài nhóm nhỏ. Đồng thời, người dùng sẽ tham gia trực tiếp quá trình quản trị, bầu chọn ra Validator và biểu quyết các thông số hoạt động của mạng lưới.
Validator chất lượng cao: Kintsu sẽ thiết kế một hệ thống để thu hút, chọn lọc ra các Validator uy tín. Dự án mục tiêu sẽ tăng cường tính cạnh tranh và đảm bảo an ninh, cải thiện bảo mật và hiệu suất của mạng lưới nhờ vào bộ Validator của mình.
Rủi ro
Mặc dù dịch vụ/sản phẩm của Kintsu có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, người dùng cũng cần nhận thức một số rủi ro tiềm ẩn như sau:
Biến động giá: Giá trị tài sản được staking và sToken sẽ dao động lên xuống, điều này có thể giúp user kiếm được lợi nhuận hoặc cũng sẽ khiến họ thua lỗ.
Rủi ro bảo mật: Mặc dù Kintsu đã trang bị nhiều công nghệ bảo mật tiên tiến, tuy nhiên, không loại trừ khả năng bị tấn công. Chính vì vậy, user nên lựa chọn chiến lược và công cụ quản lý tài sản của mình.
Rủi ro từ smart contract: Kintsu đã tiến hành audit kỹ lưỡng cho giao thức của mình, tuy nhiên vẫn có khả năng smart contract gặp bug trong quá trình hoạt động dẫn đến tổn thất cho người dùng.
Đội ngũ dự án
Team
Kintsu được thành lập bởi Stephen Novenstern, vị founder có nhiều kinh nghiệm trong thị trường truyền thống. Stephen từng làm việc tại một số công ty như Print & Digital Sales, Rocket Fuel Inc. AcurityAds Inc.
Stephen đã có gần 2 năm kinh nghiệm làm việc tại Crypto khi đầu quân cho dự án Pangolin Exchange, vị trí Head of Strategy. Đến tháng 07/2023, Stephen thành lập nên Kintsu.
Advisor
Updating…
Nhà đầu tư và đối tác
Các vòng gọi vốn
Kintsu đã gọi vốn thành công vòng Seed của mình với số tiền 4 triệu USD. Vòng này được dẫn đầu bởi quỹ Castle Island Ventures. Ngoài ra, còn có sự tham gia của nhiều VCs trong ngành như Animoca Brands, CMS Holdings, Brvan Howard Digital, CMT Digital,...
Bên cạnh đó, Kintsu còn nhận được sự ủng hộ và đầu tư của nhiều nhà đầu tư thiên thần là các founders cũng như builders từ nhiều dự án. Nổi bật có thể kể tên đến như Robinson Burkey (Wormhole), Marin Tvrdic (Lido), Chris Hermida (Switchboard),...
Nhà đầu tư & Đối tác
Sau một khoảng thời gian ngắn phát triển, Kintsu đã công bố quan hệ đối tác với nhiều dự án lớn và nhỏ. Nổi bật trong đó có Versatus, Validation Cloud, Abax Prototol, HaHa Wallet, Switchboard,...
Kintsu Tokenomics
Token Key Metrics
Token name: Kintsu
Ticker: Updating…
Blockchain: Monad, Aleph Zero
Token contract: Updating…
Loại token: Updating…
Token supply: Updating…
Circulating supply: Updating…
Giá token: Updating…
Market cap: Updating…
TGE: Updating…
Token Use Case
Updating…
Token Allocation
Updating…
Token Release Schedule
Updating…
Roadmap
Dự án chưa cập nhật roadmap mới nhất trong năm 2024 của mình.
Nhận định cá nhân & tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án Kintsu. Về tổng quan, dự án hoạt động tương tự như các giao thức Liquid Staking khác.
Tuy nhiên, điểm giúp Kintsu khác biệt hơn so với các đối thủ là LST sToken có thể hoạt động trên nhiều blockchain khác nhau, giúp người dùng dễ dàng tối ưu hoá lợi nhuận. Bên cạnh đó, dự án cũng chú trọng trong việc bảo vệ người dùng và tài sản của họ khi tận dụng các công nghệ như ZK Knowledge và MPC để tăng cường bảo mật trên giao thức của mình.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần thêm thời gian để đưa ra những đánh giá chính xác hơn về Kintsu vì hiện dự án vẫn đang trong giai đoạn testnet trên Aleph Zero và chưa chính thức hoạt động trên Monad.
Những nhận định trên đều mang ý kiến cá nhân của mình. Còn bạn, bạn đánh giá như thế nào về tiềm năng của dự án này trong tương lai? Liệu Kintsu có thể trở thành dự án Liquid Staking có TVL lớn nhất trên Monad? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với thành viên cộng đồng TradeCoinVN bằng cách để lại bình luận ở phía dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập