Funding Rate là thuật ngữ phổ biến trong các hình thức giao dịch đòn bẩy ở thị trường crypto. Việc hiểu rõ Funding Rate giúp ích rất nhiều cho các traders trong quá trình tối ưu PnL của một vị thế lệnh.
Bên cạnh đó, Funding Rate còn giúp nắm bắt xu hướng của thị trường, từ đó đưa ra các quyết định giao dịch chính xác hơn.
Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu những đặc điểm đáng chú ý của thuật ngữ Funding Rate nhé!
Funding Rate (hay được gọi là phí Funding) được hiểu là mức phí thanh toán định kỳ giữa 2 bên Mua (vị thế Long) và Bán (vị thế Short) trong giao dịch các hợp đồng Perpetual Futures của thị trường Crypto.
Chỉ số này được tính dựa trên sự chênh lệch giá của một loại tài sản giữa thị trường Spot và thị trường Futures. Để dễ hiểu bạn có thể đọc phần giải nghĩa tiếp theo của Funding Rate dương và Funding Rate âm.
Trong điều kiện thị trường tăng giá (bullish) thì sẽ có nhiều nhà đầu tư mở vị thế Long/Buy khiến cho giá của hợp đồng Futures cao hơn giá Spot. Từ đó, khi đến thời hạn Funding Rate thì phe Long/Buy phải trả phí Funding Rate cho phe Short/Sell, ta gọi là Funding Rate dương.
Trong điều kiện thị trường giảm giá (bearish) thì sẽ có nhiều nhà đầu tư mở vị thế Short/Sell khiến cho giá của hợp đồng Futures thấp hơn giá Spot. Từ đó, khi đến thời hạn Funding Rate thì phe Short/Sell phải trả phí Funding Rate cho phe Buy/Long, ta gọi là Funding Rate âm.
Một số thuật ngữ khác liên quan đến Funding Rate:
Funding Rate được tạo thành bởi hai yếu tố chính là mức lãi suất và phí bảo hiểm.
Mức lãi suất được quy định bởi từng sàn giao dịch khi người dùng tham gia mua/bán các loại hợp đồng tương lai. Mức phí này phụ thuộc thỏa thuận của sàn và các bên cung cấp thanh khoản cho từng loại tài sản. Ta có thể lấy ví dụ mức lãi suất tại Binance Futures hiện tại là 0.03%/ngày (0.01% cho mỗi 8 tiếng).
Trong khi đó, mức phí bảo hiểm sẽ được linh hoạt thay đổi tùy vào sự chênh lệch giữa giá của hợp đồng Perpetual Futures và giá mark (giá đánh dấu). Sự chênh lệch cao hay thấp này sẽ tỷ lệ thuận với mức phí bảo hiểm tùy vào điều kiện thị trường.
Mức phí bảo hiểm chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh giá của hợp đồng Perpetual Futures hội tụ với giá mark nhất có thể để đảm bảo quyền lợi cho trader.
Funding Rate được sinh ra nhằm mục đích duy trì sự cân bằng giữa giá của các hợp đồng Futures và giá của thị trường thực tế (hay còn gọi là Spot trong crypto).
Ở một số thị trường tài chính khác, có tồn tại mốc thời gian đáo hạn của các hợp đồng tương lai. Điển hình như ở thị trường Forex & CFDs, phí đáo hạn hợp đồng giao dịch Vàng thậm chí còn tăng lên gấp 3 lần vào ngày thứ 4 định kỳ trong tuần.
Sự tăng phí đột biến này xuất phát từ một vài đặc tính vận hành khác biệt của các sàn Forex & CFDs cùng với các bên cung cấp thanh khoản.
Các hợp đồng giao dịch của các sàn Forex & CFDs vẫn có những thời điểm hết hạn và sẽ cần phải thay hợp đồng mới, đây cũng chính là lúc xuất hiện những khoảng GAP trên biểu đồ giá. Tuy nhiên, với Perpetual Futures trong crypto, nhà đầu tư có thể giữ một vị thế lệnh vô thời hạn mà không cần phải quan tâm đến việc thay đổi hợp đồng mới.
Bên cạnh đó, sự có mặt của Funding rate còn góp phần thể hiện mức giá chính xác của các hợp đồng Futures, duy trì và ổn định tính thanh khoản của thị trường.
Funding Rate cũng là một công cụ thể hiện tâm lý thị trường khá thiết thực. Trong các giai đoạn bullish, funding rate dương thể hiện có nhiều vị thế Mua/Long đang được mở, phản ánh sự lạc quan của thị trường.
Ở chiều ngược lại, nếu Funding Rate âm thì có nhiều vị thế Bán/Short đang được mở thể hiện tâm lý lo sợ của nhà đầu tư.
Tùy thuộc vào đặc tính hoạt động của mỗi sàn giao dịch mà thời điểm tính Funding Fee cũng khác nhau. Ta có thể lấy ví dụ sàn Binance làm chuẩn với mốc thời gian được tính phí funding là 8 tiếng/ lần ở các khung 07h00, 15h00 và 23h00.
Tuy nhiên, ở một số thời điểm market biến động mạnh, với những cặp giao dịch có Funding Rate cao, Binance sẽ tính phí mỗi 2 tiếng/lần. Hoặc với các sàn PerpDEX tiêu biểu như dYdX thì mức phí funding sẽ được tính 1 tiếng/1 lần.
Một điểm đáng lưu ý với các nhà đầu tư, nếu họ đóng vị thế trước giờ quy định, họ sẽ không trả/nhận bất kỳ mức funding fee nào.
Đã có nhiều nhà đầu tư tận dụng các thời điểm Funding Rate này để mở vị thế lệnh có lợi theo xu hướng để kiếm lời từ phí funding. Tuy nhiên, hành động này khá rủi ro vì chênh lệch giá giữa các thị trường đã gần sát nhau hơn.
Phí Funding được tính toán khá đơn giản xoay quanh 3 yếu tố chính gồm Funding Fee, Funding Rate và Tổng giá trị vị thế lệnh theo công thức:
Funding Fee = Tổng giá trị vị thế lệnh x Funding Rate (%)
Ví dụ bạn mở một vị thế Long BTC với mức ký quỹ là 100 USD (giá vốn) và sử dụng đòn bẩy x10 thì tổng giá trị vị thế lệnh của bạn sẽ là 1,000 USD.
Tiếp đến, bạn theo dõi Funding Rate hiện tại của cặp giao dịch BTC/USDT trên sàn Binance đang là -0.035% thì từ đó có thể suy ra:
1,000 * -0.035% = -0.35 USD
Nghĩa là bạn sẽ nhận được 0.35 USD từ bên Bán/Short và phe Bán/Short cũng mất 0.35 USD khi tới khung giờ quy định.
Trên thị trường, các traders có nhiều kinh nghiệm vẫn tận dụng xu thế của thị trường để kiếm thêm 1 phần lợi nhuận từ Funding Rate. Để thực hiện việc này, các trader sẽ mở 1 vị thế mua bên Spot và mở 1 vị thế bán bên Futures với volume bằng nhau.
Đây gọi là hình thức hedging cũng khá phổ biến ở các thị trường tài chính, tuy nhiên, nó chỉ hiệu quả khi thị trường có xu hướng bullish. Bạn có thể đọc qua ví dụ sau để hiểu rõ hơn. BTC sau khi breakout đã xác nhận xu hướng tăng giá, Trader A liền thực hiện lệnh mua Spot $10,000, đồng thời mở vị thế Short bên Futures cũng với volume $10,000.
Lúc này, BTC tiếp tục tăng thì thị trường futures thường sẽ có Funding Rate dương đồng nghĩa Trader A sẽ nhận được phần tiền phí Funding và phần lợi nhuận từ lệnh mua Spot ban đầu.
Đây là một case study của member TradeCoinVN sau khi kết hợp Funding Rate với phân tích kỹ thuật để vào lệnh.
Cụ thể, token STMX sau khi pump mạnh vào ngày 23/07/2023 thì đã có pha điều chỉnh mạnh. Member này quyết định mở lệnh Long STMX tại mức giá $0.00575 với các lý do sau:
Kết quả là:
Thành viên này tiếp tục nhồi thêm lệnh và chốt lời lệnh Long của mình ở mức giá $0.0065 bonus thêm mức phí Funding do phe Short trả vào lúc 16h45 ngày 28/07/2023.
Theo quan điểm cá nhân mình, bạn này đã thắng lệnh nhờ nắm rõ nguyên lý Funding Rate kết hợp cùng phân tích kỹ thuật khá tốt. Tuy nhiên, đó là trong điều kiện thị trường bình thường. Sự thật là vẫn có rất nhiều case thua lỗ vì biến động mạnh giật lên xuống chóng mặt của đường giá, đặc biệt là trong biên độ ngắn như case bên trên.
Thế nên, phương pháp kiếm lợi nhuận từ Funding Rate chỉ phù hợp với những trader nhiều năm kinh nghiệm. Mình không khuyến khích tham gia kiếm lợi nhuận theo hình thức này nhé.
Với vị thế là sàn CEX top 1 thế giới, Binance là sự lựa chọn hàng đầu của các trader với mức phí hợp lý. Bạn có thể cập nhật thường xuyên tỷ lệ Funding Rate của các cặp giao dịch phổ biến nhất thị trường tại trang Crypto Future Market của của Binance.
Sau Binance, OKX là một trong những sàn có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới nhờ vào các ưu điểm thanh khoản sâu, giao diện thân thiện cũng như đa dạng cặp giao dịch.
Nếu muốn sử dụng OKX để thực hiện các giao dịch Perpetual Futures, bạn có thể theo dõi bảng Funding Rate được cập nhật thường xuyên tại đây.
Bên cạnh 2 sàn top đầu trên, nền tảng Coinglass cũng rất tiện ích khi tổng hợp đầy đủ mức Funding Rate của cả sàn CEX và sàn DEX.
Tuy nhiên, ở một vài thời điểm, các thông số này cũng có thể lệch đôi chút với với trang thống kê chính thống của sàn. Các bạn có thể tham khảo bảng Funding Rate được liệt kê tại đây.
Một nền tảng thống kê chuyên biệt khác về Open Interest và Funding Rate là Coinalyze. Tuy nhiên, khác với Coinglass thì Coinalyze lại mang tính chất thống kê trung bình toàn thị trường hơn là phân chia theo từng sàn riêng biệt. Bạn có thể check bảng thống kê của Coinalyze tại đây.
Về bản chất, Funding Rate chỉ nên được xem là một yếu tố để chúng ta đánh giá xu hướng của thị trường thay vì là một ngách trading kiếm lợi nhuận. Độ phức tạp của Funding Rate đòi hỏi không chỉ kiến thức mà còn cả trải nghiệm khi biến động giá lên xuống chóng mặt là điều thường xuyên xảy ra ở thị trường Crypto.
Bạn đã hiểu rõ về cách mà Funding Rate hoạt động chưa? Nếu còn câu hỏi thắc mắc thì hãy để lại bình luận xuống dưới để cùng trao đổi với các thành viên trong cộng đồng TradeCoinVN nhé.
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc anh em thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập