Trong giai đoạn 2 năm trở lại đây, Layer 2 (L2) đã có sự phát triển vượt bật. Minh chứng rõ ràng qua việc TVL của toàn bộ hệ sinh thái này đã vượt qua con số 42 tỷ USD (tính đến tháng 06/2024).
Song song với sự phát triển ấy, nhiều vấn đề và thách thức mới cũng được sinh ra. Đặc biệt, trong bối cảnh các Layer 2/ Rollup lớn hiện nay đều cần tới một thành phần vô cùng quan trọng là Sequencers.
Đa số các dự án L2 hiện tại tự vận hành Sequencers của riêng mình, hay còn gọi Centralized Sequencers. Điều này đã đi ngược với “kim chỉ nam" Decentralized (tính phi tập trung) của Ethereum.
Một số giải pháp đã được ra đời nhằm cải thiện vấn đề trên , trong đó nổi bật có Shared Sequencers với dự án trọng điểm Espresso Systems. Cái tên đang gây xôn xao những ngày gần đây khi vừa thực hiện thành công vòng gọi vốn Series B lead bởi a16z.
Vậy Espresso Systems là gì? Dự án này có gì đặc biệt? Hãy cùng TradecoinVN tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Espresso Systems là một dự án cơ sở hạ tầng middleware, cung cấp giải pháp Shared Sequencer (tạm dịch là Trình sắp xếp) phi tập trung. Mạng lưới này sẽ hoạt động bằng cách tách riêng hai quá trình là sắp xếp giao dịch (ordering) và thực thi (execution).
Cụ thể hơn, Espresso cung cấp Shared Sequencer, là nhóm có nhiệm vụ sắp xếp các giao dịch cho các đối tượng như Layer 2. Ý tưởng này tương tự như dịch vụ lớp Data Availability mà một số dự án như Celestia, EigenDA hiện tại đang làm.
Sequencers là một bộ phận trong cơ chế hoạt động của các Layer 2, có trách nhiệm chọn các giao dịch từ mempool (nơi chứa các transaction đang chờ xử lý) và sắp xếp thứ tự của chúng. Sau đó, Sequencers tổng hợp giao dịch thành batch (lô) và gửi về lại cho Layer 1 Ethereum.
Hiện Sequencers được chia thành nhiều loại với các cách triển khai khác nhau, cụ thể gồm:
Ethereum được biết đến là hệ sinh thái lớn nhất crypto hiện tại. Tuy nhiên, vì blockspace (không gian khối) hạn chế của nó đã gây nên tình trạng nghẽn mạng, dẫn đến phí gas bị đội lên cực kì cao, suy giảm trầm trọng trải nghiệm người dùng.
Kể từ 2020, Rollup Centric roadmap trở thành đường lối phát triển chính của Ethereum, tập trung cải thiện vấn đề mở rộng bằng các giải pháp Layer 2/ Rollup.
Ý tưởng chính của các L2 là tách riêng quá trình xử lý transaction cho các Rollup phụ trách, trong khi Layer 1 Ethereum chỉ có nhiệm vụ xác nhận lại trạng thái giao dịch.
Tuy nhiên, cách hoạt động này lại đặt ra câu hỏi về cách thực hiện và thứ tự của các giao dịch.
Đáng chú ý, hầu hết các Layer 2 lớn hiện tại đều theo hướng tiếp cận Centralized Sequencers của riêng từng dự án. Việc này gây ra nhiều vấn đề quan trọng như:
Từ các vấn đề trên đã tạo ra nhu cầu về các hướng tiếp cận khác cho Sequencer. Shared Sequencers nổi lên như một giải pháp vô hiệu quả tiên tiến, đặt nền móng cho sự ra đời của dự án Espresso.
Thiết kế của Espresso Systems được cấu tạo bởi hai thành phần chính gồm:
HotShot Consensus là một giao thức đồng thuận được xây dựng dựa trên HotStuff, có tính phân cấp, không cần cấp phép cho sự tham gia vào các mạng lưới sequencer của Espresso.
Đây là giao thức đồng thuận được Espresso tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến gần đây như Verifiable Information Dispersal (VID),... để tăng cường hiệu suất và độ tin cậy.
HotShot Consensus cung cấp thông lượng cao, khả năng xác nhận giao dịch nhanh chóng, đồng thời vẫn duy trì được tính bảo mật và tính hoạt động liên tục của hệ thống.
Để đạt được điều này, HotShot sẽ sử dụng mô hình bảo mật của Proof-Of-Stake (PoS) với mạng lưới gồm rất nhiều validator node cùng hoạt động.
Tiramisu Data Availability là giải pháp cung cấp DA Layer giá rẻ mà vẫn đảm bảo tính sẵn có dữ liệu của Espresso Systems.
Lớp DA này được phát triển dựa trên 3 thành phần chính gồm:
Hệ sinh thái Espresso đã và đang phát triển với nhiều đối tác cũng như là dự án thuộc nhiều mảng khác nhau. Chi tiết hơn có thể kể đến:
Espresso Systems được thành lập bởi một đội ngũ dày dặn kinh nghiệm gồm nhiều. Cụ thể, những thành viên viên thuộc core team gồm:
Updating…
Espresso Systems đã gọi vốn thành công tổng cộng 60 triệu USD thông qua các vòng Funding Rounds, với sự tham gia của rất nhiều quỹ lớn trong thị trường crypto. Chi tiết hơn:
Tổng quan có thể thấy Espresso Systems nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các quỹ đầu tư hàng đầu với ý tưởng của mình.
Trong giai đoạn thị trường “khát vốn" năm 2022, Espresso vẫn dễ dàng gọi được hơn 32 triệu USD ngay trong vòng Seed. Đáng nói, có tới 3 quỹ top 1 cùng dẫn đầu, thể hiện rõ sự kỳ vọng của VC vào Espresso Systems.
Sau một giai đoạn phát triển sản phẩm thì Espresso cũng đã công bố quan hệ đối tác với nhiều dự án trọng điểm. Trong đó nổi bật có AggLayer, Acrosss Protocol, Offchain Labs, Caldera, EigenLayer,...
Dự kiến sắp tới, số lượng dự án hợp tác với Espresso Systems sẽ tăng mạnh hơn nữa khi chính thức triển khai tích hợp thêm với nhiều L2.
Có 2 cách để add ví Metamask, cụ thể:
Bước 1: Truy cập đường link https://milan.caldera.dev/
Bước 2: Chọn Add To Metamask, sau đó kết nối ví của bạn và mạng Milan testnet sẽ tự động được thêm.
Một số trường hợp không thực hiện được cách add thủ công như trên thì có thể thực hiện thêm mạng thủ công bằng các bước như sau:
Bước 1: Mở ví Metamask → nhấn vào góc trái ví → chọn “Add Network" để bắt đầu thêm mạng
Bước 2: Sau khi được điều hướng sang giao diện khác → chọn “Add a network manually"
Bước 3: Điền các thông số mạng Milan testnet như ảnh ở phía dưới
Để có thể tiếp tục tham gia trải nghiệm dự án, anh em cần token ETH mạng Sepolia để làm phí gas.
Bước 1: Truy cập đường link milan.caldera.dev/faucet
Bước 2: Dán địa chỉ ví vào ô Address.
Bước 3: Ấn chọn Request Tokens.
Nếu không faucet được token thì anh em có tham khảo một số link như sau:
Hiện tại, Espresso Systems đang triển khai theo roadmap trong đó có 3 giai đoạn chính như sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin về Espresso Systems. Dự án cung cấp giải pháp Shared Sequencers cho các Layer 2.
Như đã được mình đề cập trong bối cảnh phía trên, Layer 2 đang gặp vấn đề cần phải thay đổi trong hướng tiếp cận trong mạng lưới Sequencers của mình. Thay vì sử dụng Centralized Sequencers thì Decentralized Sequencers hay đặc biệt là Shared Sequencers được đánh giá cao hơn rất nhiều.
Giải pháp Shared Sequencers của Espresso Systems sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu tìm một mạng lưới sequencers rẻ nhưng vẫn đảm bảo được thông lượng cao, bảo mật tốt để gia tăng trải nghiệm người dùng trên mạng lưới của các Layer 2.
Có thể thấy sản phẩm của Espresso Systems có thể trở thành một PMF (Product market fit) mới cho hệ sinh thái L2 đang phát triển hùng mạnh. Đặc biệt, trong tương lai sắp tới khi từ khóa này dần trở nên phổ biến hơn và các end-user bắt đầu nhận thức được tính cần thiết của nó.
Những nhận định trên đều mang ý kiến cá nhân của mình. Còn bạn nghĩ sao về tiềm năng của dự án này trong tương lai? Liệu Espresso Systems sẽ trở thành nền tảng cung cấp giải pháp Shared Sequencers top 1 trong thị trường crypto sắp tới? Hãy cùng để lại bình luận để chia sẻ cùng TradeCoinVN thêm nhiều góc nhìn hơn ở phía bên dưới nhé!
Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Anh em chỉ nên tham khảo và tự mình tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Hãy là nhà đầu tư có trách nhiệm với tài sản của mình, chúc các bạn thành công!
© Copyright By TradeCoinVN 2022. All Rights Reserved
Bình luận
Đăng nhập