Bảo mật và quyền riêng tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của cả cá nhân và các tổ chức. Chúng ta đểu nói với nhau rằng công nghệ blockchain sẽ giúp cho hoạt động giao dịch trở nên minh bạch và an toàn hơn. Tuy nhiên, chính sự minh bạch này lại đặt ra một thách thức lớn về bảo mật thông tin cá nhân.
Do vậy, phát triển giải pháp giúp bảo mật quyền riêng tư trên các dự án blockchain là vô cùng cần thiết. Tính privacy trên blockchain ở đây anh em cần hiểu rộng hơn là không chỉ đơn thuần là thực hiện ẩn danh các giao dịch mà còn phải đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ toàn diện.
Hana Network là 1 trong những dự án chuyên mảng Privacy đáp ứng được điều đó. Vậy có gì nổi bật từ Hana Network? Tiềm năng của dự án này như thế nào? Anh em hãy cùng TradeCoinVN tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Hana Network là gì?
Hana Network (HANA) là Layer-0 cung cấp các giải pháp privacy cho các chain khác nhau. Dự án được phát triển dựa trên Cosmos SDK và Tendermint, đồng thời sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS).
Trang chủ dự án Hana Network
Anh em có thể đặt câu hỏi tại sao các dự án blockchain cần tới privacy? Có 3 lý do chính như sau:
Giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân: Khi thực hiện giao dịch trên blockchain, các thông tin như số tiền, địa chỉ và thời gian giao dịch đều được ghi lại trên sổ cái và có thể bị theo dõi bởi bất kỳ ai. Chính vì thông tin được public nên thông tin cá nhân và tài chính của người dùng có thể bị lộ và bị khai thác cho mục đích xấu. Vì vậy, cần có 1 blockchain được thiết kế để đảm bảo tính privacy cho dữ liệu người dùng.
Tuân thủ các quy định pháp lý: Bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định rất khắt khe tại nhiều quốc gia. Đặc biệt, trong các dự án mà liên quan đến RWA thì các yêu cầu này lại càng chặt chẽ hơn nữa. Vậy nên, các module của blockchain cần đảm bảo tính bảo mật và privacy cho dữ liệu của người dùng.
Tăng sự chấp nhận của người dùng cho các dự án crypto: Đảm bảo được vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư cho người dùng là nhu cầu cấp thiết. Đạt được điều này sẽ giúp cho các dự án Crypto tiếp cận được nhiều người dùng hơn. Từ đó tiến thêm được 1 bước trong chu trình hướng tới “Mass Adoption".
Cách tiếp cận của Hana Network
Như mình đã trình bày ở trên, mục tiêu của Hana Network là đảm bảo tính bảo mật cho blockchain. Để đạt được điều này, Hana Network đã có những cách thức giải quyết như sau:
Các blockchain hiện nay (thậm chí cả Bitcoin) có thể kết nối với Hana Network để tăng tính privacy. Anh em có thể hiểu là, các blockchain không cần phải thay đổi gì về mặt kiến trúc, chỉ cần kết nối với Hana là hoàn toàn có thể đảm bảo về privacy.
Là blockchain Layer 0 nên Hana Network hỗ trợ tương tác cross-chain, giúp cho hoạt động giao dịch trở nên liền mạch và nhanh chóng.
Khác với Tornado Cash, Hana Network cung cấp các giải pháp bảo mật tuân thủ quy định pháp lý. Từ đó tránh đi theo bước xe đổ tiếp tay cho hacker DeFi rửa tiền như Tornado Cash.
Một số tính năng nổi bật của Hana Network như Viewing key, cho phép người dùng chứng minh được nguồn gốc của 1 giao dịch rút tiền, từ đó hạn chế được vấn đề rửa tiền. Trong trường hợp muốn giữ giao dịch của mình private, người dùng có thể xoá thông tin giao dịch.
Hana Network mang đến trải nghiệm đơn giản, dễ dàng. Các ví hoặc dApps có thể kết nối với Hana SDK và thực hiện các giao dịch privacy.
Nhờ đó, users sẽ thực hiện được các giao dịch mà không cần hiểu quá nhiều về công nghệ của Hana. Ở khía cạnh nhà phát triển, anh em developers có thể tích hợp các tính năng của Hana vào sản phẩm của mình một cách nhanh chóng.
Hana Network hoạt động như thế nào?
Kiến trúc tổng quan của Hana Network
Hình trên mô tả dễ hiểu về vai trò của Hana Network trong toàn bộ quá trình giao dịch của người dùng. Bình thường khi thực hiện giao dịch, anh em sẽ phải tương tác trực tiếp với BaseLayer, bao gồm các blockchain Layer-1, Layer-2. Khi này, thông tin giao dịch của anh em là hoàn toàn công khai, bất kỳ ai cũng có thể theo dõi được.
Ngược lại, khi đi qua lớp trung gian là Hana Network, các giao dịch của anh em sẽ được đảm bảo tính riêng tư. Đặc biệt, vì là 1 layer trung gian nên các blockchain Layer1, Layer-2 ở dưới sẽ không phải thay đổi gì nhiều về cấu trúc cũng như cách xử lý tác vụ.
Cơ chế hoạt động của Hana Network
Vậy cụ thể, Hana Network hoạt động như thế nào?
Proof-of-stake (PoS) là cơ chế đồng thuận của Hana Network và nó follow quy trình như sau:
Người dùng stake ETH hoặc BTC lên Hana Network.
Hana đóng vai trò là trung gian nhận ETH hoặc BTC từ người dùng và chuyển lên các nền tảng tương ứng (EigenLayer cho ETH và Babylon cho BTC). Đối với EigenLayer, Hana còn có thể chọn stake các LRTs (Liquid Restaking Tokens) và LSTs (Liquid Staking Tokens)
Khi này, vì là 1 PoS blockchain nên Hana sẽ được tăng tính bảo mật từ EigenLayer thông qua dịch vụ xác minh Ethos và từ Babylon thông qua IBC (Inter-Blockchain Communication). Đây là giao thức giúp Hana và Babylon cũng như EigenLayer có thể đồng bộ dữ liệu giao dịch hiệu quả và an toàn.
Vai trò của Babylon giữa Bitcoin và Blockchain PoS
Việc càng nhiều người dùng thực hiện stake tài sản trên Hana sẽ mang lại những lợi ích sau:
Lượng thanh khoản được stake cũng làm tăng kích thước của Privacy Pool. Kích thước Privacy Pool càng lớn thì hiệu quả bảo mật càng cao.
Tối ưu lợi nhuận từ Hana, EigenLayer và Babylon. Không chỉ Hana, TVL của EigenLayer và Babylon cũng được tăng lên.
Không chỉ giải quyết các vấn đề về tính bảo mật và privacy, Hana Network còn đơn giản hoá việc tương tác giữa các dApps và các blockchain Layer1/Layer2. Để thực hiện việc này, Hana Network sẽ đứng giữa, vận chuyển và xử lý yêu cầu giữa dApp và các blockchain, anh em có thể quan sát hình dưới.
Hana Network đóng vai trò là Consumer Centric Layer
Bên cạnh đó, dự án cũng sử dụng 1 phương pháp được gọi là Chain Abstraction. Đây cũng là phương pháp được Near Protocol triển khai trong thời gian gần đây. Về cơ bản, anh em có thể hiểu đây là cơ chế đơn giản hoá mọi thao tác phức tạp với blockchain. Thậm chí còn dễ dàng như sử dụng mobile app thường ngày vậy.
Hướng dẫn săn airdrop dự án
Vì là 1 dự án mới nên Hana Network đang chạy các chương trình thực hiện nhiệm vụ để thu hút user.
Đầu tiên, anh em có thể chạy testnet dự án, quy trình như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản Hana Gateway
Đăng ký tài khoản Hana Gateway
Bước 2: Sau khi đăng ký thành công, test token sẽ được tự động chuyển vào tài khoản của anh em, quá trình này có thể diễn ra trong 2-3 phút
Nhận test tokens sau khi đăng ký thành công
Bước 3: Anh em có thể thực hiện các giao dịch giả định tại mục Transfer. Đừng quên sử dụng test token vừa được nhận ở bước 2 để thực hiện giao dịch
Thực hiện giao dịch
Bước 4: Thực hiện bước 3 thường xuyên và chờ đợi các tính năng mới xuất hiện ở mục Use
Xuất hiện tính năng Use
Đội ngũ phát triển
Updating…
Thông tin nhà đầu tư
Updating…
Hana Network Tokenomics
Token Key Metrics
Token Name: Hana Network
Ticker: HANA
Blockchain: Updating…
Address: Updating…
Loại token: Updating…
Token supply: Updating…
Circulating supply: Updating…
Giá token: Updating…
Market cap: Updating…
TGE: Updating…
Token Allocation
Updating…
Lịch phát hành token Hana Network
Updating…
Token Use Cases
Updating…
Roadmap
Một số cột mốc mà Hana Network đã đạt được trong thời gian qua như sau:
Trên testnet, Hana Network đã đạt được 2.4 triệu giao dịch và được tin dùng tại nhiều quốc gia khác nhau. Dự kiến số lượng người dùng testnet và khối lượng giao dịch sẽ tiếp tục tăng khi Hana Network chuẩn bị cho ra mắt mainnet.
Số lượng giao dịch trên Hana Network
Hana Network nhận được feedback tích cực của người dùng trong 1 khảo sát vào tháng 5.
Hana Network nhận được feedback tích cực từ người dùng
Dự án cũng được nhắc đến trong hệ sinh thái Babylon Chain.
Hana Network được nhắc tới trong hệ sinh thái Babylon
Dưới đây là một số công việc được Hana dự định thực hiện trong thời gian tới.
Roadmap trong thời gian tới của Hana Network
Ra mắt tài liệu dự án
Phần thưởng cho người tham gia Testnet
Ra mắt Mainnet
Giới thiệu game thẻ bài cho người dùng tham gia restaking
Game thẻ bài cho người dùng tham gia Restaking
Tổng kết
Hana Network là dự án hỗ trợ tính privacy cho các dự án crypto với cơ chế hoạt động khá cơ bản và gắn liền với Babylon và EigenLayer.
Đây là 1 mối quan hệ cộng sinh giúp cho cả 3 dự án đều phát triển TVL đều đặn qua thời gian. Một điểm nổi bật khác là Hana có thể dễ dàng tích hợp với các dApp khác nhau thông qua Hana SDK. Đây là 1 điều kiện tốt giúp Hana có 1 lượng người dùng tăng trưởng nhanh trong tương lai.
Vì đang ở trong giai đoạn sơ khai nên anh em có thể thực hiện trải nghiệm dự án, làm các nhiệm vụ như được hướng dẫn trong bài viết để có thể tăng cơ hội nhận airdrop của dự án nhé!
Anh em nhận định như nào về tiềm năng của Hana Network? Hãy để comment xuống dưới để trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tiền của mình, chúc các bạn thành công!
Bình luận
Đăng nhập